Thực trạng quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của Việt

Một phần của tài liệu hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 127)

5. Kết cấu luận văn

3.3.Thực trạng quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của Việt

Nam giai đoạn 2008- 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng dự toán chi vốn đầu tƣ phát triển lĩnh vực BVMT giai đoạn 2003-2007 là 5.150 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nƣớc là 2.726 tỷ đồng, vốn nƣớc ngoài là 2.524 tỷ đồng.

Giai đoạn từ 2008-2010, tổng chi cho lĩnh vực BVMT là 21.617,8 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tƣ phát triển là 6.354,8 tỷ chiếm 30%, vốn sự nghiệp chiếm 70%), chiếm trên 1% tổng chi NSNN. Chi NSNN trong lĩnh vực MT trong giai đoạn này nhằm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, ngành, địa phƣơng theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trƣờng, Chiến lƣợc BVMT Quốc gia đến năm 2010, Kế hoạch Quốc gia kiểm soát ONMT đến năm 2010.

Phân bổ KPSNMT ở TW tập trung vào các nhiệm vụ BVMT đối với các lĩnh vực Bộ, ngành phụ trách.

Phân bổ về các địa phƣơng: HĐND và UBND các tỉnh triển khai phân bổ gói kinh phí đƣợc TW cấp và thực tế nguồn NSĐP.

Bảng 3.3: Tình hình phân bổ và thực hiện ngân sách sự nghiệp môi trƣờng của Việt Nam giai đoạn 2007-2012

TT

Chỉ tiêu Thực hiện 6 năm (2007 - 2012)

Kinh phí phân bổ theo năm (tỷ đồng)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tổng chi NSNN 3.485.280 357.400 398.980 491.300 581.900 752.600 903.100 1.1 Tốc độ tăng hàng năm (%) 11,63 23,14 18,44 29,33 20,00 2 Tổng chi SNMT 35.415 3.500 3.885 5.150 6.230 7.600 9.050 2.1 So với tổng chi NSNN (%) 1,02 0,98 0,97 1,05 1,07 1,01 1,00 2.2 Tốc độ tăng hàng năm (%) 0,11 0,33 0,21 0,22 0,19 3 Chi NSTW 5.240 530 580 850 980 1.100 1.200 3.1 So với tổng chi SNMT (%) 0,15 0,15 0,15 0,17 0,16 0,14 0,13 3.2 Tốc độ tăng hàng năm (%) 9,43 46,55 15,29 12,24 9,09 4 Chi NSĐP 30.175 2.970 3.305 4.300 5.250 6.500 7.850 4.1 So với tổng chi SNMT (%) 0,85 0,85 0,85 0,83 0,84 0,86 0,87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TT

Chỉ tiêu Thực hiện 6 năm (2007 - 2012)

Kinh phí phân bổ theo năm (tỷ đồng)

2007 2008 2009 2010 2011 2012

4.2 Tốc độ tăng

hàng năm (%) 11,28 30,11 22,09 23,81 20,77

Nguồn: Lê Minh Toàn- Vụ Kế hoạch Tài Chính- Tổng cục Môi trường "Báo cáo Tổng quan tình hình đầu tư tài chính cho công tác bảo vệ môi trường"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về cơ bản, tổng kinh phí chi SNMT đã đảm bảo ở mức "không dƣới 1% tổng chi NSNN"; tỷ lệ chi cho BVMT hàng năm so với tổng chi NSNN có tăng, nhƣng không đáng kể; trung bình chỉ đạt 1,02%, so với yêu cầu của NQ 41 đề ra là chƣa đạt. Tỷ lệ chi NSTW đạt 15% và NSĐP đạt 85% trong tổng chi 1% đạt yêu cầu đề ra theo QĐ 151.

3.3.2. Mức phân bổ KPSNMT ở Bộ, ngành Trung ương và địa phương

3.3.2.1. Mức phân bổ KPSNMT ở các Bộ, ngành Trung ương

Theo số liệu tổng hợp của BTN&MT phần chi ngân sách SNMT phân bổ cho các Bộ, cơ quan Trung ƣơng chiếm khoảng 50 - 70%, phần còn lại là phân bổ cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự án quốc gia và Quỹ BVMT Việt Nam.

Bảng 3.4: Dự toán chi ngân sách SNMT Trung ƣơng giai đoạn 2007 - 2010 TT Nội dung Phân bổ kinh phí theo năm (triệu đồng)

2007 2008 2009 2010

1 Tổng phân bổ ở TW 530.000 580.000 850.000 980.000

1.1 Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn

30.000 66.000 97.000 128.500

1.2 Thực hiện dự án hộ nghèo

cải thiện nhà vệ sinh 100.000 50.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3 Hỗ trợ có mục tiêu ngân

sách địa phƣơng 128.673 1.200 133.092 190.970 1.4 Phân bổ cho các Bộ, cơ

quan TW 371.327 412.800 469.908 460.530

1.5 Bổ sung vốn điều lệ Quỹ

BVMT VN 100.000 200.000

2 Tỷ lệ 1.4/1 (%) 70.06 71.17 55.28 47

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách SNMT năm 2011 và dự kiến kế hoạch năm 2012 của Bộ TN&MT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phần chi NSTW trong tổng chi SNMT đƣợc bố trí thực hiện nghiêm túc theo QĐ 151, chiếm khoảng 15% tổng chi ngân sách SNMT, trong đó phần chi dành cho Bộ, ngành tƣơng đối ổn định trong thời gian qua. Nguồn chi này đã là một nguồn tài chính quan trọng để các Bộ, ngành hàng năm bố trí chi cho các hoạt động BVMT thuộc chức năng của mình, đóng góp quan trọng vào các thành tựu, kết quả chung về BVMT cho PTBV của quốc gia.

Tuy vậy, thực tế phân bổ nguồn chi này cũng cho thấy: một là, tổng chi ngân sách SNMT phân bổ cho các Bộ, cơ quan TW tăng không đáng kể về số tuyệt đối nhƣng thay đổi đáng kể về số tƣơng đối (tỷ lệ %) so với tổng chi ngân sách SNMT cấp TW; và hai là, sự thiếu hụt về nguồn chi thƣờng xuyên cho MT so với sự gia tăng đáng kể các vấn đề MT thuộc chức năng quản lý của Bộ, ngành.

3.3.2.2. Mức phân bổ KPSNMT ở Địa phương

Ở cấp địa phƣơng, nguồn chi SNMT gồm kinh phí từ nguồn TW phân bổ (theo tỷ lệ 85% so với tổng dự toán chi SNMT hàng năm) và từ nguồn địa phƣơng. Chi từ nguồn NSĐP cho hoạt động SNMT ở phần lớn các địa phƣơng nhìn chung là khó khăn và ít ỏi (trừ các địa phƣơng có kinh tế phát triển và nguồn thu ngân sách lớn). Do phần lớn các địa phƣơng với nguồn thu ngân sách còn hạn chế, còn khá nhiều địa phƣơng vẫn chƣa cân đối đƣợc thu - chi ngân sách và NSTW phải bù đắp phần chênh lệch này nên khả năng đảm bảo ít nhất 1% tổng chi NSNN cho hoạt động SNMT là khá khó khăn đối với các địa phƣơng này. Hiện tại, chƣa có thống kê chính thức về con số tỷ lệ các địa phƣơng đảm bảo yêu cầu của Quốc Hội và Chính phủ về “chi không dƣới 1% tổng chi ngân sách nhà nƣớc và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế”.

Theo số liệu tổng hợp của BTN&MT năm 2011 cho thấy địa phƣơng bố trí chi SNMT thấp nhất là 13,06 tỷ đồng (tỉnh Phú Thọ) và cao nhất là 1.520 tỷ đồng (Tp. Hồ Chí Minh). Trong tổng số 63 địa phƣơng, nhóm địa phƣơng bố trí chi SNMT dƣới 100 tỷ đồng là 50 địa phƣơng, chiếm tỷ lệ 79% (50/63), nhóm địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phƣơng bố trí chi SNMT dƣới 1.000 tỷ đồng là 12 địa phƣơng, chiếm tỷ lệ 20% (12/63) và chỉ có 1 địa phƣơng Tp. Hồ Chí Minh bố trí chi SNMT trên 1.000 tỷ đồng, nhƣng ở không ít địa phƣơng chi SNMT chiếm tỷ lệ thấp hơn, thậm chí dƣới xa so với mức 1%, nhƣ Bắc Kạn, Quảng Trị, ...

Bảng 3.5: Tình hình phân bổ và thực hiện KPSNMT ở cấp địa phƣơng giai đoạn 2007 - 2011

Nội dung Phân bổ kinh phí theo năm (đơn vị tính triệu đồng)

2007 2008 2009 2010 2011

1. Số giao của Bộ

Tài chính 2.970.027 3.303.200 4.300.000 5.250.002 6.501.390

2. Số HĐND địa

phƣơng thông qua 2.895.219 3.562.657 4.414.336 4.963.228 6.390.814

Tỷ lệ (2/1) (%) 97,48 107,85 102,66 94,53 98,3

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012

Bảng 3.6: Tổng hợp tỷ lệ kinh phí SNMT so với tổng chi ngân sách năm 2011 của một số tỉnh, thành phố Đơn vị: % TT Tỉnh/ Thành phố Mức chi năm 2011 Ghi chú

1 Hà Nội 3,24 Nguồn cung cấp: Sở Tài chính (theo văn bản); 2007: 2,5; 2008: 2,3; 2009: 2,4; 2010: 2,33 2 Bắc Ninh 3,2 Nguồn cung cấp: Sở TN&MT; 2007: 0,9;

2008: 0,9; 2009: 1,1; 2010: 2,7

3 Hải Dƣơng Trên 1,0 Nguồn cung cấp: Sở TN&MT và Sở Tài chính. Riêng Sở TN&MT báo cáo có năm còn tới 3- 4%. Sở TN&MT báo cáo: 2007: 0,94; 2008: 0,84; 2009: 0,86.

4 Bình Dƣơng 1,5 (trung bình 5 năm qua)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tỉnh/ Thành phố

Mức chi năm

2011 Ghi chú

5 Sóc Trăng 1,57 Nguồn cung cấp: Sở Tài chính, so với tổng chi thƣờng xuyên; 2007: 2,1; 2008: 1,98; 2009: 1,86; 2010: 1,57

6 Long An Giao 1,75% (tính trên chi thƣờng xuyên)

Nguồn cung cấp: Sở Tài chính

7 Đà Nẵng Gần 1,0 Nguồn cung cấp: HĐND; năm 2012 giao trên 1,0 8 Quảng Ngãi 1,31 Nguồn cung cấp: Sở Tài chính và Sở TN&MT;

2010: 1,33 9 Cần Thơ 1,80 (số liệu dự

toán)

Nguồn cung cấp: Sở Tài chính, trong đó 2007: 1,80; 2008: 1,74; 2009: 1,69; 2010: 1,68

10 TP. Hồ Chí Minh

Gần 3% (2010) Nguồn cung cấp: Sở TN&MT

11 Đồng Nai 1,54 Nguồn cung cấp: Sở Tài chính; 2007: 1,47; 2008: 1,87; 2009: 1,41; 2010: 1,59

12 Hải Phòng 3,0 Nguồn cung cấp: Sở Tài chính, trong đó 2008: 1,7; 2009: 1,9; 2010: 1,8.

Nguồn: Kết quả điều tra trong khuôn khổ Dự án QLNN về MT cấp tỉnh tại Việt Nam được BTN&MT phối hợp với Chính phủ Canada thực hiện từ năm 2009 - 2013

Tuy nhiên, số liệu về tỷ lệ chi SNMT đƣợc báo cáo cần đƣợc lƣu ý về tính đúng đắn của các khoản chi bởi có nhiều địa phƣơng gộp cả các khoản chi thuộc hạng mục đầu tƣ phát triển vào nguồn chi SNMT, nhƣ khoản chi đầu tƣ xây dựng bãi chôn lấp chất thải, chi hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho xây dựng bãi chôn lấp chất thải,... Số liệu cung cấp của các cơ quan khác nhau về mức chi này ở cùng một địa phƣơng cũng có nơi không thống nhất, thậm chí lệch nhau xa do nhiều địa phƣơng gộp cả khoản chi không thuộc chi SNMT hoặc tỷ lệ (%) báo cáo lại tính trên tổng chi thƣờng xuyên của NSĐP mà không phải là tổng chi NSĐP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về phân bổ KPSNMT ở địa phƣơng cho đến nay còn chƣa có một cơ sở pháp lý về định mức phân bổ giữa các cấp NSĐP (tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phƣờng) tƣơng tự nhƣ giữa Trung ƣơng với địa phƣơng (15/85) nên chƣa có sự ổn định nhất định.

Các nguồn bổ sung cho KPSNMT theo các quy định của pháp luật cũng rất khiêm tốn và chƣa có nhiều ý nghĩa.

3.3.3. Nội dung chi KPSNMT ở các Bộ, ngành Trung ương và Địa phương

3.3.3.1. Nội dung chi KPSNMT ở các Bộ, ngành Trung ương

Theo danh mục đầu mối đƣợc phân bổ phần chi SNMT cho các Bộ, ngành năm 2007 - 2010 là 34, năm 2010 và 2011 là 30 Bộ, ngành với số liệu thống kê nhƣ trên thì trung bình mỗi đầu mối đƣợc sử dụng hàng năm khoảng 15 tỷ đồng. Con số này cho thấy so với các vấn đề MT mà các đầu mối phải quan tâm theo chức năng quản lý và nhiệm vụ hoạt động của mình cũng nhƣ so với 15 nhiệm vụ chi đƣợc quy định tại TTLT 45 (Khoản 1, Điều 2) là rất hạn hẹp. Tất yếu buộc các Bộ, ngành tập trung vào một vài nhiệm vụ BVMT cấp bách, trọng tâm. Trong giai đoạn 2007 - 2010, theo báo cáo của BTN&MT gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc hội, thì phần chi SNMT phân bổ cho các Bộ, ngành TW tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ:

- Xây dựng, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật;

- Duy trì hoạt động của hệ thống quan trắc môi trƣờng quốc gia;

- Quản lý, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các dự án xử lý ONMT nghiêm trọng;

- Điều tra xây dựng một số mô hình BVMT.

3.3.3.2. Nội dung chi KPSNMT ở địa phương

Theo tổng kết của BTN&MT và kiểm chứng của VPEG qua làm việc với 12 địa phƣơng (trong tháng 2 và 3/2012), khoảng 80 - 90% nguồn chi SNMT hàng năm đƣợc các địa phƣơng sử dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra, cũng có thực tế là có không ít địa phƣơng sử dụng còn chƣa hiệu quả hoặc khó có thể đánh giá hiệu quả sử dụng mà nguyên do bắt nguồn từ sự ít ỏi, hạn chế về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn chi và những bất cập trong sử dụng. Nhiều địa phƣơng (nhƣ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Hải Phòng, Thái Nguyên,...) còn sử dụng KPSNMT không đúng với tính chất của nguồn chi thƣờng xuyên và nhiệm vụ chi quy định tại Khoản 2- Điều 2- TTLT 45, nhƣ chi xây dựng công trình hạ tầng môi trƣờng (bãi chôn lấp chất thải rắn, hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng bãi chôn lấp chất thải), chi trồng cây xanh, lắp đặt điện đƣờng chiếu sáng, xử lý chất thải bằng hầm biogas,… Từ thực tế này cho thấy: một là, nguồn chi SNMT còn ít ỏi đến mức phải tập trung gần nhƣ toàn bộ (80 - 90% và hơn nữa) cho nhiệm vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt, và hai là, còn nhiều nhiệm vụ BVMT khác cũng quan trọng, cấp bách ở địa phƣơng nhƣng không có hoặc không đủ kinh phí để thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4. Đánh giá chung tình hình chi sự nghiệp môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2008- 2013

Do tính chất là nguồn chi thƣờng xuyên nên kinh phí chi SNMT không thể bố trí để đầu tƣ giải quyết triệt để các vấn đề môi trƣờng bức xúc đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, kinh phí chi SNMT ở các Bộ, ngành và địa phƣơng chƣa đƣợc bố trí đủ, đúng với nội dung chi, chƣa tập trung vào các vấn đề MT trọng tâm, trọng điểm.

Qua phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng KPSNMT ở Bộ, ngành TW và một số địa phƣơng có thể nhận diện một số vấn đề tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

- Nguồn chi hạn chế và phân bổ dàn trải;

- Mức chi NSNN hàng năm cho hoạt động SNMT là ít so với nhu cầu thực tế; - Bổ sung hàng năm (nguồn thu) cho nguồn KPSNMT còn ít ỏi;

- Sử dụng còn mang tính chất “thái cực” và hiệu quả sử dụng thấp; - Quản lý còn có những bất cập và phối hợp yếu.

3.4. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2013 Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2013

3.4.1. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh

Nguồn tài chính của tỉnh Quảng Ninh cho BVMT chủ yếu vẫn là nguồn NSNN, bao gồm một số nguồn nhƣ: Nguồn KPSNMT (thuộc nguồn chi thƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuyên); Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản; Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Nguồn KPSN khoa học (thuộc nguồn chi thƣờng xuyên), nguồn ngoài NSNN chủ yếu là Quỹ môi trƣờng ngành than và kinh phí của các doanh nghiệp.

Bảng 3.7: Tổng hợp một số nguồn kinh phí chi cho bảo vệ môi trƣờng ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013

TT Nội dung Tổng cộng 6 năm

Kinh phí phân bổ theo năm (triệu đồng)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 KPSNMT 2.254.012 72.461 77.499 134.451 249.363 907.709 812.529 2 Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản 1.452.453 305.925 246.344 252.208 195.765 212.065 574.994 3 KPSN khoa học 15.482 1.099 2.952 5.273 2.583 1.641 1.934 4 Chi đầu tƣ XDCB cho lĩnh vực BVMT 620.421 77.912 66.510 88.125 66.919 171.485 149.470 5 Vốn đối ứng của tỉnh thực hiện các dự án ODA về BVMT 99.530 30.660 17.042 2.139 10.409 9.940 29.340 6 Quỹ môi trƣờng ngành than 2.661.948 338.251 390.019 488.301 321.726 493.647 630.004 7 Tổng cộng 7.438.694 826.308 800.366 970.497 846.765 1.796.487 2.198.271 Tỷ lệ (1/7)% 30,30% 8,77% 9,68% 13,85% 29,45% 50,53% 36,96%

Nguồn: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ của tỉnh Quảng Ninh; Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam

Bảng 3.7 mới chỉ thống kê đƣợc một số nguồn kinh phí chính của tỉnh Quảng Ninh đầu tƣ cho công tác quản lý và BVMT, chƣa kể đến các nguồn hỗ trợ từ TW

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia liên quan đến BVMT và nguồn kinh phí chi từ doanh nghiệp đầu tƣ cho BVMT.

Theo số liệu tại Bảng 3.7, nguồn kinh phí đầu tƣ cho BVMT của tỉnh Quảng Ninh tăng từ 826.308 triệu đồng năm 2008 tăng lên 2.198.271 triệu đồng năm 2013 cho thấy các cấp, các ngành của Quảng Ninh ngày càng quan tâm hơn đến công tác

Một phần của tài liệu hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 127)