- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
3.3.2.2. Nguyên nhân
Là một tỉnh miền núi phía Bắc, lại nằm ở điểm cuối cùng của quốc lộ 6 nên việc giao lưu vận chuyển hàng hóa rất khó khăn. Hiện nay, tỉnh Điện Biên có mật độ đường bộ bao gồm cả đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các đường xã của Điện Biên là 0,15 km/km2 và chiều dài mà quốc lộ 6 đi qua tỉnh Điện Biên là 95 km. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ tại Điện Biên không đa dạng, chất lượng thấp, hay có hiện tượng sạt lở, ít đường lánh nạn trong mùa mưa, bão trong khi mọi vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ Điện Biên đi các tỉnh và từ các tỉnh Điện Biên chủ yếu là qua quốc lộ 6, tại tỉnh chưa có tuyến đường sắt đi qua, không vận chuyển được bằng đường thủy, đường hàng không chỉ dành để phục vụ hành khách nên chi phí vận chuyển hàng hóa khá cao, ngoài ra do đường núi quanh co, nhiều đèo dốc lên rủi ro cho việc vận chuyển lớn vấn đề này cũng làm tăng chi phí của các doanh nghiệp. Các tuyến đường liên huyện từ thành phố Điện Biên Phủ đi các huyện chủ yếu là đường cấp phối, chưa dải nhựa hoặc bê tông, diện tích bề mặt đường nhỏ, mạng lưới đường đi đến các xã trong huyện phần lớn ôtô không vào được điều này gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, máy móc và nguyên vật liệu dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao, hàng hóa đi vào các địa phương không đa dạng, chưa kích thích tối đa nhu cầu của người dân, không đáp ứng kịp thời. Nguồn điện chính phục vụ sản xuất, tiêu dùng của tỉnh Điện Biên từ điện lưới 110 KV quốc gia. Toàn tỉnh có tuyến đường dây 110 KV dài 110 km, tuyến dây 35 KV dài 214 km, tuyến đường dân 0,4 KV dài 2800 km. Số điện thương phẩm đạt 425 triệu KWh. Tuy nhiên, hiện nay lưới điên quốc gia chưa đến được một số xã, tình trạng cắt điện luân phiên liên tục xảy ra, có nhiều thời điểm các doanh nghiệp liên tục thiếu điện sản
xuất ảnh hưởng lớn đến chi phí tiền lương, không tận dụng công suất máy, không tận dụng được những thời điểm kinh doanh thuận lợi làm cho hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng giảm. Hiện nay, hệ thống cáp quang, các mạng (LAN) của các Sở, Ban, Ngành chưa thực sự phát triển, điều này dẫn tới mọi liên lạc, báo cáo, công văn, phê duyệt, hướng dẫn giữa các cấp giải quyết chậm gây ra tổn thất chi phí lớn, quản lý thông tin không khoa học, chậm trễ trong việc ra quyết định, quá trình chuyển tải thông tin không đồng nhất.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh đã hướng công việc kinh doanh theo thị trường. Tuy nhiên, lối kinh doanh nhỏ lẻ, truyền thống, chộp giật, manh mún, thiếu cái nhìn dài hạn vẫn còn ăn sâu trong tâm trí chủ các doanh nghiệp. Điều này được chứng minh các sản phẩm của các doanh nghiệp tỉnh Điện Biên chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh, người tiêu dùng cả nước rất ít biết đến các thương hiệu tại Điện Biên, chưa có một sản phẩm Công nghiệp - Dịch vụ nào được xây dựng thương hiệu một cách bài bản, chỉ có một số sản phẩm Nông nghiệp được cả nước biết đến như: Gà đen Tủa Chùa, gạo tám Điện Biên, chè cây cao Tủa chùa, … nhưng các sản phẩm này cũng chưa được tỉnh và doanh nghiệp quan tâm triệt để trong vấn đề xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Trung tâm xúc tiến thương mại (XTTM) chưa tích cực tham mưu giúp Sở Công thương, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn, chưa thực sự nghiên cứu, đề