5. Kết cấu luận văn
4.1.2. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nƣớc với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng bền vững. Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc của Vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường
- Đến năm 2015: Thu gom 90% chất thải rắn ở đô thị; 100% các khu công nghiệp và các mỏ than, nhà máy, bệnh viện và các trung tâm du lịch có hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; tỷ lệ che phủ rừng tăng lên 53,5%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 95%.
- Đến năm 2020: trên 90% chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thu gom và xử lý; 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; tỷ lệ chất thải rắn y tế đƣợc xử lý đạt 100%/năm; tỷ lệ che phủ rừng tăng lên 55%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 98%.
- Áp dụng hạn mức ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc đối với các khu du lịch và dân cƣ theo các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn châu Âu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1. Phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của quốc gia về giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính và tăng cƣờng sử dụng năng lƣợng sạch và xanh. Thực hiện chiến lƣợc “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát và điều chỉnh các quy hoạch ngành hiện tại, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng đẩy mạnh chuyển đổi các hoạt động kinh tế theo hƣớng từ “nâu” sang “xanh” và giảm nhẹ các tác động đến môi trƣờng.
- Tăng cƣờng phòng tránh ô nhiễm, trƣớc mắt tập trung giảm ô nhiễm không khí, nƣớc và đất mà không giảm sản lƣợng công nghiệp, đầu tƣ phát triển hệ thống quan trắc tự động nhằm cải thiện công tác quan trắc, đánh giá số liệu và có biện pháp khắc phục khi cần thiết. Đến năm 2015, đảm bảo đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam về chất lƣợng không khí và chất lƣợng nƣớc.
- Giảm phát thải khí nhà kính, tăng cƣờng các biện pháp khắc phục, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.
- Thay đổi phƣơng pháp tƣới tiêu kết hợp với hệ thống phân phối nƣớc hiệu quả hơn để đảm bảo giảm thiểu thất thoát nƣớc trong quá trình phân phối; điều chỉnh phƣơng pháp canh tác để đạt hiệu quả sử dụng nƣớc trong nông nghiệp; áp dụng các biện pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cấp nƣớc sinh hoạt và công nghiệp nhằm giảm áp lực về nhu cầu sử dụng nƣớc và bảo vệ môi trƣờng nƣớc.
2. Bảo tồn đa dạng sinh học: Thực hiện đầy đủ các nội dung của kế hoạch hành động đa dạng sinh học đã đƣợc phê duyệt;
3. Bảo vệ môi trƣờng xuyên biên giới:
- Đầu tƣ xây dựng năng lực thể chế, chính sách và trang thiết bị tiên tiến trong cảnh báo, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng xuyên biên giới. Tập trung vào các biện pháp ngăn ngừa việc vận chuyển trái phép chất thải, du nhập sinh vật ngoại lai; thực hiện nghiêm các công ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Tăng cƣờng công tác quan trắc với công nghệ cao, đánh giá các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng xuyên biên giới tại các khu vực cửa sông ven biển biên giới với Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xây dựng các thỏa thuận hợp tác và trao đổi khoa học, công nghệ về các vấn đề môi trƣờng biên giới với Trung Quốc. Hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, các tổ chức quốc tế trong việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4.2. Định hƣớng công tác quản lý môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015
Nghị quyết số 33/2010/NQ- HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XI- kỳ họp thứ 22 “Về những chủ trƣơng, giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011- 2015” (sau đây gọi tắt là NQ 33) với các nội dung cụ thể nhƣ sau:
4.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục tập trung các nguồn lực để đầu tƣ cho công tác BVMT; gắn kết hài hòa việc phát triển kinh tế - xã hội với BVMT bền vững tỉnh Quảng Ninh.
Từng bƣớc hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, tạo chuyển biến rõ nét về khắc phục tình trạng suy thoái môi trƣờng; cải thiện và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng.
Bảo vệ, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý các nguồn TNTN, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.
Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biến đổi khí hậu bất lợi đối với môi trƣờng; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ONMT do thiên tai gây ra.
