Khái quát về tỉnh Thái Nguyên và điều kiện kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 60 - 63)

5. Bố cục của luận văn

3.1.Khái quát về tỉnh Thái Nguyên và điều kiện kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Thái Nguyên thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, một vùng đƣợc coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Mặc dù vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần. Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép đƣợc thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Tỉnh đã đƣợc Chính Phủ chấp thuận để hình thành nhiều khu công nghiệp là KCN Sông Công I; KCN Yên Bình I, KCN Tây Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ và KCN Quyết Thắng đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.

Cách đây vài năm, Thái Nguyên vẫn còn giữ một vị trí rất khiêm tốn trên bản đồ kinh tế cả nƣớc. Cho dù nằm kề Hà Nội và sở hữu rất nhiều tiềm năng từ khoáng sản, nông sản đến du lịch, Thái Nguyên vẫn “bƣớc chậm”. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trƣớc đó là 9,14% mỗi năm, những con số khá khiêm tốn so với nhiều tỉnh thành khác.

Cho dù cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp, nhƣng mọi việc vẫn cứ diễn ra khá “đều đều”. Trong khi Vĩnh Phúc, Bắc Ninh hay Hải Dƣơng bứt tốc, những hạn chế về hạ tầng và thể chế đã níu chân Thái Nguyên trong nhiều năm liền.

Tuy nhiên, sự có mặt của tập đoàn Samsung với việc khởi công xây dựng tổ hợp tại khu công nghiệp Yên Bình vào tháng 3/2013 đã đem lại cho Thái Nguyên một diện mạo mới. Cho đến nay, không có nhiều thông tin đƣợc tiết lộ quanh việc vì sao Samsung lại chọn Thái Nguyên, nhƣng có một điều chắc chắn là việc Thái Nguyên kéo đƣợc Samsung về đã khiến nhiều tỉnh thành phải “ghen tỵ”. Cho đến trƣớc khi Samsung vào, Thái Nguyên mất hút trên các bảng xếp hạng về thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Nhƣng nay, Samsung thực sự đã tạo điểm nhấn cho Thái Nguyên, ít nhất trên phƣơng diện thống kê. Năm 2013, cùng với việc cấp phép một loạt dự án lớn nhỏ khác, Thái Nguyên đã thu hút 3.352 triệu USD vốn FDI, đứng thứ hai cả nƣớc về thu hút FDI trong năm và qua đó trở thành địa phƣơng đứng thứ 17 cả nƣớc về tổng số vốn đăng ký đối với các dự án FDI còn hiệu lực. Giải ngân vốn FDI năm 2013 cũng đứng đầu cả nƣớc. [12]

Một điều chắc chắn là ngoài các dự án của Samsung, các dự án phụ trợ cũng sẽ vào Thái Nguyên trong thời gian tới giống nhƣ trƣờng hợp Bắc Ninh. Theo nhận định của đại diện Samsung, sẽ có ít nhất vài trăm doanh nghiệp dạng này sẽ vào Thái Nguyên trong thời gian tới. Lãnh đạo Thái Nguyên thì hy vọng, từ điểm nhấn Samsung, sẽ có làn sóng đầu tƣ vào Thái Nguyên đến từ các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một nƣớc châu Âu…

Với việc triển khai tích cực, sáng tạo và kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tăng trƣởng, năm 2013, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tuy chƣa đạt mục tiêu đề ra song cũng ở mức hợp lý 6,7%/năm,

mức tăng khá so với bình quân cả nƣớc, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2012; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6% so năm 2012; giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 173 triệu USD, tăng 26,4% so năm 2012; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 3.826 tỷ đồng, tăng 8% so năm 2012; tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 85% so năm 2012. [12]

Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành. Năm 2012, Thái Nguyên vƣơn lên vị trí thứ 17 tăng 40 bậc so với năm 2011. Năm 2013, vị trí của tỉnh Thái Nguyên là 25/63 đƣợc đánh giá ở mức khá và có thứ hạng cao hơn Vĩnh Phúc, Bình Dƣơng, Đồng Nai - những đơn vị đƣợc coi là có tốc độ phát triển kinh tế tốt.

Cùng với những tín hiệu đáng mừng về phát triển kinh tế, trong giai đoạn 2011 - 2013 là sự gia tăng số lƣợng các ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái nguyên.

Bảng 3.1. Các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Năm Chi nhánh NHTM QD cấp I Chi nhánh NHTM QD cấp II Chi nhánh NHTM NQD cấp I Phòng GD Điểm giao dịch (QTK) Năm 2010 5 11 7 51 10 Năm 2013 6 10 11 62 5

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên: 02 chi nhánh NHTMCP đã đƣợc NHNN có văn bản chấp thuận đặt trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên (gồm NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh Nam Thái Nguyên, khai trƣơng tháng 01/2014 và NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Thái Nguyên, dự kiến khai trƣơng trong năm 2014); 01 chi nhánh NHTMCP Phƣơng Đông đã đƣợc NHNN chấp thuận mở chi nhánh tại Thái Nguyên. [8]

Nhƣ vậy trong giai đoạn 2011 - 2013 tại Thái Nguyên có sự xuất hiện rất nhiều các ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh và các phòng giao dịch (các phòng giao dịch của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh là chủ yếu). Sự xuất hiện khá rầm rộ của các ngân hàng cùng với sự phục hồi dần về kinh tế trong thời gian gần đây tạo ra cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo thống kê 06 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ƣớc tăng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm trƣớc và vƣợt 1,3% kế hoạch cả năm, trong đó đóng góp chủ yếu là công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng gấp 35 lần so với cùng kỳ (chiếm tỷ trọng 73% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh). Ngành xây dựng cũng có nhiều đóng góp với giá trị sản xuất tăng 17,2% so với cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp Nhà nƣớc đóng góp cao nhất là những tín hiệu mừng cho các ngân hàng trong việc phát triển kinh doanh. Chính vì vậy, ngƣời ta vẫn thƣờng dùng hình ảnh bánh trƣớc và bánh sau của một cỗ xe để nói về mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Đồng thời sự cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành lấy thị phần và uy tín cho mình cũng là động lực cho các ngân hàng chú tâm hơn đến chất lƣợng sản phẩm, quan tâm hơn đến nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên bao giờ cũng vậy cơ hội luôn đi liền với thách thức, trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt này chỉ có những ngân hàng nào nắm bắt đƣợc thời cơ, phát huy đƣợc sức mạnh nội lực của mình đƣa ra những chính sách nhạy bén thì mới có thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng và phát triển đƣợc.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 60 - 63)