Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 126 - 136)

- Đối với lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng

4.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên

4.2.1. Các giải pháp chung cho các doanh nghiệp

4.2.1.1. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí

* Cơ sở của giải pháp

Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như: bến xe, sân bay, …Cơ sở hạ tầng tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí gián tiếp trong kinh doanh, những nơi nào có cơ sở hạ tầng tốt thì nguồn vốn đầu tư sẽ chảy vào nơi đó nhiều.

Mật độ đường bộ bao gồm cả đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các đường xã của Điện Biên là 0,15 km/km2 được xếp vào mức trung bình của các tỉnh Tây Bắc. Hiện nay Trung ương đã hoàn thành xong quốc lộ 6 đi qua tỉnh Điện Biên với chiều dài 95 km. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ tại Điện Biên không đa dạng, chất lượng thấp, hay có hiện tượng sạt lở, ít đường lánh nạn trong mùa mưa, bão. Nguồn điện chính phục vụ sản xuất, tiêu dùng của tỉnh Điện Biên từ điện lưới

110 KV quốc gia. Toàn tỉnh có tuyến đường dây 110 KV dài 110 km, tuyến dây 35 KV dài 214 km, tuyến đường dân 0,4 KV dài 2800 km. Số điện thương phẩm đạt 425 triệu KWh. Hệ thống điện cung cấp hay bị gián đoạn, không đủ năng lượng sản xuất vào những lúc cao điểm hoặc lúc cần chớp thời cơ. Hiện nay các trung tâm tích trữ dữ liệu của tỉnh, hệ thống cáp quang, các mạng LAN của các sở, ban, ngành chưa thực sự phát triển, điều này dẫn tới mọi liên lạc, báo cáo, công văn, phê duyệt, hướng dẫn giữa các cấp giải quyết chậm gây ra tổn thất chi phí lớn. Tất cả các thực trạng trên làm cho tốc độ cung ứng chậm, chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ mua ngoài cao, sản lượng không đạt tối đa, hàng hóa không đa dạng, phong phú. Vì vậy, giải pháp đưa ra là đẩy mạnh xây dựng, tu bổ, hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới điện, nước, viễn thông cung cấp cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

* Nội dung của giải pháp

Tỉnh Điện Biên cần có chính sách ưu tiên nguồn vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông từ khu vực trung tâm tới các cặp cửa khẩu chính, phụ. Hiện nay, tuyến đường tới các cặp cửa khẩu chưa thực sự được thông thương, nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân 2 nước buôn bán trao đổi hàng hóa cả mùa khô và mùa mưa. Do đó, hoạt động xúc tiến thương mại bị hạn chế.

Nâng cấp, cải tạo tuyến đường quốc lộ 6 nếu cần khắc phục hoặc sửa chữa thì tỉnh nên kiến nghị ngay với Trung ương để kịp thời sử lý. Cần làm thêm nhiều đường lánh nạn trên đèo Pha Đin.

Nâng cấp quốc lộ 279 đoạn đi sang Than Uyên - Lai Châu có mặt cắt 36,5m, đoạn từ km13 - km25 đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.

Tỉnh Điện Biên nên tập trung cải tạo và nâng cấp lại các trục đường giao thông chính trong toàn tỉnh như tuyến Tuần Giáo - Tủa Chùa, Thành phố Điện Biên Phủ - Mường Lay, Thành phố Điện Biên Phủ - Điện Biên Đông, ….

Nâng cấp, hoàn chỉnh tất cả các tuyến đường nội thị thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay đạt tiêu chuẩn đường đô thị có lớp mặt bê tông áp phan và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông trong đô thị Điện Biên Phủ.

Quy hoạch, quản lý và bảo vệ tốt hành lang giao thông liên xã, liên thôn, nâng cấp tạo điều kiện kết nối dễ dàng và thuận tiện giữa các điểm dân cư, cố gắng cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn ở các đường giao thông quan trọng.

Nâng cấp 10 bến xe hiện có gồm: bến xe thành Phố Điện Biên Phủ, bến xe Thị xã Mường Lay, bến xe Tuần Giáo, bến xe Điện Biên Đông, …. Đồng thời hoàn thiện các trạm đỗ xe, các điểm đỗ xe tĩnh ở các trung tâm thành phố Điện Biên Phủ để dần dần đưa hoạt động vận tải vào nề nếp, giảm thiểu tai nạn giao thông và tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Chú trọng quản lý, bảo vệ nguồn nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững, ổn định và lâu dài. Điện Biên có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu không quy hoạch khai thác và bảo vệ trên cơ sở phối hợp giữa các địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh thuộc lưu vực các nguồn nước thì nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm, giảm khả năng cung cấp và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả tỉnh.

