Chính sách khách hàng và quy trình cấp bảo lãnh tại BID

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 75 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.Chính sách khách hàng và quy trình cấp bảo lãnh tại BID

3.3.2.1. Chính sách khách hàng

BIDV trụ sở chính có ban hành quy định về chính sách cấp tín dụng bảo lãnh đối với khách hàng, chính sách này nhằm (i) quy định thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai và công bằng của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong mối quan hệ đối với các khách hàng (chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp); (ii) duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

Chính sách này đã đƣa ra cách thức chấm điểm đối với khách hàng, căn cứ vào tổng số điểm đạt đƣợc, khách hàng sẽ đƣợc BIDV xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm. Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa 1 AAA

Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA

Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

3 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt

4 BBB

Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách hàng có thể bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.

5 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa 6 B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC

Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trƣờng hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả đƣợc nợ.

CC Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

7

C

Khách hàng xếp hạng C trong trƣờng hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tƣơng tự nhƣng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang đƣợc duy trì.

D

Khách hàng xếp hạng D trong trƣờng hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

Khách hàng sẽ đƣợc BIDV áp dụng tổng thể các chính sách sau: (1) Chính sách tiếp thị khách hàng; (2) Chính sách về cấp tín dụng; (3) Chính sách về bảo đảm tiền vay; (4) Chính sách về giá cụ thể đối với từng đối tƣợng khách hàng.

3.3.2.2. Quy trình cấp bảo lãnh

a. Một số khái niệm cơ bản trong quy trình cấp bảo lãnh

- Bảo lãnh trong nước là khoản bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là ngƣời cƣ trú, loại trừ bảo lãnh nhận hàng và bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng đƣợc thực hiện theo quy định hiện hành của BIDV về tác nghiệp tài trợ thƣơng mại và bảo lãnh quốc tế (sau đây gọi tắt là bảo lãnh).

- Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của BIDV với bên nhận bảo lãnh theo một trong các hình thức: Thƣ bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết khác do các bên tự thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

- Khách hàng là đối tƣợng đƣợc BIDV cung cấp dịch vụ bảo lãnh.

- Bộ phận QHKH là Ban Quan hệ khách hàng tại Trụ sở chính hoặc Phòng/Tổ Quan hệ khách hàng tại Chi nhánh.

- Bộ phận QTTD là Trung tâm Dịch vụ khách hàng (bộ phận Quản trị tín dụng) tại Trụ sở chính hoặc Phòng/Tổ Quản trị tín dụng tại Chi nhánh.

- Cán bộ QTTD là cán bộ thuộc bộ phận QTTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm soát viên QTTD là cán bộ thuộc bộ phận QTTD đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc.

- Chương trình TF (Trade Finance) là chƣơng trình Tài trợ thƣơng mại thuộc hệ thống SIBS.

- Phân hệ tiền vay (Loan module) là phân hệ quản lý các khoản vay của khách hàng thuộc chƣơng trình BDS của hệ thống SIBS.

Trên cơ sở hƣớng dẫn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tại Quy định Số: 2752/QĐ-TTDVKH “Quy định về tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc”, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại BIDV Thái Nguyên thực hiện chủ yếu qua các bƣớc sau theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tác nghiệp phát hành bảo lãnh tại BIDV Thái Nguyên

Nguồn: BIDV Thái Nguyên

b. Các bƣớc thực hiện:

- Bước 1. Tiếp nhận và Phát hành bảo lãnh: Bộ phận QLKH chịu trách nhiệm:

+ Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện phát hành bảo lãnh, hạn mức bảo lãnh của khách hàng; chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ phát hành bảo lãnh.

Việc kiểm tra các chứng từ phát hành bảo lãnh thực hiện theo Phụ lục XI/TDDN.

+ Lập Đề xuất bảo lãnh theo 2.6/TDDN đối với bảo lãnh từng

lần theo hạn mức bảo lãnh. Trƣờng hợp Bảo lãnh theo món thì không phải lập Đề xuất phát hành bảo lãnh.

Từ chối hoặc yêu cầu hoàn thiện hồ sơ

Bộ phận QHKH Hồ sơ phát hành bảo lãnh (1) - Kiểm tra hồ sơ - Kiểm tra thông tin khách hàng và giới hạn tín dụng - Kiểm tra dự thảo

cam kết bảo lãnh hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (2) Lập tờ trình duyệt bảo lãnh/ Có ý kiến trên Đề xuất phát hành bảo lãnh của bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt (3) - Nhập dữ liệu vào chƣơng trình TF - Hold tiền ký quĩ - Thu phí Đồng ý Bộ phận QHKH, GDKH, GL, TCKT Chuyển các hồ sơ theo quy định (5), (6), (7) - Lập hóa đơn thu phí

- Lấy số văn bản đi, đóng dấu tại bộ phận văn thƣ. - Lƣu hồ sơ (4) In cam kết bảo lãnh Các cấp có thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh Bộ phận QTTD hồ sơ chƣa đầy đủ, chƣa hợp lệ

+ Thực hiện dự thảo nội dung thƣ bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh, trình Lãnh đạo Phòng Khách hàng doanh nghiệp/Lãnh đạo Phòng Giao dịch (Tại Hội sở chính là Lãnh đạo Ban KHDN) ký nháy kiểm soát.

+ Trả khách hàng bản gốc chứng từ căn cứ phát hành bảo lãnh.

+ Chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ phận QTTD để thực hiện các bƣớc tiếp theo. + Bộ phận QLKH lập Sổ quản lý phát hành Thƣ bảo lãnh theo Mẫu số 2.25/TDDN (việc lập Sổ quản lý phát hành Thƣ bảo lãnh có thể theo Bộ phận/Phòng/Tổ), thực hiện theo dõi đầy đủ các thông tin liên quan về việc tiếp nhận và xử lý đề nghị phát hành Thƣ bảo lãnh của Khách hàng.

Lƣu ý: Trƣờng hợp Giám đốc Chi nhánh quy định PGĐ QLKH ký phê duyệt đề xuất trên Đề xuất phát hành bảo lãnh, Bộ phận QLKH trình PGĐ QLKH

xem xét, phê duyệt đề xuất phát hành bảo lãnh. Sau khi có ý kiến phê duyệt của PGĐ QLKH, Bộ phận QLKH chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ phận QTTD.

- Bước 2. Lập tờ trình duyệt Phát hành bảo lãnh:

Trên cơ sở hồ sơ phát hành bảo lãnh của Bộ phận QLKH, Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm thực hiện:

+ Chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ phát hành bảo lãnh, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện đƣợc phê duyệt, các điều kiện phát hành bảo lãnh đƣợc quy định trong hợp đồng tín dụng, Quyết định phê duyệt tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của cán bộ đề xuất và phê duyệt đề xuất cấp bảo lãnh.

+ Kiểm tra các thông tin đƣợc ghi trong dự thảo thƣ bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh.

+ Trƣờng hợp thiếu chứng từ phát hành bảo lãnh và (hoặc) chƣa đủ điều kiện và (hoặc) không thống nhất với nội dung dự thảo Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh, Cán bộ QTTD trao đổi ngay với Cán bộ QLKH, nếu có thể hoàn thiện hồ sơ thì Cán bộ QLKH làm việc với khách hàng để bổ sung và (hoặc) nếu có thể điều chỉnh nội dung Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh thì Bộ phận QLKH chỉnh sửa.

+ Trƣờng hợp Bộ phận QTTD và Bộ phận QLKH không thống nhất về nội dung dự thảo Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh thì trình Giám đốc Chi nhánh/Tổng Giám đốc xem xét, quyết định ký Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh.

+ Đối với phát hành bảo lãnh theo Hợp đồng cấp bảo lãnh hạn mức: Bộ phận QTTD có ý kiến trên Đề xuất phát hành bảo lãnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Lập Tờ trình duyệt bảo lãnh theo 4.2/TDDN đối với bảo lãnh

theo món, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 3. Phê duyệt phát hành bảo lãnh:

Căn cứ vào Đề xuất phát hành bảo lãnh của Bộ phận QLKH, Bộ phận QTTD (hoặc Tờ trình duyệt bảo lãnh của Bộ phận QTTD) và hồ sơ đề nghị bảo lãnh, cấp có thẩm quyền phát hành bảo lãnh xem xét ra quyết định:

+ Duyệt đồng ý Phát hành bảo lãnh.

+ Yêu cầu Bộ phận QTTD phối hợp với Bộ phận QLKH để hoàn thiện lại hồ sơ bảo lãnh.

+ Từ chối phát hành bảo lãnh và ghi rõ lý do từ chối.

- Bước 4. Thực hiện phát hành bảo lãnh và lưu trữ hồ sơ:

+ Hồ sơ bảo lãnh đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt đƣợc chuyển lại cho Bộ phận QTTD để thực hiện phong tỏa tiền ký quỹ, nhập dữ liệu vào chƣơng trình TF, lấy số bảo lãnh, trình lãnh đạo phòng duyệt và thu phí trên chƣơng trình TF.

