Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 30 - 136)

5. Bố cục của luận văn

1.1.6.Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Các bên than gia trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bao gồm: Bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh; bên đƣợc bảo lãnh; bên nhận bảo lãnh.

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đƣợc quy định cụ thể tại các điều từ Điều 25 đến Điều 30 Thông tƣ 28/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về bảo lãnh ngân hàng

1.1.6.1. Bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh

Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; bảo lãnh đối ứng; xác nhận bảo lãnh (bảo lãnh đƣợc xác nhận)

- Quyền của bên bảo lãnh:

+ Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh hoặc của bên bảo lãnh đối ứng.

+ Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên đƣợc bảo lãnh.

+ Yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

+ Yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh (nếu cần).

+ Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt theo thỏa thuận.

+ Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

+ Hạch toán ghi nợ cho bên đƣợc bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

+ Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả ngay trong ngày số tiền đã trả thay cho bên đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.

+ Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

+ Chuyển nhƣợng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với từng trƣờng hợp cụ thể.

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên đƣợc bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

+ Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng:

+ Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng.

+ Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).

+ Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh đối ứng (nếu cần).

+ Thu phí bảo lãnh theo thỏa thuận.

+ Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

+ Hạch toán ghi nợ cho bên đƣợc bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh, yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.

+ Xử lý tài sản bảo đảm của bên đƣợc bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên đƣợc bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

+ Chuyển nhƣợng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với từng trƣờng hợp cụ thể.

+ Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quyền của bên xác nhận bảo lãnh:

+ Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

+ Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đƣợc bên bảo lãnh xác nhận bảo lãnh (nếu cần).

+ Thỏa thuận với bên bảo lãnh và/hoặc khách hàng về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, thu phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.

+ Hạch toán ghi nợ cho bên bảo lãnh hoặc bên đƣợc bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, yêu cầu bên bảo lãnh hoặc bên đƣợc bảo lãnh hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

+ Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên đƣợc bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên đƣợc bảo lãnh và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

+ Chuyển nhƣợng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc trong từng trƣờng hợp cụ thể.

+ Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

+ Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh:

+ Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh cho bên đƣợc bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) khi có yêu cầu.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành các cam kết bảo lãnh của bên đƣợc bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của khoản bảo lãnh.

+ Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh ngay khi bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định tại cam kết bảo lãnh và cam kết xác nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh.

+ Bên bảo lãnh đối ứng trong bảo lãnh đối ứng hoặc bên bảo lãnh trong xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh trong bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên đƣợc bảo lãnh.

+ Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên đƣợc bảo lãnh khi thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.

+ Có văn bản trả lời khiếu nại của khách hàng về lý do từ chối thực hiện bảo lãnh trong thời gian 10 (mƣời) ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc văn bản khiếu nại của khách hàng.

+ Thực hiện lƣu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

+ Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

1.1.6.2. Bên được bảo lãnh

Bên đƣợc bảo lãnh là tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài), cá nhân là ngƣời cƣ trú và tổ chức là ngƣời không cƣ trú đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bảo lãnh.

- Quyền của bên đƣợc bảo lãnh:

+ Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;

+ Yêu cầu bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhƣợng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh.

- Nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh:

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

+ Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận quy định tại hợp đồng cấp bảo lãnh;

+ Hoàn trả ngay trong ngày bên bảo lãnh trả thay cho bên bảo lãnh, bên xác nhận và bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên xác nhận và bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

+ Chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tự nguyện vô điều kiện trong việc phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu xảy ra);

+ Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

1.1.6.3. Bên nhận bảo lãnh

Là tổ chức, cá nhân là ngƣời cƣ trú hoặc ngƣời không cƣ trú có quyền thụ hƣởng bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành.

- Bên nhận bảo lãnh có các quyền sau đây:

+ Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của cam kết bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh;

+ Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên đƣợc bảo lãnh.

1.1.7. Rủi ro trong bảo lãnh của ngân hàng thương mại

1.1.7.1. Đối với bên bảo lãnh

Rủi ro đối với bên bảo lãnh là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của khách hàng. Khi ngân hang (bên bảo lãnh) đồng ý bảo lãnh cho khách hàng cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận trả thay cho khách hàng nếu khách hàng vi phạm hợp đồng đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Và nhƣ vậy cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu nhƣ khách hàng không thể hoàn trả cho ngân hàng số tiền mà ngân hàng đã trả thay.

Ngoài ra, ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng có thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện bảo lãnh: Đôi khi do trình độ nghiệp vụ của cán bộ chƣa tốt dẫn đến bị phía đối tác lợi dụng trong việc thỏa thuận nội dung hợp đồng bảo lãnh hoặc bên thụ hƣởng cố tình lừa đảo hoặc cả hai bên đồng thỏa thuận lừa đảo ngân hàng bảo lãnh.

Việc thực hiện quy trình bảo lãnh đôi khi chƣa đƣợc nghiêm ngặt, nhất là khâu theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng khi thƣ bảo lãnh còn hiệu lực.

Công nghệ ngân hàng và sự thiếu hụt thông tin cũng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, cán bộ quản lý khách hàng không đủ thông tin để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai và đặc biệt khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng ở hợp đồng gốc.

Nhƣ vậy, tự bản thân ngân hàng cũng phải gánh chịu ảnh hƣởng của những nhân tố khách quan, đặc biệt những quy định của pháp luật. Tất cả những yếu tố này làm giảm chất lƣợng bảo lãnh và tăng những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

Khi cam kết bảo lãnh đƣợc phát hành, trong việc đòi tiền, ƣu thế thƣờng nghiêng về bên thụ hƣởng. Bên đƣợc bảo lãnh thƣờng ở thế thụ động và chịu rủi ro cao nếu đối tác không trung thực. Giao dịch bảo lãnh ngân hàng với đặc trƣng là bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ là điều kiện thuận lợi cho sự lạm dụng, gian lận và lừa đảo xuất hiện. Điều này xuất phát từ thực tế là thủ tục đòi tiền của bảo lãnh ngân hàng khá đơn giản¸ thƣờng chỉ xuất trình văn bản đòi tiền cùng tuyên bố vi phạm, nên đã vô tình trở thành những ƣu đãi đối với bên thụ hƣởng. Khi chứng từ đƣợc xuất trình đầy đủ, ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán cho bên thụ hƣởng theo đúng điều khoản nêu trong cam kết bảo lãnh, dù bên bảo lãnh có thực sự vi phạm hay không. Khi rủi ro xảy ra đối với bên đƣợc bảo lãnh, trong trƣờng hợp họ không có khả năng bồi hoàn cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã thanh toán cho bên đƣợc bảo lãnh, ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

- Rủi ro nợ quá hạn

Khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh). Bên bảo lãnh (ngân hàng) có thể gặp những rủi ro nhƣ: nợ quá hạn, rủi ro nợ không đƣợc hoàn trả… bởi khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh thì bên đƣợc bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc. Do vậy ngân hàng hoàn toàn không thể tránh khỏi những rủi ro này.

Bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động bảo lãnh có những rủi ro đặc thù riêng nhƣ:

- Rủi ro do gian lận

Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, gian lận là hành vi đòi tiền vƣợt quá mức tổn thất của vi phạm, lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ không đúng thực tế dù rất hoàn thiện, sửa chữa các số liệu của chứng từ cho phù hợp,… để đƣợc thanh toán theo cam kết bảo lãnh.

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

Đối với bảo lãnh ngân hàng, lừa đảo và giả mạo là hai vấn đề thƣờng xuyên đi liền với nhau và thƣờng gây hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thƣờng gặp là:

+ Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác của đối tác, lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.

+ Giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 30 - 136)