Tích cực liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để đầu tư xây dựng nhà máy sử lý nước đặc biệt là các dự án của ngân hàng thế giới (WB), dự án JACA của Nhật để đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của dân và sản xuất của các doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và tin học hoá các công đoạn bưu chính, phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử.

Duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích: * Thông tin cứu hoả.

* Thông tin cứu nạn, cấp cứu y tế.

* Thông tin hỗ trợ cấp cứu y tế tại chỗ. * Thông tin phòng chống thiên tai. * Thông tin tư vấn sản xuất và đời sống. * Thông tin thị trường.

Đối với các xã chưa có lưới điện vào thì tỉnh nên có chính sách hỗ trợ đầu tư ngay để tạo điều kiện cho sinh hoạt của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp.

Mở rộng các tuyến đường giao thương với nước bạn Lào để tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa hai nước từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

* Điều kiện thực hiện giải pháp

Đây là giải pháp mang tính vĩ mô ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp nên việc thực hiện được đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh Điện Biên, nếu tỉnh quan tâm đến vấn đề này thì đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện, các doanh nghiệp giao thương nguyên vật liệu, hàng hóa và sản xuất được thuận lợi từ đó góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

* Kết quả khi giải pháp được thực hiện

Khi giải pháp được áp dụng sẽ góp phần giảm chi phí tiêu thụ, chi phí dịch vụ mua ngoài từ đó có cơ sở giảm giá bán và nâng cao được năng lực cạnh tranh. Khi đó các doanh nghiệp sẽ có hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.

4.2.1.2. Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp

* Cơ sở của giải pháp

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao là kết quả đầu ra của các doanh nghiệp thấp, kết quả đầu ra thấp có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có vấn đề về marketing, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên làm công tác marketing rất kém, ít linh hoạt với biến đổi của thị trường và kinh doanh trong thị trường nhỏ, hẹp.

Từ cuối năm 2008 đến nay, do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động lớn đến nền kinh tế trong nước nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị xuất khẩu giảm, ảnh hưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trực tiếp đến việc làm, đời sống nhân dân. Hiện nay, Trung tâm xúc tiến thương mại (XTTM) chưa tích cực tham mưu giúp Sở Công thương, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn, chưa thực sự nghiên cứu, đề xuất các chính sách cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp. Đơn vị này rất ít tổ chức và tìm cách nâng cao chất lượng các cuộc hội chợ triển lãm nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, đại lý tiêu thụ, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết phát triển sản xuất kinh doanh. Các cuộc hội chợ tổ chức tại huyện vùng cao, huyện có cửa khẩu với hai nước bạn Lào, Trung Quốc mang nặng tính hình thức nên chưa thực sự tạo tiền đề cho việc hình thành, phát triển thị trường hàng hóa, phát triển hệ thống chợ nông thôn, chợ phiên. Do đó, việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sẽ là cầu nối để doanh nghiệp xích lại gần nhau, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, ...từ đó mới làm tăng được lượng hàng hóa bán ra và tăng doanh thu của doanh nghiệp.

* Nội dung của giải pháp

Trung tâm xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công thương của tỉnh nên tích cực tổ chức các hội chợ thương mại để giới thiệu các sản phẩm cho người tiêu dùng biết từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ của người tiêu dùng.

Ngoài sự hỗ trợ về mặt cơ chế của Nhà nước, muốn khẳng định chỗ đứng trên thị trường, nhất thiết các doanh nghiệp phải xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm hàng hóa cho riêng mình. Tỉnh Điện Biên có gạo khá nổi tiếng, giống như một số mặt hàng chè Tân Cương, vải Thanh Hà, rượu Vang Đà Lạt... Gạo Điện Biên khá quen thuộc với người tiêu dùng tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, thủ đô Hà Nội, ...do đó xây dựng, phát triển thương hiệu gạo Điện Biên là việc làm cấp thiết hiện nay.

Ngoài ra, chè Shan tuyết (Tủa Chùa) cũng là sản phẩm độc đáo riêng. UBND tỉnh nên giao cho Sở Công thương thiết kế nhãn hiệu chè Shan tuyết Tủa Chùa, đồng thời thực hiện các giải pháp nâng cao kỹ thuật chế biến, đẩy mạnh tuyên

truyền, quảng bá nhằm đưa chè thành mặt hàng đặc sản có chất lượng tốt, nâng cao giá trị trên thị trường.

Thời buổi bùng nổ thông tin, nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên phải hình thành và phát triển thương mại điện tử. Dựa vào tính ưu việt của công nghệ thông tin, phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rộng, các doanh nghiệp làm quen giao dịch, trao đổi thông tin qua mạng internet, giảm tối đa chi phí, thời gian đi lại. Phương thức kinh doanh thuận lợi, văn minh, hiện đại, phát triển thương mại điện tử đang là xu thế khách quan của các quốc gia phát triển trên thế giới.

Cần đẩy mạnh hợp tác để phát triển mạng lưới chợ biên giới, nâng cấp một số cửa khẩu quan trọng tạo điều kiện tốt việc thông thương hàng hóa được thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục xuất, nhập khẩu cũng như giảm thiểu các loại phí và lệ phí cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động thương mại biên giới với các nước bạn.

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì ngoài chất lượng các công trình đảm bảo phải có mối quan hệ tốt với các chủ công trình mà các chủ công trình ở đây chủ yếu là các cơ quan Nhà nước trong và ngoài tỉnh thậm trí ngoài nước do đó các doanh nghiệp phải có mối quan hệ tốt với các chủ thể này.

Thương hiệu của các sản phẩm là do khách hàng đánh giá do đó để xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp phải hiểu sâu sắc và vận dụng linh hoạt 4P trong marketing. Các doanh nghiệp phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài ra phải quảng bán rộng dãi thương hiệu của mình bằng các hình thức khác nhau để người tiêu dùng biết đến.

Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm, phát huy những thế mạnh hiện có.

Các doanh nghiệp cần tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn và sử dụng có tính chất thường xuyên, lâu dài để ký kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ tạo cho các doanh nghiệp một thị trường lâu dài, ổn định.

Mở rộng hệ thống đại lý ở nhiều nơi có nhu cầu như các vùng thôn, bản và các tỉnh lân cận.

Giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng như: Đáp ứng phương tiện vận chuyển ở mọi điều kiện giao thông, phương thức thanh toán nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh.

* Cơ sở để thực hiện giải pháp

Để giải pháp được thực hiện thì các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về vai trò của việc xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra tỉnh Điện Biên nên có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các chương trình xúc tiến của các doanh nghiệp có hiệu quả nhất.

Hiện nay, trên tuyến biên giới tỉnh Điện Biên và các tỉnh: Luông Pra Băng, Phoong Sa Ly, U Đôm Say có Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, Cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc và nhiều lối mở khác. Đây là tiền đề quan trọng để 2 bên thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ giao thương, tạo động lực tiến tới hoàn thành chỉ tiêu về kim ngạch xuất, nhập khẩu.

* Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp

Khi thực hiện giải pháp này các doanh nghiệp sẽ nâng cao được doanh số bán hàng của mình và trong dài hạn nó là tiền đề vững chắc để các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Việc thực hiện giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được cả các vấn đề liên qua đến quả lý như: tài chính, sản xuất…

4.2.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ lao động

* Cơ sở của giải pháp

Trong mọi tổ chức trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực của đội ngũ lao động là nhân tố then chốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu trình độ, năng lực của người quản lý và người lao động kém, không có khả năng nắm bắt công nghệ, không bố trí sản xuất hợp lý thì hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là không cao. Như đã phân tích ở phần thực trạng trình độ cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Điện Biên khá thấp, số cán bộ đã được qua đào tạo, số cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh ít điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chuyên môn thấp

người quản lý sẽ quản lý các tài sản của doanh nghiệp kém, không tận dụng tối đa được công suất máy móc, không có kế hoạch sắp xếp, đánh giá lại tài sản hợp lý, quản lý hàng tốn kho kém, chạy theo doanh thu và lợi nhuận nhưng bán chịu, bán trả chậm thu hồi tiền muộn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động không cao. Người lao động có trình độ thấp không biết vận dụng tối đa tính năng, công suất của máy móc cũng gây lãng phí cho doanh nghiệp.

* Nội dung của giải pháp

Các doanh nghiệp nên áp dụng cơ chế khoán kinh doanh đến từng khu vực, tổ đội sản xuất điều này sẽ tạo ra tính chủ động và động lực khuyến khích các bộ phận chủ động tự đào tạo và thực hiện kinh doanh hiệu quả hơn.

Các doanh nghiệp cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đào tạo trong đó có phương pháp tự đào tạo nghĩa là các công nhân sẽ tự đào tạo cho nhau để hoàn thành công việc, doanh nghiệp chỉ giám sát, phân tổ, nhóm và đưa ra chỉ tiêu.

Ngoài ra các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 126 - 136)