4.2.2. Nhiệm vụ trọng tâm
Nghị quyết 33 đã đề cập 5 nhiệm vụ trọng tâm về lĩnh vực BVMT của Quảng Ninh trong thời gian tới bao gồm:
(1). Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng;
(2). Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng; (3). Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (4). Bảo vệ và cải thiện môi trƣờng các khu vực trọng điểm;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của Quảng Ninh nghiệp môi trƣờng của Quảng Ninh
Nhƣ đã phân tích ở trên nguồn tài chính hiện nay của tỉnh Quảng Ninh cho công tác BVMT vẫn là nguồn chi từ NSNN trong đó chủ yếu là nguồn KPSNMT. Tuy nhiên, do nguồn chi SNMT là nguồn chi thƣờng xuyên, nên không thể giải quyết đƣợc hết các vấn đề môi trƣờng ở Quảng Ninh đặc biệt là giải quyết hậu quả ONMT do hoạt động khai thác than nhiều năm để lại. Mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp, các ngành của Quảng Ninh đối với việc thực hiện yêu cầu của Nhà nƣớc về bảo đảm tỷ lệ chi SNMT tăng dần theo tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Tuy nhiên tỷ lệ % nguồn KPSNMT chỉ chiếm 28,79% so với tổng các nguồn kinh phí đầu tƣ cho MT trên địa bàn Quảng Ninh. Điều này cho thấy để giải quyết tốt các vấn đề MT cần phải sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn tài chính có thể huy động đƣợc trong đó có nguồn KPSNMT là việc làm hết sức cần thiết.
Tác giả đề xuất một số giải pháp pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng KPSNMT tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới nhƣ sau:
4.3.1. Tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trường
Theo nhƣ phân tích cho thấy mức phân bổ KPSNMT của Quảng Ninh không ổn định qua các năm, để ổn định tỷ lệ phân bổ hàng năm ở Quảng Ninh, tác giả đề xuất tăng ổn định tỷ lệ chi SNMT của Quảng Ninh là 2% tổng chi NSNN của tỉnh hàng năm và tăng theo tỷ lệ mà Chính phủ yêu cầu khi có điều chỉnh, với các lý do sau:
- Phù hợp với đề xuất của Bộ TN&MT. Hiện nay, Bộ TN&MT cũng đang nghiên cứu, xem xét đề nghị Chính phủ tăng tỷ lệ chi SNMT lên 2% hoặc 3% đề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và BVMT trong giai đoạn tới.
- Phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh là phát triển nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng "từ tăng trƣởng nâu sang tăng trƣởng xanh", trong đó vai trò của môi trƣờng là trụ cột thứ ba trong PTBV ngày càng đƣợc Quảng Ninh quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tăng mức chi đồng nghĩa với việc các nhiệm vụ chi theo quy định sẽ đƣợc quan tâm thực hiện, các vấn đề môi trƣờng bức xúc của Quảng Ninh cũng sẽ đƣợc giải quyết triệt để hơn.
4.3.2. Tăng cường huy động các nguồn tài chính từ cộng đồng, doanh nghiệp (huy động nguồn xã hội hoá)
Theo phân tích ở trên, KPSNMT là một nguồn chi thƣờng xuyên đƣợc phân bổ với tỷ lệ không cao và trong thời gian qua Quảng Ninh sử dụng nguồn kinh phí này còn chƣa hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn chi này và nguồn phí BVMT đối với khai thác khoảng sản vẫn là nguồn tài chính chủ yếu và quan trọng cho công tác BVMT của Quảng Ninh. Mặt khác, các vấn đề môi trƣờng bức xúc của Quảng Ninh ngày càng gia tăng nên việc chỉ sử dụng một vài nguồn tài chính cho hoạt động BVMT sẽ không đem lại hiệu quả cao. Nên việc tăng cƣờng huy động các nguồn tài chính từ cộng đồng (nguồn huy động xã hội hoá) là một việc làm hết sức cần thiết và cũng phù hợp với nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm hay ngƣời sử dụng phải trả tiền (nguyên tắc PPP), nguồn xã hội hoá huy động càng cao, kết hợp với nguồn chi từ NSNN để sử dụng vì mục tiêu BVMT sẽ một mặt tăng cƣờng nguồn tài chính nói chung và mặt khác sẽ giúp sử dụng nguồn chi SNMT hiệu quả hơn thông qua giảm bớt tính chất phân tán hay quá tập trung nguồn chi này cũng nhƣ giúp đạt ngƣỡng đầu tƣ cần thiết cho từng nhiệm vụ chi SNMT.
4.3.3. Ban hành các văn bản quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cụ thể tại địa phương môi trường cụ thể tại địa phương
(1) Ban hành “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”
Đề nghị tỉnh Quảng Ninh căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn và tình hình thực tế công tác quản lý BVMT của tỉnh ban hành “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Trong đó tập trung:
- Phân bổ cụ thể tỷ lệ chi KPSNMT giữa cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã, giữa các cấp huyện (huyện/ thị xã/ thành phố).
- Căn cứ vào tình hình quản lý và bảo vệ môi trƣờng của Tỉnh có thể bổ sung các nhiệm vụ chi phù hợp với quy định của Pháp luật mà chƣa nêu trong TTLT 45.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xây dựng quy trình rõ ràng về việc lập dự toán, hạch toán kế toán, đề cƣơng nhiệm vụ.
- Phân định rõ vai trò của cơ quan Tài chính và cơ quan TN&MT trong việc tham mƣu quản lý và sử dụng KPSNMT.
(2) Ban hành cơ chế điều hành ngân sách hàng năm
Để điều hành hoạt động thu, chi ngân sách của tỉnh, UBND tỉnh đều ban hành quyết định về cơ chế điều hành ngân sách hàng năm; đặc biệt theo Quyết định số 3516/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh “về sửa đổi, bổ sung cơ chế điều hành ngân sách năm 2013”; theo đó:
- Ngân sách tỉnh thực hiện chi SNMT:
Hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trƣờng; Đánh giá hiện trạng và các tác động của môi trƣờng địa phƣơng; Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trƣờng; điều tra, khảo sát đánh giá tình hình ô nhiễm; Xử lý các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng trên địa bàn toàn tỉnh; Xử lý, chôn lấp, kiểm soát các nguồn thải và các điểm ONMT tồn lƣu; Xử lý rác thải tại các cơ sở y tế, trƣờng học thuộc tỉnh quản lý; Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đa dạng sinh học; Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng trên địa bàn tỉnh; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trƣờng; Hỗ trợ trang thiết bị, phƣơng tiện thu gom rác thải sinh hoạt; Đối ứng cho các dự án hợp tác quốc tế BVMT cấp tỉnh; Xây dựng Chiến lƣợc, Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn toàn tỉnh; Hỗ trợ các nhiệm vụ BVMT theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; Công tác thanh tra, kiểm tra, khen thƣởng; Hỗ trợ Quỹ bảo vệ môi trƣờng,…
- Ngân sách cấp huyện thực hiện chi SNMT:
Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố; Xử lý rác thải tại các cơ sở y tế trƣờng học thuộc cấp huyện quản lý; Đảm bảo vệ sinh các công trình công cộng nhƣ công viên, vƣờn hoa, cây xanh vỉa hè, cống rãnh thoát nƣớc; Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về MT cấp huyện; Công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật về MT; Công tác thanh tra, kiểm tra, khen thƣởng,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua phân tích những bật cập trong phân bổ vốn của tỉnh đối với nguồn KPSNMT nhƣ trên, tác giả thấy rằng cần phải có quy định cụ thể hóa về tỷ lệ phân bổ giữa các cấp ngân sách ở địa phƣơng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dự toán và phân bổ KPSNMT.
Tác giả đề xuất mức phân bổ nhƣ sau:
(1). Phân bổ cho khối tỉnh, khối huyện và khối xã theo tỷ lệ 15/80/5. Với các lý do sau:
- Các vấn đề môi trƣờng mang tính chất liên ngành, liên huyện nên cần tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí cho cấp tỉnh.
- Đề giải quyết các vấn đề môi trƣờng thì cần có sự chung tay góp sức của tất cả các cấp các ngành không chỉ cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xã nói riêng, nên cần phân bổ kinh phí cho cả 3 cấp.
- Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ chi nhƣ đã đề xuất nhƣ trên, cấp nào cũng cần phải có ngân sách.
(2). Phân bổ trong khối huyện theo tỉ lệ sau:
Bảng 4.1: Dự kiến tỷ lệ phân bổ KPSNMT cho cấp huyện của Quảng Ninh
TT Địa phƣơng Tỷ lệ phân bổ (%) Lý do phân bổ Tổng số 100 1 10
- Địa phƣơng tự cân đối thu chi nên đã dành một phần kinh phí cho hoạt động BVMT.
- Thành phố trọng điểm của tỉnh.
- Có di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cần phải bảo vệ.
- Có nhiều hoạt động công nghiệp đặc biệt là hoạt động khai thác than.
- Có nguồn phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
2 7
- Địa phƣơng tự cân đối thu chi nên đã dành một phần kinh phí cho hoạt động BVMT.
- Có vƣờn quốc gia Bái Tử Long cần phải bảo vệ. - Có nhiều hoạt động công nghiệp đặc biệt là hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Địa phƣơng Tỷ lệ phân bổ (%) Lý do phân bổ động khai thác than.
- Có nguồn phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản.