Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 127)

5. Kết cấu luận văn

2.3.Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là các phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp so sánh

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng và quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ có một nhận thức cụ thể về quy mô, khối lƣợng thực tế của hiện tƣợng nghiên cứu. Số tuyệt đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không ai có thể phủ nhận đƣợc.Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch

- So sánh số tương đối:

+ Số tƣơng đối động thái: Số tƣơng đối động thái thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động về mức độ của các hiện tƣợng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tƣơng đối này đƣợc tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tƣợng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau và đƣợc biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Mức độ đem ra nghiên cứu đƣợc gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ đƣợc dùng làm cơ sở so sánh đƣợc gọi là mức độ kỳ gốc.

Số tƣơng đối động thái = Mức độ kỳ nghiên cứu x 100% Mức độ kỳ gốc

+ Số tƣơng đối kết cấu: Số tƣơng đối kết cấu phản ánh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể. Số tƣơng đối này thƣờng thể hiện bằng số phần trăm và đƣợc tính bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể.

Số tƣơng đối kết cấu =

Mức độ của bộ phận

x 100% Mức độ tổng thể

2.3.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích

Phƣơng pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) là một công cụ của chính sách, là cơ sở cho các nhà quản lý đƣa ra những chính sách hợp lý về sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những ảnh hƣởng tiêu cực phát sinh trong các công trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Mục đích của việc sử dụng CBA: Đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và chính xác hơn. Phƣơng pháp CBA sẽ làm phép so sánh những lợi ích thu về do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng quan điểm phân tích kinh tế để nghiên cứu. Chi phí và lợi ích trong nghiên cứu kinh tế môi trƣờng không chỉ tính tới chi phí và lợi ích cá nhân mà còn bao gồm cả những chi phí và lợi ích đối với tài nguyên và môi trƣờng.

Tuy nhiên, đối với các dự án trong lĩnh vực môi trƣờng thì việc lƣợng hoá đƣợc những chi phí, lợi ích là rất phức tạp, không dễ gì thấy đƣợc và tác động là bao lâu... chính vì vậy việc đo lƣờng để lƣợng hóa kết quả là không đơn giản, thậm chí không có một thƣớc đo chung, hay một phƣơng pháp chung phục vụ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Nhƣng có thể nhận biết về hiệu quả sử dụng KPSNMT thông qua 2 biểu hiện phản ánh quan hệ chi phí - kết quả, là:

- Tính chất bức xúc của các vấn đề về môi trƣờng tăng hay giảm khi tập trung phần lớn nguồn lực để giải quyết.

- Mức độ đạt các mục tiêu, chỉ tiêu về môi trƣờng đã đặt ra, nhìn từ giác độ nguồn lực tài chính kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cho thực hiện các hoạt động sự nghiệp môi trƣờng để xem xét hiệu quả sử dụng.

2.3.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Qua phƣơng pháp này giúp cho luận văn có đƣợc các thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng nhƣ các nhận định về quản lý, bảo vệ môi trƣờng nói chung và quản lý, sử dụng nguồn KPSNMT nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả này sẽ giúp tác giả đƣa ra đƣợc các giải pháp sát với thực tiễn.

Lấy ý kiến từ các lãnh đạo của một số cơ quan, đơn vị thông qua các cuộc trao đổi, hội nghị, hội thảo:

- Các quan điểm, mục tiêu và định hƣớng chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan tới sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh (Nhƣ: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Kế hoạch và đầu tƣ)

- Định hƣớng phát triển của Đảng và Nhà nƣớc đối với sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng trong giai đoạn hiện nay.

- Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh theo mô hình tăng trƣởng: phát triển bền vững, chuyển đổi phƣơng thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

KPSNMT là một nguồn lực tài chính quan trọng cho BVMT ở nƣớc ta. Cùng với các nguồn lực khác, nguồn tài chính này đóng góp tích cực và mang lại những thành quả không chỉ trong công tác quản lý, BVMT mà còn giúp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hƣớng tới PTBV.

Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ chi đƣợc phân bổ KPSNMT lợi ích mang lại bao gồm lợi ích về MT, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, tuy nhiên lợi ích về kinh tế đối với các nhiệm vụ, dự án BVMT thƣờng rất khó để lƣợng hoá và đánh giá đƣợc. Để đánh giá hiệu quả của nguồn KPSNMT, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:

(1). Chi NSNN cho nguồn KPSNMT hàng năm. (2). Nguồn thu bổ sung cho nguồn KPSNMT.

(3). Tỷ lệ phân bổ KPSNMT so với tổng chi NSNN hàng năm và tỷ lệ phân bổ KPSNMT giữa TW và ĐP, giữa các cấp ngân sách.

(4). Số lƣợng nhiệm vụ chi, mục đích chi KPSNMT (5). Tỷ lệ phân bổ KPSNMT cho các nhiệm vụ chi.

(6). Công tác phối hợp và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trƣờng

Các chỉ tiêu của quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình/nhiệm vụ/dự án (sau đây gọi chung là dự án) sử dụng KPSNMT:

Đây là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của các dự án sử dụng nguồn KPSNMT. Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án là hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lƣợng, trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt và theo tiến độ cho phép.

Về mặt toán học, ba chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức:

C= f(P,T,S)

Trong đó: C: Chi phí

P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả) T: Yếu tố thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện dự án và phạm vi của dự án. Nói chung chi phí của dự án tăng lên khi chất lƣợng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án đƣợc mở rộng.

Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trƣờng hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ ảnh hƣởng đến phát sinh tăng chi phí. Mặt khác thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo... làm phát sinh một số khoản mục chi phí.

Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hoàn thành (chất lƣợng và kỹ thuật của dự án) có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng chỉ tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các giai đoạn của dự án nhƣng nói chung đạt đƣợc kết quả tốt đối với mục tiêu này thƣờng phải “hi sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý dự án, dù phải đánh đổi mục tiêu hay không thì dự án đạt hiệu quả cao nhất khi có sự kết hợp tốt nhất giữa các chỉ tiêu nhƣ hình vẽ.

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu: tiến độ, chi phí và chất lƣợng

Đối với các dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ngân sách thì giá trị quyết toán của dự án (chi phí đầu tƣ của dự án) không đƣợc vƣợt tổng mức đầu tƣ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án đầu tƣ có phát sinh mà đƣợc phép điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tƣ theo quy định về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình mà không phải do các trƣờng hợp bất khả kháng nhƣ thiên tai... thì số lần

Chất lƣợng Chất lƣợng mong muốn Thời gian Tiến độ Cho phép Mục tiêu Tổng hợp Chi phí Chi phí Cho phép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải điều chỉnh, bổ sung và mức độ phải điều chỉnh bổ sung thể hiện chất lƣợng công tác quản lý sử dụng vốn đầu tƣ từ khâu khảo sát, lập dự án. Các chi phí phát sinh vƣợt tổng mức đầu tƣ có thể sẽ làm giảm hiệu quả tài chính của dự án trong nhiều trƣờng hợp thì làm cho dự án đầu tƣ không có hiệu quả.

Đánh giá chất lƣợng công trình là một nội dung quan trọng trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ vì chất lƣợng công trình thể hiện kết quả, là sản phẩm của quá trình đầu tƣ. Dự án sẽ không thể phát huy đƣợc hết hiệu quả, không đảm bảo chất lƣợng sẽ dẫn đến sự lãng phí, thất thoát tài sản; có thể phát sinh nhiều chi phí để sửa chữa cải tạo cũng nhƣ có thể dự án sẽ không thể đi vào vận hành và khai thác sử dụng đƣợc. Điều này dẫn đến dự án đầu tƣ bị phá sản, lãng phí các nguồn lực của xã hội.

Ngoài các chỉ tiêu về tiến độ, chi phí và chất lƣợng của dự án thì việc xem xét các sai phạm nếu có xảy ra trong quá trình triển khai dự án và mức độ sai phạm cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Một dự án đầu tƣ mà quá trình triển khai thực hiện có nhiều sai phạm, các sai phạm mức độ càng lớn thì chắc chắn hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ sẽ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm, khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam trong khoảng từ 106o25’ đến 108o25’ kinh độ đông và giữa 20o40’ đến 21o40’ vĩ độ bắc, trải dài 195km theo hƣớng Đông- Tây và 102km theo hƣớng Bắc- Nam với diện tích 6.102km2 và có dân số 1,15 triệu ngƣời. Quảng Ninh đƣợc chia thành 14 đơn vị hành chính, bao gồm 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh thành có biển, với 250km đƣờng bờ biển, 2.077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam). Phía Bắc giáp nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía Nam giáp thành phố Hải Phòng.

3.1.1.2. Vị trí địa kinh tế

Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế, địa chính trị chiến lƣợc trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Có vị trí chiến lƣợc và quốc phòng, Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng do có đƣờng biên giới với Trung Quốc và nằm bên vịnh Bắc Bộ. Quảng Ninh có thể phát triển dịch vụ thƣơng mại và vận tải giữa Việt Nam- Trung Quốc - ASEAN.

3.1.1.3. Địa hình, khí hậu

Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi. Vùng núi Quảng Ninh chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hƣớng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong hình cánh cung. Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hóa và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các triền sông và bờ biển. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhƣng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cƣ trù phú của Quảng Ninh. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nƣớc (2078/2779 đảo), đảo trải dài theo đƣờng ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Địa hình đáy biển không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trƣởng các rạn san hô rất đa dạng.

- Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa trong năm. Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-23oC, lƣợng mƣa bình quân 1.995mm và độ ẩm trung bình 82-85%. Do nằm sát biển, khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung khá ôn hoà, phù hợp phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng có xuất hiện một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ: mƣa phùn, sƣơng mù, dông, gió mùa, bão, sƣơng muối.

3.1.1.4. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản

- Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 6.102km2, chiếm 1,84% tổng diện tích của Việt Nam, là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Trên 80% diện tích đất là đồi núi. Nhóm đất nông nghiệp có 460.119,34ha chiếm 75,4%; Nhóm đất phi nông nghiệp có 83.794,82ha, chiếm 13,7%; Nhóm đất chƣa sử dụng có 66.321,15ha, chiếm 10,9% tổng diện tích tự nhiên của vùng.

- Tổng lƣu lƣợng dòng chảy của 13 con sông chính là 7,567 tỷ m3. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có 124 hồ đập với tổng lƣợng nƣớc là 336,65 triệu m3. Trữ lƣợng nƣớc ngầm đã đƣợc thăm dò và xếp loại của Quảng Ninh là: Loại A: 55.622 m3/ngày; Loại B: 130.671 m3/ngày; Loại C: 172.216 m3/ngày.

- Quảng Ninh có trên 350 nghìn ha đất rừng với độ che phủ đạt trên 51%, có thảm động thực vật phong phú, gồm 1.027 loài thực vật và 120 loài động vật. Trong đó có một số loài quý hiếm đang gặp nguy hiểm nhƣ gấu ngựa và rái cá.

- Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển rất lớn, có 250km đƣờng bờ biển và trên 6.100km2 ngƣ trƣờng, gồm hơn 40 nghìn ha bãi triều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và hơn 20 nghìn ha eo vịnh, hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ. Có nhiều loài giá trị cao nhƣ Tôm, Cua, Hàu, Bào Ngƣ, Sò huyết, Sá sùng.

- Quảng Ninh có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhƣ than, vật liệu xây dựng (nhƣ đá vôi xi măng, sét xi măng, sét gạch ngói, sét chịu lửa, cao lanh, cát thuỷ tinh, cát sỏi xây dựng, đát ốp lát,...) và nƣớc khoáng với trữ lƣợng

Một phần của tài liệu hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 127)