xuất các chính sách cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp. Các cuộc hội chợ tổ chức tại huyện vùng cao, huyện có cửa khẩu với hai nước bạn Lào, Trung Quốc mang nặng tính hình thức nên chưa thực sự tạo tiền đề cho việc hình thành, phát triển thị trường hàng hóa, phát triển hệ thống chợ nông thôn, chợ phiên. Trên tuyến biên giới tỉnh Điện Biên và các tỉnh: Luông Pra Băng, Phoong Sa Ly, U Đôm Say có Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, Cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc và nhiều lối mở khác nhưng hoạt động giao thương ở đây chưa thực sự tấp lập, sầm uất. Chính vì nguyên nhân này làm cho các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra không tiêu thụ được, tiêu thụ với tốc độ chậm, quy mô tiêu thụ không lớn, giá trị tiêu thụ không cao dẫn tới doanh thu và lợi nhuận tăng với tốc độ
chậm, giá trị không lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
Trình độ lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm tại các doanh nghiệp là không cao. Theo báo cáo của Cục thống kê Điện Biên về trình độ chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên năm 2010 thì trong tổng số 712 doanh nghiệp có 30,1% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và cao đẳng, 35,8% chủ doanh nghiệp có trình độ trung cấp, 23,5% chủ doanh nghiệp có trình độ sơ cấp và 10,6% chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo. Thực trạng này dẫn đến các phương án sản xuất kinh doanh sẽ không thực sự hữu hiệu, việc bố trí các khâu, các giai đoạn sản xuất không thực sự khoa học, việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh, bố trí cơ cấu vốn không hợp lý, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng, …và sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu,… Do đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Điện Biên là không hợp lý. Trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản tỷ lệ đầu tư cho vốn cố định quá cao gần 80% dẫn đến không tận dụng hết công suất của các tài sản, tăng chi phí sản xuất trong khi vốn lưu động chỉ có 20% điều này làm cho các doanh nghiệp khó có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh. Trong lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng thì vốn đầu tư cho tài sản cố định thấp chỉ chiếm gần 57% dẫn tới thiếu máy móc không làm tăng được năng suất làm doanh thu và lợi nhuận giảm. Trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ tỷ lệ đầu tư cho vốn lưu động quá cao chiếm gần 70% trong khi vốn cố định chiếm hơn 30% điều này làm cho các doanh nghiệp khó có khả năng cao năng suất và chất lượng do sự áp dụng khoa học kỹ thuật ít.
Cũng theo báo cáo của Cục Thống kê Điện Biên năm 2010, hiện nay, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang sử dụng máy móc, thiết bị còn lạc hậu 76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 - 1960, 73% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang… Tóm lại, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ có 10% hiện đại, 40% trung bình và 50% là lạc hậu và rất lạc hậu, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có
2%, việc đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chi phí khoảng 0,2% - 0,3% tổng doanh thu. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp không tiết kiệm được nguyên vật liệu, chi phí bảo trì, bảo dưỡng lớn, không nâng cao được năng suất dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng không cao.
Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên thì các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động, do một số lĩnh vực kinh doanh có tính chất thời vụ nên việc quản lý hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, do năng lực của bộ máy quản trị có hạn nên việc xác định lượng tồn kho tối ưu là rất khó, hàng bán của doanh nghiệp thường bị chiếm dụng vốn mà điển hình nhất nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai khoáng, thực trạng trên cũng là nguyên nhân làm hạn chế khả năng kinh doanh, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp, làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước tại tỉnh Điện Biên chiếm khoảng 12% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này chủ yếu là kinh doanh trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản, đại đa số các doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, chưa thực sự nhạy bén và chủ động tìm kiếm thị trường, còn nặng tư tưởng bao cấp. Trong năm 2011 số doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ khoảng 5.541.673.000 VNĐ. Việc đầu tư các nguồn vốn tại các doanh nghiệp này chưa thực sự khoa học biểu hiện là cơ cấu vốn của các doanh nghiệp này không hợp lý, thường nặng về đầu tư vốn cố định. Mặt khác, vốn cố định của các doanh nghiệp thường được dùng đầu tư nhiều vào những tài sản cố định không trực tiếp tạo ra sản phẩm như: nhà xưởng, kho bãi, … điều này đã làm sức sản xuất của vốn cố định trong các doanh nghiệp này, đặc biệt là lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản kém hơn rất nhiều so với cả nước. Có những tài sản cố định trực tiếp tạo ra sản phẩm thì được mua theo hai hướng khác nhau một là: hiện đại quá dẫn tới người lao động và quản lý không đủ trình độ để làm chủ công nghệ, hai là: lạc hậu quá dẫn đến công suất kém không hiệu quả. Thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Điện Biên. Trong thời gian tới tỉnh Điện Biên cần có những biện pháp tích
cực để tạo động lực giúp các doanh nghiệp Nhà nước tại tỉnh Điện Biên kinh doanh hiệu quả hơn.
Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên huy động nguồn vốn chính để tiến hành sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 80% là qua vốn tự có, vốn nội bộ và vay tín dụng ngân hàng các nguồn huy động khác chiếm khoảng 20% như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng thương mại, ... Chính vì thực trạng này làm cho quy mô vốn của các doanh nghiệp nhỏ, không có điều kiện để tài trợ cho các dự án dài hạn cần nguồn vốn lớn, chi phí sử dụng vốn cao dẫn tới hiệu quả sử dụng các nguồn vốn kém, điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên.
3.4. Các giải pháp mà tỉnh Điện Biên đã áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.4.1. Lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản
Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, lâm nghiệp và đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Tiếp tục đầu tư cho các công trình thuỷ nông, kiên cố hoá kênh mương, các công trình phục vụ phòng chống bão lụt và hạ tầng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp. Quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với việc xây dựng các cơ sở chế biến. Nghiên cứu thực hiện chế độ bảo hiểm với người cung cấp nguyên liệu. Hỗ trợ cung cấp vật tư đầu vào sản xuất, chuyển giao kỹ thuật mới. Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tay nghề.
Ưu tiên đầu tư từ ngân sách tỉnh cho việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học, hình thành các khu sản xuất nông nghiệp chế biến lâm sản, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đầu tư thỏa đáng cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề cho nông dân, tăng cường đầu tư cung cấp thông tin cho nông dân.
Tăng cường quản lý về giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Khuyến khích nông dân dồn ghép ruộng đất, dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật đất đai.
3.4.2. Lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng
Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển công nghiệp trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước, ...Ưu tiên cho các khu, cụm có nhiều doanh nghiệp đã hình thành, tiếp tục xây dựng các tuyến đường quan trọng vừa đáp ứng yêu cầu giao thông vừa phục vụ phát triển khu vực trọng điểm.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phù hợp với pháp luật, hình thành hành lang pháp lý đầu tư thông thoáng, chú ý vừa thu hút đầu tư, vừa điều tiết đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư quá tập trung vào một vùng dẫn đến quá tải về hạ tầng, gây những bức xúc về xã hội và môi trường, đồng thời tạo hạt nhân phát triển ở mỗi vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.
Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp trên địa bàn, trong dân cư và tỉnh ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đẩy mạnh các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh, tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường.
Hiện đại hoá từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp hiện có, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ.
3.4.3. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ
Tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với sản lượng lớn và chất lượng cao, từ đó có hướng đầu tư một cách thoả đáng cho lĩnh vực này.
Đổi mới chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp, mở rộng hệ thống thu thập và xử lý thông tin thị trường trong nước và thế giới để cung cấp cho các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận với công nghệ hiện đại và tiên tiến, thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hoá của các doanh nghiệp thương mại.
Phá bỏ các hạn chế gia nhập thị trường, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, nghiên cứu đề ra các biện pháp chính sách phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN