Đối với lĩnh vực Nông Lâm Thủy sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 29 - 144)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng - Đối với lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ

Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết, tiếp cận lĩnh vực sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên, phân tích số liệu một cách logic và hệ thống, luận văn đã đạt được các kết quả cơ bản sau:

Tóm tắt những công trình nghiên cứu cơ bản trong nước đã thực hiện có liên quan đến đề tài, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế cơ bản của công trình đó và những đóng góp cơ bản của đề tài.

Hệ thống hóa được về mặt lí luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Khẳng định được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời cho thấy tính tất yếu khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng trong các doanh nghiệp.

Nghiên cứu, và phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007 - 2011. Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Điện Biên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên.

1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, bất kì một doanh nghiệp nào muốn hoạt động và đứng vững trên thị trường thì một trong những điều kiện đầu tiên, cần thiết là phải có vốn và phải luôn đảm bảo có đủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là điều kiện để thực hiện các hoạt động tạo nguồn lực, vì thế các chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất - kinh doanh chỉ trở thành hiện thực nếu được đảm bảo bằng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề quan tâm của mọi doanh nghiệp và nó đã trở thành nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc phát triển tốt loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế mà còn tạo sự ổn định về chính trị - xã hội thông qua việc tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, tăng phúc lợi xã hội, …Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn, loại hình hoạt động đa dạng, dễ thích ứng với sự biến động của thị trường, tương đối phù hợp với trình độ quản lý kinh doanh của phần lớn chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Một trong những biện pháp để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này vươn lên trong nền kinh tế thị trường là các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình. Xuất phát từ vấn đề trên, để góp phần đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên và đưa ra một số giải pháp hợp lý bán sát đúng thực trạng, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của luận văn

2.1. Mục tiêu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

điểm còn hạn chế của việc sử dụng vốn.

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Điện Biên.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Về không gian: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc quản lý của tỉnh Điện Biên và nằm trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong đề tài được nghiên cứu từ năm 2007 - 2011.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Phương pháp thu thập số liệu:

Tác giả sẽ tiến hành thu thập các báo cáo, niên giám thống kê của Cục Thống kê Điện Biên, Tổng cục Thống kê, các chuyên đề, tạp trí, sách chuyên khảo về về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ được công khai chính thức trong và ngoài nước.

* Phương pháp tổng hợp số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp với sự giúp đỡ của phần mềm excel…

* Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nguồn thông tin số liệu thu thập được luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh theo không gian và theo thời gian, phương pháp thay thế liên hoàn để rút ra các kết luận cần thiết.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương 2: Cơ sở lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận văn

Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề mà rất nhiều các tổ chức, ban ngành quan tâm không riêng gì các doanh nghiệp. Làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn là một câu hỏi lớn. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn trong các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyên đề, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp cụ thể nói chung và cho các ngành, lĩnh vực nói riêng:

Cụ thể tác giả đã tìm hiểu được một số công trình nghiên cứu sau:

1. Đàm Văn Huệ (2006), “Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Tác giả đã tổng hợp các lý luận về huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung. Tuy nhiên, đây là một công trình nghiên cứu tổng quan chung, cung cấp lý luận chứ không đi sâu phân tích một đối tượng, thực trạng cụ thể.

2. Nguyễn Thị Mai Anh (2005),“Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội”, luận văn thạc sĩ , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trong luận văn thạc sĩ này tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ cơ sở lý luận tác giả tiến hành phân tích thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà nội, sau đó đưa ra các đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp này. Luận văn này tác giả sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong đó có những chỉ tiêu đưa vào không cần thiết, trong luân văn tác giả không nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

3. Phan Thị Thanh Giang (2007), “Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.

Trong luận văn tác giả đã khái quát những lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn và nguồn vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách thức huy động vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, số liệu phân tích trong luận văn chủ yếu là phân tích định tính, một số nhận xét, ý kiến của tác giả không có số liệu minh chứng nên tính thuyết phục không cao. Ngoài ra, tác giả quá tập trung nghiên cứu về vấn đề huy động vốn còn vấn đề sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như tác giả không đề cập tới.

4. Nguyễn Phi Hà (2007),“Hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng vốn của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đề tài nghiên cứu các hình thức huy động và sử dụng vốn đặc trưng của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn với kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Thông qua quá trình huy động và sử dụng vốn hiện nay của Tổng công ty để phân tích những mặt được và những mặt còn hạn chế. Tuy nhiên, luận án này tác giả chỉ nghiên cứu về một lĩnh vực huy động và sử dụng vốn thuộc ngành viễn thông. Luận án này tác giả không nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

5. Hoàng Văn Hùng (2008),“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trong luận văn thạc sĩ này tác giả đưa gia các đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn trong các đơn vi hành chính sự nghiệp cụ thể là các đơn vị y tế Bắc Ninh, đối tượng không phải là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi

nhuận. Vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tác giả không đề cập tới.

6. Trần Hồ Lan (2003), "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam", luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam. Trong luận văn tác giả đã đưa ra khá đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn từ đó đã làm rõ được thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam và đưa ra được các giải pháp khá hợp lý. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung thì luận văn không nghiên cứu đến.

7. Lê Thị Liên (1998),“Một số giải pháp nhằm huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho các dự án đầu tư ở các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Luận văn đã đưa ra phần cơ sở lý luận khá đầy đủ về huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho các dự án đầu tư, đặc biệt tập trung vào hoạt động huy động vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ở phần đánh giá thực trạng tác giả phân tích còn rất sơ sài, chỉ mới dừng lại ở mức độ mô tả, đặc biệt chưa có sự phân tích sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng cũng như những hạn chế và tồn tại của công tác huy động vốn trung và dài hạn các dự án đầu tư ở các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế các giải pháp tác giả đưa ra chưa trọng tâm để giải quyết một cách triệt để các hạn chế và tồn tại về công tác huy động vốn cho các dự án đầu tư ở các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ thành phố Đà Nẵng.

8. Lê Thị Lan Phương (2006), “Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty TNHH Niềm tin - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trong luận văn tác giả đã tập trung vào phân tích, đánh giá khá cụ thể về thực trạng huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Niềm Tin. Từ việc phân tích thực trạng về tình hình huy động vốn, tác giả cũng đã sử dụng các chỉ

tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty. Đặc biệt tác giả cũng chỉ ra được các hạn chế về công tác huy động vốn và chỉ ra các nguyên nhân gây mất hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Tuy nhiên các giải pháp tác giả đưa ra lại chưa tập trung vào việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn mà chỉ ở mức độ chung chung và chưa có tính thuyết phục.

1.2. Hướng nghiên cứu của luận văn

Thông qua kết quả đánh giá nghiên cứu tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tác giả nhận thấy cần thiết phải bổ xung và hoàn thiện thêm về lý luận cũng như thực tiễn về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đề tài mà tác giả chọn sẽ đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2007 - 2011.

Việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Điện Biên” cho đến thời điểm hiện nay chưa có một tác giả nào nghiên cứu? Đề tài sẽ không bị trùng lặp, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một căn cứ hữu ích cho các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các tỉnh lân cận có chung đặc điểm.

Luận văn sẽ nghiên cứu theo hướng sau:

- Hệ thống lại cơ sở lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Điện Biên thông qua các chỉ tiêu phân tích qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

- Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHO 2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới

Tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là dựa vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Nhìn chung, các nước trên thế giới sử dụng hai nhóm tiêu thức phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượngđể định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ .

Tiêu chí định tính dựa trên đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nhóm tiêu thức này thường chỉ được dùng làm cơ sở tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô doanh nghiệp.

Tiêu chí định lượng thường bao gồm các nhóm chỉ tiêu về: số lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận. Trong đó vốn và số lao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 29 - 144)