Đặc điểm và phân loại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 60 - 65)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm và phân loại

3.1.2.1. Đặc điểm

* Chất lượng lao động quản lý thấp

Theo báo cáo của Cục Thống kê Điện Biên về trình độ chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 thì trong tổng số 712 doanh nghiệp có 30,1% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và cao đẳng, 35,8% chủ doanh nghiệp có trình độ trung cấp, 23,5% chủ doanh nghiệp có trình độ sơ cấp và 10,6% chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo.

Bảng 3.2. Trình độ của các chủ DNVVN tỉnh Điện Biên đã qua đào tạo

SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) DNTN 52 15,6 138 41,3 75 22,4 69 20,6 CTCP 78 44,5 65 37,1 29 16,6 3 1,2 CTTNHH 84 41,3 52 25,6 63 31 4 1,9 Tổng cộng 214 30,1 255 35,8 167 23,5 76 10,6

(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên)

Ngoài ra, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp… và kỹ năng quản trị kinh doanh. Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp, …

* Máy móc, thiết bị còn lạc hậu

Cũng theo báo cáo của Cục Thống kê Điện Biên năm 2010 hiện nay đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang sử dụng máy móc, thiết bị còn lạc hậu cụ thể như sau: có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 - 1960, 73% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang, …và theo Cục Thống kê Điện Biên thì máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ có 10% hiện đại, 40% trung bình và 50% là lạc hậu và rất lạc hậu, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2%, việc đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chi phí khoảng 0,2% - 0,3% tổng doanh thu.

* Thị trường kinh doanh nhỏ, năng lực cạnh tranh kém

Một trong những hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên là vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang duy trì những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chất lượng không cao và chủ yếu dựa trên lợi thế chi phí nhân công rẻ, những sản phẩm của doanh nghiệp còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên tiêu thụ sản phẩm ở thành phố, huyện, thị trong tỉnh như: thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, huyện Tủa Chùa, huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Trà, huyện Điện Biên, huyện Mường Nhé, huyện Tuần Giáo. Ngoài ra, có

một số doanh nghiệp đã mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu nông sản, một số doanh nghiệp xây dựng đã mở rộng thị trường sang nước bạn Lào, tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu nhưng số lượng này không lớn. Những doanh nghiệp xuất khẩu thường kinh doanh những mặt hàng có lợi nhuận thấp, dễ ra nhập thị trường đặc điểm của những sản phẩm này là dưới dạng thô, mới qua sơ chế.

Ngoài ra, do mang nặng các tính chất của một nền sản xuất nhỏ, phân tán cho nên khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp rơi vào tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trên thương trường, trong số đó, không ít doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh.

* Có sự chênh lệch về phân bố địa điểm, hình thức pháp lý và lĩnh vực kinh doanh Sự phân bố địa điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên là không đều. Các doanh nghiệp chỉ tập trung vào những khu vực đông dân cư, dọc trục quốc lộ 6, đặc biệt là khu vực thành phố. Sự phân bố theo địa lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2007 - 2011 được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân bố theo địa lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên

Đơn vị: Doanh nghiệp

Đơn vị hành chính 2007 2008 2009 2010 2011 Điện Biên Phủ 305 412 501 568 589 Mường Lay 5 12 8 12 12 Mường Ang 4 4 9 10 10 Mường Trà 8 8 9 9 10 Mường Nhé 10 10 15 17 17 Điện Biên 12 12 18 15 20

Điện Biên Đông 25 28 35 41 42

Tuần Giáo 18 30 48 40 40

(Nguồn: Cục Thống kê Điện Biên)

Qua bảng 3.3 trong giai đoạn từ 2007 đến năm 2011 thì số doanh nghiệp tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ chiếm hơn 80% vì đây là địa điểm du lịch, là trung tâm hành chính tập trung nhiều dân, công chức, khách du lịch, ...Các doanh nghiệp ở đây chủ yếu kinh doanh các lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, xây dựng, vận tải, ăn uống, …Số doanh nghiệp còn lại tập trung tại các thị trấn, thị tứ trong huyện với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh xây dựng, nông nghiệp và khai khoáng, …

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điên Biên chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và hoạt động phần lớn ở lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng.

3.1.2.2. Phân loại

Việc phân loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Điện Biên theo các tiêu chí khác nhau sẽ giúp các cơ quan chức năng có thể theo dõi, quan lý và có những chính sách tác động đúng thời điểm, hợp lý giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, ổn định hơn.

