5. Bố cục của luận văn
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh
- Các loại hình bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm. Điều này thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM. Các loại hình bảo lãnh cung cấp càng phong phú, hoạt động bảo lãnh càng phát triển và ngƣợc lại.
- Tính đa dạng của sản phẩm bảo lãnh còn đƣợc thể hiện qua sự đánh giá của khách hàng qua kết quả điều tra
2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo lãnh
Các chỉ tiêu này đƣợc thể hiện qua kết quả điều tra khảo sát
+ Thời gian xử lý công việc: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất nhanh, nhanh, bình thƣờng, chậm
+ Quy trình bảo lãnh (hồ sơ, thủ tục): đƣợc đánh giá theo các mức độ quá phức tạp, phức tạp, bình thƣờng, đơn giản, rất đơn giản
+ Khả năng tƣ vấn của cán bộ ngân hàng: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất tốt, tốt, bình thƣờng, có tƣ vấn nhƣng chƣa thỏa mãn, chƣa tƣ vấn
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu của dịch vụ: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất tốt, tốt, bình thƣờng, chƣa đáp ứng
+ Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất hài lòng, hài lòng, bình thƣờng, chƣa hài lòng
+ Đầu tƣ ứng dụng công nghệ quản lý: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất hiện đại, hiện đại, bình thƣờng, lạc hậu, rất lạc hậu
2.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ kiểm soát rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh
- Số dƣ bảo lãnh ngân hàng phải trả thay: Đây số tiền NHTM đã trả thay cho khách hàng do khách hàng không thực hiện đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh (bên thụ hƣởng bảo lãnh). Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong khâu thẩm định, đánh giá khách hàng, phản ánh độ rủi ro trong hoạt động cấp bảo lãnh của ngân hàng
Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi số dƣ bảo lãnh phải trả thay gia tăng cho thấy chất lƣợng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không đƣợc tốt cũng nhƣ rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM sẽ phát sinh.
Tỷ lệ bảo lãnh ngân hàng trả thay (%) =
Dƣ bảo lãnh NH trả thay
× 100% Số dƣ bảo lãnh
Tỷ lệ bảo lãnh ngân hàng phải trả thay thấp hoặc bằng không biểu hiện hoạt động bảo lãnh có chất lƣợng.
- Dƣ nợ quá hạn phát sinh từ dịch vụ bảo lãnh:
Khi ngân hàng trả thay cho khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện cho vay bắt buộc (nhận nợ bắt buộc) đối với số tiền đã trả thay. Dƣ nợ này nếu nhƣ khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, sẽ trở thành nợ quá hạn. Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng của hoạt động bảo lãnh, các NHTM luôn chú ý không để phát sinh chỉ tiêu này bởi dƣ nợ bảo lãnh quá hạn xuất hiện cho thấy chất lƣợng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không đƣợc tốt cũng nhƣ rủi ro và nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn.
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn
(%) =
Dƣ bảo lãnh NH trả thay
× 100% Số dƣ bảo lãnh
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn không phát sinh biểu hiện hoạt động bảo lãnh có chất lƣợng.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI BIDV THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên và điều kiện kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Thái Nguyên thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, một vùng đƣợc coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Mặc dù vậy kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần. Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép đƣợc thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Tỉnh đã đƣợc Chính Phủ chấp thuận để hình thành nhiều khu công nghiệp là KCN Sông Công I; KCN Yên Bình I, KCN Tây Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ và KCN Quyết Thắng đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.
Cách đây vài năm, Thái Nguyên vẫn còn giữ một vị trí rất khiêm tốn trên bản đồ kinh tế cả nƣớc. Cho dù nằm kề Hà Nội và sở hữu rất nhiều tiềm năng từ khoáng sản, nông sản đến du lịch, Thái Nguyên vẫn “bƣớc chậm”. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trƣớc đó là 9,14% mỗi năm, những con số khá khiêm tốn so với nhiều tỉnh thành khác.
Cho dù cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp, nhƣng mọi việc vẫn cứ diễn ra khá “đều đều”. Trong khi Vĩnh Phúc, Bắc Ninh hay Hải Dƣơng bứt tốc, những hạn chế về hạ tầng và thể chế đã níu chân Thái Nguyên trong nhiều năm liền.
Tuy nhiên, sự có mặt của tập đoàn Samsung với việc khởi công xây dựng tổ hợp tại khu công nghiệp Yên Bình vào tháng 3/2013 đã đem lại cho Thái Nguyên một diện mạo mới. Cho đến nay, không có nhiều thông tin đƣợc tiết lộ quanh việc vì sao Samsung lại chọn Thái Nguyên, nhƣng có một điều chắc chắn là việc Thái Nguyên kéo đƣợc Samsung về đã khiến nhiều tỉnh thành phải “ghen tỵ”. Cho đến trƣớc khi Samsung vào, Thái Nguyên mất hút trên các bảng xếp hạng về thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Nhƣng nay, Samsung thực sự đã tạo điểm nhấn cho Thái Nguyên, ít nhất trên phƣơng diện thống kê. Năm 2013, cùng với việc cấp phép một loạt dự án lớn nhỏ khác, Thái Nguyên đã thu hút 3.352 triệu USD vốn FDI, đứng thứ hai cả nƣớc về thu hút FDI trong năm và qua đó trở thành địa phƣơng đứng thứ 17 cả nƣớc về tổng số vốn đăng ký đối với các dự án FDI còn hiệu lực. Giải ngân vốn FDI năm 2013 cũng đứng đầu cả nƣớc. [12]
Một điều chắc chắn là ngoài các dự án của Samsung, các dự án phụ trợ cũng sẽ vào Thái Nguyên trong thời gian tới giống nhƣ trƣờng hợp Bắc Ninh. Theo nhận định của đại diện Samsung, sẽ có ít nhất vài trăm doanh nghiệp dạng này sẽ vào Thái Nguyên trong thời gian tới. Lãnh đạo Thái Nguyên thì hy vọng, từ điểm nhấn Samsung, sẽ có làn sóng đầu tƣ vào Thái Nguyên đến từ các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và một nƣớc châu Âu…
Với việc triển khai tích cực, sáng tạo và kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tăng trƣởng, năm 2013, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tuy chƣa đạt mục tiêu đề ra song cũng ở mức hợp lý 6,7%/năm,
mức tăng khá so với bình quân cả nƣớc, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2012; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6% so năm 2012; giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 173 triệu USD, tăng 26,4% so năm 2012; tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 3.826 tỷ đồng, tăng 8% so năm 2012; tổng vốn đầu tƣ trên địa bàn đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng 85% so năm 2012. [12]
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành. Năm 2012, Thái Nguyên vƣơn lên vị trí thứ 17 tăng 40 bậc so với năm 2011. Năm 2013, vị trí của tỉnh Thái Nguyên là 25/63 đƣợc đánh giá ở mức khá và có thứ hạng cao hơn Vĩnh Phúc, Bình Dƣơng, Đồng Nai - những đơn vị đƣợc coi là có tốc độ phát triển kinh tế tốt.
Cùng với những tín hiệu đáng mừng về phát triển kinh tế, trong giai đoạn 2011 - 2013 là sự gia tăng số lƣợng các ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái nguyên.
Bảng 3.1. Các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Năm Chi nhánh NHTM QD cấp I Chi nhánh NHTM QD cấp II Chi nhánh NHTM NQD cấp I Phòng GD Điểm giao dịch (QTK) Năm 2010 5 11 7 51 10 Năm 2013 6 10 11 62 5
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN
Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên: 02 chi nhánh NHTMCP đã đƣợc NHNN có văn bản chấp thuận đặt trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên (gồm NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh Nam Thái Nguyên, khai trƣơng tháng 01/2014 và NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Thái Nguyên, dự kiến khai trƣơng trong năm 2014); 01 chi nhánh NHTMCP Phƣơng Đông đã đƣợc NHNN chấp thuận mở chi nhánh tại Thái Nguyên. [8]
Nhƣ vậy trong giai đoạn 2011 - 2013 tại Thái Nguyên có sự xuất hiện rất nhiều các ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh và các phòng giao dịch (các phòng giao dịch của ngân hàng thƣơng mại quốc doanh là chủ yếu). Sự xuất hiện khá rầm rộ của các ngân hàng cùng với sự phục hồi dần về kinh tế trong thời gian gần đây tạo ra cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Theo thống kê 06 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ƣớc tăng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm trƣớc và vƣợt 1,3% kế hoạch cả năm, trong đó đóng góp chủ yếu là công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng gấp 35 lần so với cùng kỳ (chiếm tỷ trọng 73% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh). Ngành xây dựng cũng có nhiều đóng góp với giá trị sản xuất tăng 17,2% so với cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp Nhà nƣớc đóng góp cao nhất là những tín hiệu mừng cho các ngân hàng trong việc phát triển kinh doanh. Chính vì vậy, ngƣời ta vẫn thƣờng dùng hình ảnh bánh trƣớc và bánh sau của một cỗ xe để nói về mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Đồng thời sự cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành lấy thị phần và uy tín cho mình cũng là động lực cho các ngân hàng chú tâm hơn đến chất lƣợng sản phẩm, quan tâm hơn đến nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên bao giờ cũng vậy cơ hội luôn đi liền với thách thức, trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt này chỉ có những ngân hàng nào nắm bắt đƣợc thời cơ, phát huy đƣợc sức mạnh nội lực của mình đƣa ra những chính sách nhạy bén thì mới có thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng và phát triển đƣợc.
3.2. Tổng quan về BIDV Thái Nguyên
3.2.1. Giới thiệu về BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc. Là một NHTM quốc doanh có
bề dày hoạt động 55 năm, đến nay, BIDV đã trở thành NHTM Nhà nƣớc hàng đầu Việt Nam và chính thức chuyển sang hình thức ngân hàng thƣơng mại cổ phần từ tháng 5/2012.
3.2.2. Giới thiệu về BIDV Thái Nguyên
3.2.2.1. Lịch sử hình thành
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên), là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Sau hơn 55 năm hoạt động, với các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957 - 1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Bắc Thái (1981- 1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Thái (1990-1996); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (từ 1997 đến 4/2012); Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (từ 5/2012 đến nay).
3.2.2.2. Tên gọi, địa chỉ
- Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên.
- Tên quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam - Thai Nguyen Branch
- Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên
- Địa chỉ: Số 653, đƣờng Lƣơng Ngọc Quyến, Tổ 22 Phƣờng Phan Đình Phùng TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
- Chức năng: BIDV Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nƣớc, là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng nhƣ một ngân hàng thƣơng mại.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hƣớng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nƣớc và BIDV.
- Quyền hạn
+ BIDV Thái Nguyên đƣợc quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của BIDV.
+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trƣờng tiền tệ theo quy định của BIDV.
+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV.
+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thƣởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của nhà nƣớc và BIDV.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV.
+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của BIDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trƣởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để quyết định cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra về tình hình và kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ thu hồi trƣớc hạn với các trƣờng hợp khi chi nhánh kiểm tra thấy việc sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nƣớc, hợp đồng tín dụng, thể lệ tín dụng và cam kết của khách hàng với ngân hàng.
+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả đƣợc nợ đến hạn.
+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
3.2.2.4. Cơ cấu tổ chức
BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.
Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên tính đến thời điểm 31/12/2013 bao gồm: 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp