Cơ sở pháp lý để phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BID

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 74 - 75)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.Cơ sở pháp lý để phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BID

Cũng nhƣ các NHTM khác, hoạt động bảo lãnh tại BIDV Thái Nguyên đƣợc điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật các TCTD và đƣợc cụ thể hóa trong quy chế bảo lãnh ngân hàng.

3.3.1.1. Bộ luật Dân sự

Bộ luật dân sự ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, là bộ luật dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có bảo lãnh. Trong bộ luật này, từ điều 361 đến điều 371 quy định các vấn đề liên quan đến bảo lãnh, nhƣ: khái niệm, hình thức bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, việc hủy bỏ, chấm dứt bảo lãnh,…Đây là văn bản pháp luật hiện hành quy định các vấn đề chung nhất về bảo lãnh. Các vấn đề về bảo lãnh ngân hàng nếu chƣa đƣợc quy định tại văn bản pháp luật nào khác thì sẽ đƣợc điều chỉnh theo Luật này.

3.3.1.2. Luật Thương mại

Luật Thƣơng mại ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, có một số quy định liên quan đến bảo lãnh. Các loại bảo lãnh đƣợc đề cập đến là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định này chỉ sơ lƣợc về các loại bảo lãnh này nhƣ biện pháp đảm bảo dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng và không quy định cụ thể.

3.3.1.3. Luật các TCTD

Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh các hoạt động của TCTD. Đây là Luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của TCTD.

3.3.1.4. Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng đƣợc cụ thể hóa trong Thông tƣ 28/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về bảo lãnh ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành. Hiện nay, quy chế đang đƣợc áp dụng là Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Thông tƣ 28/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về bảo lãnh ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, gồm 4 chƣơng với 34 điều. Đây là văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể nhất về bảo lãnh ngân hàng hiện nay.

3.3.1.5. Quy định của BIDV Thái Nguyên

Trên cơ sở các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo lãnh, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy định Số: 2752/QĐ-TTDVKH “Quy định về tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc” nhằm đảm bảo hoạt động tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc thực hiện thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của bộ phận Quản trị tín dụng và các bộ phận liên quan trong từng bƣớc thực hiện tác nghiệp nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc, bảo đảm tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng, quy chế bảo lãnh của BIDV.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển thái nguyên (Trang 74 - 75)