+ Cán bộ QTTD in Hợp đồng bảo lãnh/Thƣ bảo lãnh theo mẫu ấn chỉ, trình các cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng bảo lãnh/Thƣ bảo lãnh và Hợp đồng cấp bảo lãnh cụ thể (cấp có thẩm quyền ký gồm Ngƣời đại diện theo pháp luật/Ngƣời đƣợc ủy quyền có thẩm quyền phát hành bảo lãnh, Ngƣời quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và Ngƣời thẩm định khoản bảo lãnh). Các cấp có thẩm quyền ký phải chịu trách nhiệm rà soát nội dung Hợp đồng bảo lãnh/Thƣ bảo lãnh đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng, phù hợp với quy định của BIDV về hợp đồng bảo lãnh, thƣ bảo lãnh và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

+ Cán bộ QTTD (Cán bộ QTTD/QLKH đối với Phòng Giao dịch) chuyển Bộ phận Văn thƣ Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh đã đƣợc ký để lấy số văn bản và đóng dấu.

Bộ phận Văn thƣ vào Sổ văn bản đi (Bộ phận văn thƣ lập Sổ văn bản đi theo dõi riêng Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh), ghi rõ họ tên các chức danh ký, họ tên Cán bộ QTTD (Cán bộ QTTD/QLKH đối với Phòng Giao dịch), điền số văn bản đi vào Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh, đóng dấu và chuyển trả bản gốc Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh cho Cán bộ QTTD (Cán bộ QTTD/QLKH đối với Phòng Giao dịch). Bộ phận Văn thƣ lƣu 01 bản photocopy Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh và gửi 01 bản photocopy Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh cho bộ phận G/L để kiểm tra, đối chiếu.

+ Bộ phận QTTD tiến hành:

Thứ nhất, chuyển cho Cán bộ QLKH để giao lại cho khách hàng:

(i) Giấy đề nghị cấp bảo lãnh theo hợp đồng cấp bảo lãnh hạn mức (01 bản gốc);

(ii) Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh (01 bản gốc).

Đối với phát hành dƣới hình thức Hợp đồng bảo lãnh, Cán bộ QLKH chịu trách nhiệm làm việc với khách hàng và ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh để ký Hợp đồng bảo lãnh. Sau đó chuyển cho Bộ phận QTTD 02 bản photocopy Hợp đồng bảo lãnh.

Thứ hai, in chứng từ thu phí/hoặc lập chứng từ thu phí phù hợp, chuyển Bộ phận GDKH để chuyển trả cho khách hàng cùng với sổ phụ (01 bản gốc).

Thứ ba, chuyển cho bộ phận G/L làm căn cứ kiểm tra: (i) Chứng từ thu phí bảo lãnh (01 bản gốc).

(ii) Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh (01 bản photocopy);

(iii) Giấy đề nghị cấp bảo lãnh theo hợp đồng cấp bảo lãnh hạn mức (01 bản gốc)/Hợp đồng cấp bảo lãnh theo món (01 bản photocopy).

Thứ tư, cán bộ QTTD lƣu:

(i) Thƣ bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh (01 bản photocopy);

(ii) Giấy đề nghị cấp bảo lãnh theo hợp đồng cấp bảo lãnh hạn mức (01 bản gốc);

(iii) Chứng từ thu phí bảo lãnh (01 bản photocopy);

(iv) Hồ sơ căn cứ phát hành bảo lãnh (01 bộ bản photocopy).

(v) Đề xuất phát hành bảo lãnh/Tờ trình duyệt phát hành bảo lãnh (01 bản gốc).

Thứ năm, Hồ sơ phát hành bảo lãnh đƣợc lƣu trữ theo quy định.

Lưu ý: Phòng Giao dịch đề xuất giải ngân/đề xuất phát hành bảo lãnh

và chuyển về Phòng QTTD tại Trụ sở Chi nhánh thực hiện kiểm tra, trình phê duyệt giải ngân/phát hành bảo lãnh đối với các trƣờng hợp:

(i) Phòng Giao dịch không có lãnh đạo phòng phụ trách QTTD/Bộ phận QTTD; hoặc:

(ii) Phòng Giao dịch không đƣợc phân quyền tác nghiệp trên chƣơng trình SIBS/TF; hoặc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(iii) Giám đốc Chi nhánh yêu cầu việc tác nghiệp giải ngân/phát hành bảo lãnh của Phòng Giao dịch phải chuyển về Phòng QTTD tại Trụ sở chính của Chi nhánh thực hiện; hoặc:

(iv) Theo quy định khác của BIDV trong từng thời kỳ.

Lƣu hồ sơ: Phòng QTTD tại Trụ sở Chi nhánh lƣu bản chính Hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh, đồng thời chuyển về Phòng Giao dịch 01 bản photocopy Hồ sơ giải ngân/phát hành bảo lãnh để lƣu hồ sơ (trong trƣờng hợp Phòng Giao dịch có Bộ phận QTTD).

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 75 - 84)