* Phân loại theo hình thức pháp lý

Theo tiêu chí này thì các doanh nghiệp được chia thành 3 loại hình: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, trên địa bàn tỉnh không có công ty hợp danh hoạt động. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường cùng với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì các loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đang phát huy được ưu điểm, số lượng các doanh nghiệp này tăng dần lên qua các năm và được thể hiện trong bảng số liệu 3.4.

Bảng 3.4: Phân loại doanh nghiệp theo hình thức pháp lý trong giai đoạn 2007 - 2011 Hình thức pháp lý 2007 2008Số doanh nghiệp2009 2010 2011

1. Công ty cổ phần 79 114 152 175 183

2. Công ty TNHH 95 134 171 203 212

3. Doanh nghiệp tư nhân 214 268 320 334 345

Tổng cộng 388 516 643 712 740

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Theo bảng số liệu 3.4 từ năm 2007 đến năm 2011 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo hình thức pháp lý có sự biến đổi như sau:

* Công ty cổ phần tăng trung bình: 32,9%/năm đây là tỷ tăng khá cao, loại hình công ty này cũng đóng góp khá lớn đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Điện Biên.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn tăng trung bình: 30,7%/năm đây cũng là một tỷ tăng khá cao so với các loại hình doanh nghiệp khác.

* Doanh nghiệp tư nhân tăng trung bình: 15,3%/năm nếu so sánh với hai loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn thì tỷ lệ tăng về số lượng của các doanh nghiệp tư nhân chậm hơn. Kết quả này được lý giải vì do nên kinh tế nói riêng và kinh tế thế giới nói chung bị ảnh hưởng của khủng hoảng

kinh tế toàn cầu, do có tính chất trách nhiệm vô hạn nên hình thức này dần ít được lựa chọn khi tiến hành đăng ký kinh doanh.

* Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh

Theo tiêu thức phân loại này các doanh nghiệp được chia thành các lĩnh vực sau: lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản, lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ. Trong những năm gần đây cùng với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp và Dịch vụ không ngừng tăng với tốc độ cao, các doanh nghiệp Nông nghiệp tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Số liệu cụ thể các doanh nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Phân chia doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn 2007 - 2011 Ngành nghề kinh doanh Số doanh nghiệp

2007 2008 2009 2010 2011

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 35 58 81 84 90

2. Công nghiệp và xây dựng 213 275 332 372 377

3. Thương mại và dịch vụ 140 183 230 256 273

Tổng cộng 388 516 643 712 740

(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Điện Biên)

Theo số liệu trên thì số doanh nghiệp vừa và nhỏ Điện Biên phân theo ngành nghề kinh doanh có sự biến đổi như sau:

* Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng trung bình: 39,2%/năm đây là tốc độ tăng khá cao do chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh nhằm tạo việc làm và khai thác lợi thế địa phương.

* Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng tăng trung bình: 19,2%/năm. Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì hoạt động trong lĩnh vực này có lợi nhuận kỳ vọng cao nếu biết quản lý, tận dụng lợi thế địa phương và khai thác triệt để thị trường.

* Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ tăng trung bình: 23,7%/năm. Qua số liệu này cho biết việc giao lưu, buôn bán, trao đổi

hàng hóa đã được cải thiện, người tiêu dùng có điều kiện được tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa hơn và có nhiều lựa chọn hơn.

* Phân loại theo khu vực kinh tế

Theo tiêu thức phân loại này thì các doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại tỉnh Điện Biên các doanh nghiệp không thuộc quyền sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không có riêng năm 2010 mới xuất hiện một doanh nghiệp. Số lượng và tỷ trọng các doanh nghiệp qua các năm được trình bày chi tiết tại bảng số liệu 3.6.

Bảng 3.6: Phân chia doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 2007 - 2011

Khu vực kinh tế Số doanh nghiệp

2007 2008 2009 2010 2011

1. Doanh nghiệp nhà nước 70 79 79 84 88

2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước 318 437 564 627 651

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0 0 0 1 1

Tổng số 388 516 643 712 740

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Điện Biên)

Theo bảng số liệu 3.6 thì các doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng ít trong tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, xây dựng và một số ngành nghề chủ chốt cần sự điều tiết của Nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số điều này cũng phần nào phản ánh đúng chính sách kinh tế nhiều thành phần mà Đảng đã đề ra. Do đặc thù là một tỉnh miền núi giao thông đi lại không thuận lợi nên trên địa bàn tỉnh hầu như không có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho đến thời điểm hiện nay chỉ có một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w