Những căn cứ phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 110 - 136)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1.Những căn cứ phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Thái Nguyên

Việc phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Thái Nguyên dựa vào những căn cứ chủ yếu sau đây:

- Căn cứ vào định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020: phấn đấu trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lƣợc là:

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hƣớng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.

+ Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nƣớc và quốc tế làm lực lƣợng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.

+ Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.[5],[7]

- Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới: Năm 2014, Thái Nguyên đề ra mục tiêu phát triển tổng quát là nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, bảo đảm phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, công tác đối ngoại và thu hút đầu tƣ, phát huy các lợi thế mới để tiếp

tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp; duy trì nhịp độ phát triển ổn định trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tăng cƣờng quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tỉnh đã cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu phát triển nhƣ: tăng trƣởng kinh tế 15% (trong đó công nghiệp 24%, dịch vụ 10% và nông nghiệp 4,5%); giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN tăng 55%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD; giá trị sản xuất bình quân 35 triệu đồng/ngƣời/năm,... [12]

Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, Thái Nguyên sẽ bám sát Chủ đề năm 2014: Tiếp tục phát huy tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện các dự án, chƣơng trình trọng điểm; quan tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, tỉnh thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ: Thƣờng xuyên đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng tại Khu công nghiêp Yên Bình, Khu công nghiệp Điềm Thụy để tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án phụ trợ phục vụ cho Tổ hợp công nghệ cao Samsung và các dự án đầu tƣ khác; Tạo các điều kiện thuận lợi cho phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh công nghiệp đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch; Tập trung sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; Triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;.. [12]

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 đƣợc thông qua trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII là:

+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 12 - 13%. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 16,5%; dịch vụ tăng 13,5%; nông, lâm nghiệp tăng 4,5%.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: công nghiệp - xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%; nông, lâm nghiệp 15%.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên. + Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên. + Giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%.

+ Thu ngân sách nhà nƣớc bình quân hàng năm tăng 20% trở lên (không bao gồm thu cấp quyền sử dụng đất).

+ GDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2015 đạt 45 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.100 USD).

- Căn cứ vào môi trường hoạt động và bối cảnh cạnh tranh gay gắt của ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới: Với việc thực hiện đầy đủ các cam kết mở cửa và hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, với môi trƣờng kinh tế chƣa thoát khỏi khủng hoảng, hoạt động của các NHTM ngày càng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ là một yêu cầu tất yếu của mọi NHTM

4.1.2. Phương hướng kinh doanh của BIDV Thái Nguyên

Năm 2014, BIDV Thái Nguyên thực hiện chia tách thành 2 chi nhánh là BIDV Thái Nguyên và BIDV Nam Thái Nguyên. Mục tiêu của việc chia tách là ngày càng nâng cao vị thế và thị phần của BIDV trên địa bàn miền núi phái Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Phấn đấu sau khi chia tách 2 chi nhánh:

-

- Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trƣờng, thị phần, sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả kinh doanh gắn với quy mô, cơ cấu, chất lƣợng.

- Tiếp tục nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành theo mô hình ngân hàng TMCP, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, an toàn và hiệu quả, tính chuyên nghiệp phải đặt lên hàng đầu.

- Cơ cấu toàn diện nền khách hàng, đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng là nhiệm vụ trọng tâm, lành mạnh hóa hệ thống tài chính đảm bảo hoạt động của chi nhánh tăng trƣởng gắn với mục tiêu lợi nhuận, an toàn, chất lƣợng, tăng trƣởng bền vững.

- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, giảm thấp nhất các rủi ro trong hoạt động nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức…

-

toàn hệ thống năm 2014.

4.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ bảo lãnh trong thời gian tới

- Thực hiện tăng trƣởng hoạt động bảo lãnh phải đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng bảo lãnh để bảo đảm phát triển bền vững;

- Phát triển hơn nữa sản phẩm bảo lãnh, đặc biệt là các sản phẩm bảo lãnh dành cho khách hàng cá nhân;

- Tích cực phát huy thế mạnh, nỗ lực củng cố vị thế, tăng cƣờng mở rộng thị phần;

- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sử dụng trong hoạt động bảo lãnh;

- Tăng cƣờng, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong nƣớc, các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ các tổ chức, định chế tài chính trên thế giới.

Cụ thể kế hoạch phát triển dịch vụ bảo lãnh trong thời gian tới nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1. Kế hoạch phát triển các loại hình bảo lãnh năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Loại hình bảo lãnh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Bảo lãnh tạm ứng 218.718,06 328.077,09 524.923,34 BL thực hiện hợp đồng 232.606,92 395.431,76 692.005,59 BL thanh toán 549.185,52 1.263.126,70 2.778.878,74 BL bảo hành 23.130,75 24.287,29 25.501,65 BLdự thầu 31.311,97 32.877,57 34.521,45 BL khác 355,30 373,07 391,72 BL vay vốn 680,08 714,08 749,79

BL Thanh toán thuế XNK 520,70 768,58 1.035,00

Tổng số dƣ bảo lãnh 1.056.509,30 2.045.656,14 4.058.007,27

Nguồn: BIDV Thái Nguyên

Năm 2015, 2016, 2017 nền kinh tế bắt đầu khởi sắc, dự kiến kinh tế tiếp tục tăng trƣởng do vậy dự kiến hoạt động Bảo lãnh tại BIDV nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng tiếp tục tăng trƣởng. Nguyên nhân là BIDV dự kiến sẽ đƣa ra các chính sách về giá phí, cạnh tranh, tiếp tục củng cố đẩy mạnh việc quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao uy tín của BIDV trên địa bàn. Dự đoán tăng mạnh hơn ở các loại hình bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh THHĐ.. Điều này xuất phát từ việc lực lƣợng đóng góp chủ yếu vào nền kinh tế tỉnh ta vẫn là ngành công nghiệp, xây dựng, đây vừa là thế mạnh, vừa là mục tiêu xuyên suốt của tỉnh trong những năm tới.

Theo các nhà phân tích trong 6 tháng đầu năm 2014 GDP của tỉnh ƣớc đạt 15,2% ; riêng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng tới 28,6% so với cùng kỳ năm trƣớc trong đó chủ yếu là công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc và đóng góp tới 12 điểm vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế chung của tỉnh. Tốc độ gia

tăng mạnh mẽ của ngành công nghiệp, xây dựng 6 tháng đầu năm nay đã đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc của lĩnh vực này trong nền kinh tế tình hình kinh tế bắt đầu phục hồi, một số dự án quy mô lớn của tỉnh chính thức hoàn thành và bắt đầu cho ra sản phẩm là những kỳ vọng lớn cho việc phát triển dịch vụ bảo lãnh trong thời gian tới.

Ngoài ra do các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc trong xây dựng cơ bản, thì hoạt động bảo lãnh liên quan đến tạm ứng tiền bảo lãnh THHĐ sẽ tăng trƣởng với tỷ lệ cao hơn các loại bảo lãnh khác. Loại hình bảo lãnh thanh toán dự kiến cũng tăng mạnh do hoạt động này là công cụ bôi trơn nền kinh tế, tình hình thông thƣơng giữa các thành phần kinh tế đƣợc linh hoạt trong điều kiện nguồn vốn của các đơn vị kinh tế hạn chế.

Bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu đƣợc kỳ vọng sẽ phát triển trong giai đoạn này (hiện nay BIDV đã có sản phẩm bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu online thủ tục rất đơn giản và thuận tiện)

4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Thái Nguyên

4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh nhằm tăng quy mô và thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh nhập từ dịch vụ bảo lãnh

Nhóm giải pháp này hƣớng vào việc làm thế nào để thu hút đƣợc nhiều khách hàng, tăng quy mô của hoạt động bảo lãnh nâng cao chất lƣợng của hoạt động bảo lãnh.

4.2.1.1. Tiếp tục củng cố uy tín và danh tiếng của BIDV và coi đây là một thế mạnh để tạo sức hút đối với khách hàng

Mọi hoạt động của ngân hàng đều dựa trên nền tảng chung là uy tín của ngân hàng đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh (đƣợc hiểu nôm na là những cam kết dựa trên uy tín và độ tin cậy). Chính vì lẽ đó mà uy tín của ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng nhất. Bởi vậy để có thể thu hút đƣợc nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh, ngân hàng phải nâng uy tín và vị thế của mình.

Để thực hiện đƣợc điều này, BIDV Thái Nguyên cần nâng cao năng lực tài chính và quy mô ngân hàng bằng cách thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Tăng cƣờng công tác huy động vốn và dƣ nợ tín dụng: Quy mô của BIDV Thái Nguyên còn rất nhiều cơ hội để gia tăng, bởi vốn và cho vay tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và là cơ cở, là nền tảng cho hầu hết các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Một ngân hàng trong bối cảnh và môi trƣờng Việt Nam hiện nay chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào nguồn vốn và cho vay, căn cứ lớn nhất để đánh giá quy mô và sự phát triển của ngân hàng cũng chính là nguồn vốn và cho vay. Để thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng có quy mô huy động vốn và dƣ nợ tín dụng lớn nhất trên địa bàn năm 2015, BIDV Thái Nguyên cần:

+ Thực hiện tổng thể tất cả các giải pháp về bố trí cán bộ, về sản phẩm dịch vụ, về lãi suất, về quảng bá tuyên truyền, hay mạng lƣới.

+ Đặc biệt, đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm huy động vốn và tín dụng thì lãi suất là một yếu tố cạnh tranh rất lớn: lãi suất huy động vốn và các giá trị gia tăng (quà tặng, khuyến mại, dự thƣởng,…) đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn dân cƣ phải hấp dẫn hơn các ngân hàng khác; lãi suất cho vay và các chi phí liên quan phải thấp so với các ngân hàng khác.

+ Tạo cảm giác an toàn, sinh lời cho ngƣời gửi tiền, cảm giác đƣợc hỗ trợ, chia sẻ cho ngƣời đi vay.

Các ngân hàng hiện nay mà đặc biệt là BIDV không thể ngồi yên chờ khách hàng mà phải quyết liệt, chủ động, tích cực tìm đến, tiếp cận với khách hàng, giữ vững nền khách hàng hiện có, thu hút thêm khách hàng mới. Đồng thời, tăng trƣởng huy động vốn và cho vay cũng chính là cơ sở, là tiền đề để BIDV phát triển và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ và tiện ích khác nhƣ: dịch vụ bảo lãnh, sản phẩm thẻ, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền,…

- Quản lý tốt rủi ro: thực hiện quản trị ngân hàng từ chiều rộng sang chiều sâu theo hƣớng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thƣờng xuyên. Đặc biệt, phải làm tốt công tác quản lý cán bộ, tăng cƣờng giám sát vì bất cứ vụ việc vi phạm pháp luật, rủi ro mất tài sản của ngân hàng và khách hàng, có nhân sự dính dáng đến vòng lao lý hay đơn giản là có đời sống cá nhân phức tạp, mắc các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, cá độ,…) đều sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động nội bộ của ngân hàng và tâm lý chung của khách hàng, ảnh hƣởng xấu đến uy tín và thƣơng hiệu ngân hàng.

- Phải đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng để tạo uy tín đối với khách hàng, tức phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Đối với khách hàng gửi tiền, khi lựa chọn một ngân hàng, họ sẽ đặt niềm tin và tài sản của mình vào ngân hàng đó. Mất thanh khoản là rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng và khách hàng. Bất cứ tín hiệu nào về việc mất thanh khoản của một ngân hàng sẽ làm cho khách hàng của ngân hàng đó hoang mang, hoảng loạn, họ sẽ ồ ạt đi rút tiền, sẽ lan truyền thông tin gây mất lòng tin về ngân hàng, gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Đảm bảo thanh khoản thƣờng xuyên cho ngân hàng không chỉ dừng lại việc đảm bảo nguồn tiền đầy đủ, kịp thời, mà còn ở công tác tuyên truyền, thông tin chính xác cho khách hàng, quan hệ với cơ quan chính quyền, báo chí,…

Năng lực tài chính và quy mô ngân hàng là một tiêu chí cơ bản để đánh giá một ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tồn tại và tiếp tục phát triển, cạnh tranh với các đối thủ. Với BIDV Thái Nguyên, mặc dù đã có một quy mô tƣơng đối lớn trên địa bàn song trong thời gian tới, đây vẫn là một mục tiêu quan trọng cần đạt đƣợc để củng cố uy tín và vị thế của ngân hàng, tạo sự tin tƣởng tuyệt đối cho khách hàng của BIDV.

4.2.1.2. Công tác đào tạo đối với cán bộ kết hợp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đào tạo về phong cách giao dịch và quy tắc ứng xử với khách hàng.

Trong thời đại ngày nay, bất cứ ngân hàng nào muốn phát triển đều cần hội tụ 3 yếu tố: vốn, công nghệ và con ngƣời, trong đó con ngƣời là yếu tố quyết định. Yếu tố con ngƣời là tâm điểm của mọi sự phát triển, do vậy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đều đƣợc các ngân hàng hết sức quan tâm nhằm nâng cao khả năng và chất lƣợng tƣ vấn cũng nhƣ thái độ phục vụ khách hàng.

- Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và khả năng thẩm định khách hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 110 - 136)