Phân loại bảo lãnh NHTM

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 26 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5.Phân loại bảo lãnh NHTM

1.1.5.1. Phân loại theo hình thức phát hành

- Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;

- Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;

- Hình thức cam kết khác do các bên tự thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

1.1.5.2. Phân loại theo mục đích của bảo lãnh

Theo quyết định số 28/2012/TT- NHNN ngày 03/10/2012, có các loại bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh vay vốn là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả nợ thay cho bên đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay.

- Bảo lãnh thanh toán là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.

- Bảo lãnh dự thầu là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu) để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên đƣợc bảo lãnh. Trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh vi phạm quy định dự thầu mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính tham gia dự thầu thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thƣờng cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

- Bảo lãnh bảo đảm chất lƣợng sản phẩm là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc bên đƣợc bảo lãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lƣợng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh vi phạm thỏa thuận về chất lƣợng sản phẩm và phải bồi thƣờng cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trƣớc của bên đƣợc bảo

lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trƣờng hợp bên đƣợc bảo lãnh phải hoàn trả tiền ứng trƣớc mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

- Các loại bảo lãnh khác là các loại bảo lãnh pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát hành theo đề nghị của bên đƣợc bảo lãnh ngoài

1.1.5.3. Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh

- Bảo lãnh trực tiếp: Bảo lãnh trực tiếp là bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của ngƣời đƣợc bảo lãnh. Sau khi ngân hàng đã bồi thƣờng cho ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh, ngƣời đƣợc bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành.

Bảo lãnh trực tiếp thông thƣờng có ba bên tham gia: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngƣời đƣợc bảo lãnh và ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh. Trƣờng hợp ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh là ngƣời nƣớc ngoài có thể có thêm ngân hàng ở cùng quốc gia với ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh trong vai trò ngân hàng thông báo.

- Bảo lãnh đối ứng : Bảo lãnh đối ứng là bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (bên bảo lãnh đối ứng) cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trƣờng hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng.

Bảo lãnh đối ứng là hình thức bảo lãnh gián tiếp đƣợc ngân hàng phát hành (ngân hàng thứ hai) theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho ngƣời đƣợc bảo lãnh (ngân hàng thứ nhất). Bảo lãnh của ngân hàng thứ hai đƣợc dựa trên một bảo lãnh khác (bảo lãnh đối ứng) của ngân hàng thứ nhất. Ngƣời đƣợc bảo lãnh không bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh (ngân hàng thứ hai) mà chính ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng (ngân hàng thứ nhất) thực hiện việc bồi hoàn. Sau đó ngƣời đƣợc bảo lãnh thực hiện việc bồi hoàn cho ngân hàng thứ nhất khoản tiền ngân hàng thứ nhất đã trả cho ngân hàng thứ hai.

- Bảo lãnh đƣợc xác nhận: Xác nhận bảo lãnh là bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (bên xác nhận bảo lãnh) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên đƣợc bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết xác nhận bảo lãnh.

Hay nói cách khác: Bảo lãnh đƣợc xác nhận là việc xác nhận của một ngân hàng đối với một bảo lãnh do một ngân hàng khác phát hành để xác nhận lại tính bảo đảm của bảo lãnh. Bảo lãnh đƣợc xác nhận thƣờng phát sinh trong trƣờng hợp ngƣời thụ hƣởng muốn một ngân hàng khác trong nƣớc có uy tín với ngƣời thụ hƣởng xác nhận bảo lãnh do một ngân hàng nƣớc ngoài phát hành.

Nhƣ vậy, ngƣời thụ hƣởng có thể xuất trình những chứng từ theo yêu cầu của bảo lãnh đến ngân hàng xác nhận và thanh toán nếu ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

- Đồng bảo lãnh: Đồng bảo lãnh là việc hợp vốn để bảo lãnh của từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trở lên bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh; hoặc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cùng tổ chức tín dụng nƣớc ngoài bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên đƣợc bảo lãnh.

Trong những giao dịch kinh tế, thƣơng mại lớn khả năng rủi ro cao hoặc vƣợt mức cho vay và bảo lãnh tối đa của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng do Chính phủ và Ngân hàng Trung ƣơng quy định thì các ngân hàng phải cùng nhau thực hiện đồng bảo lãnh cho một khách hàng hoặc một dự án.

Các thành viên tham gia đồng bảo lãnh sẽ chọn một ngân hàng bảo lãnh làm ngân hàng đầu mối. Ngân hàng bảo lãnh chính sẽ thay mặt nhóm ngân hàng đồng bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh cho toàn bộ số tiền hoặc nghĩa vụ bảo lãnh; nhận các giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng và thu phí bảo lãnh đồng thời phân chia lại phí cho các ngân hàng tham gia theo tỷ lệ đã thoả thuận.

Các ngân hàng còn lại sẽ cam kết với ngân hàng chính thông qua các bảo lãnh đối ứng theo tỷ lệ mình tham gia trong đồng bảo lãnh. Khi ngân hàng bảo lãnh chính phải thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng thì có quyền truy đòi các ngân hàng thành viên đồng bảo lãnh số tiền mà họ đã cam kết trong bảo lãnh đối ứng.

1.1.5.4. Phân loại theo phạm vi bảo lãnh

- Bảo lãnh trong nƣớc: là là khoản bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là ngƣời cƣ trú, loại trừ bảo lãnh nhận hàng và bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng đƣợc thực hiện theo quy định hiện hành.

- Bảo lãnh quốc tế: loại bảo lãnh ngân hàng mà các bên tham gia bảo lãnh trong cùng một nƣớc.

Ngoài những loại bảo lãnh trên đây dựa theo cách thức phát hành còn có một số loại bảo lãnh khác nhƣ: bảo lãnh giáp lƣng; bảo lãnh xác nhận đƣợc sử dụng chủ yếu trong các quan hệ kinh tế, tài chính quốc tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 26 - 30)