Kinh nghiệm về chi NSNN cho BVMT của quốc tế

Một phần của tài liệu hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu luận văn

1.3.1.Kinh nghiệm về chi NSNN cho BVMT của quốc tế

Các số liệu và các dẫn giải quốc tế ở đây đƣợc tóm lƣợc lại từ một nghiên cứu tổng quan: Chi ngân sách cho môi trƣờng tại một số nƣớc trên thế giới và định hƣớng cho Việt Nam của TS. Đỗ Nam Thắng , Tạp chí Môi trƣờng, số 04-2011.

Trong các tài liệu quốc tế thƣờng sử dụng khái niệm phần chi cho môi trƣờng trong chi NSNN, bao gồm tất cả các khoản chi cho môi trƣờng từ NSNN (gọi chung là chi tiêu công cho môi trƣờng - public environmental expenditure). Do vậy, các số liệu sau đây là nói về phần chi cho môi trƣờng trong chi NSNN:

(1) Về mức chi cho môi trường: tổng chi cho môi trƣờng của các nƣớc thuộc

khối liên minh châu Âu (EU) là 1,77% GDP. Có xu hƣớng chuyển dịch chi BVMT từ nhà nƣớc sang ngành công nghiệp dịch vụ môi trƣờng. Ví dụ, khu vực Nhà nƣớc giảm từ 0,7% xuống còn 0,44% năm 2006, trong khi công nghiệp dịch vụ môi trƣờng tăng từ 0,8% lên 0,86% GDP năm 2006. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là sự tăng cƣờng tham gia của doanh nghiệp và ngành công nghiệp môi trƣờng.

Sự tập hợp các khoản chi môi trƣờng tƣơng đƣơng của Việt Nam để so sánh quốc tế của nghiên cứu này cho thấy: nếu so sánh theo mức chi trên bình quân đầu ngƣời thì mức chi này của 27 nƣớc đƣợc so sánh trung bình là 111 USD/ ngƣời, cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhất là Hà Lan (597 USD/ngƣời), thấp nhất là Lào (0,3 USD/ngƣời). So với một số nƣớc trong khu vực, mức chi của Việt Nam (4,5 USD/ngƣời, năm 2010) chỉ cao hơn mức chi của Lào, thấp hơn mức chi của Nhật Bản (168 USD/ngƣời, năm 2008), Hàn Quốc (68 USD/ngƣời, năm 2008), Trung Quốc (50 USD/ngƣời, năm 2008), Thái Lan (8 USD/ngƣời, năm 2009). Mức chi này của Việt Nam chỉ bằng 4% của mức trung bình nêu trên (4,5/111 USD/ ngƣời). Còn nếu tính chi cho môi trƣờng theo tỷ lệ % GDP thì mức của Việt Nam (0,386%, năm 2010) thấp hơn mức chi trung bình của 39 nƣớc so sánh là 0,55% (bằng 69% mức chi trung bình này).

(2) Về phương thức chi: ngân sách cho môi trƣờng đƣợc chi theo các vấn đề

môi trƣờng ƣu tiên của từng quốc gia. Trong các nƣớc thuộc khối EU, NSNN chủ yếu dành cho xử lý chất thải rắn và nƣớc thải. Một điểm đáng lƣu ý là gần đây, các nƣớc có xu hƣớng tăng quyền kiểm soát và điều phối chi ngân sách cho môi trƣờng cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cấp Trung ƣơng. Ví dụ, ở Hàn Quốc, tỷ lệ chi ngân sách do Bộ Môi trƣờng đảm nhận tăng từ 40% năm 2003 lên 80% năm 2005 và 98% năm 2007. Ở Estonia, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính những năm 2007 - 2008, tỷ lệ chi ngân sách cho môi trƣờng ở cấp TƢ vẫn đƣợc ƣu tiên tăng 30%. Một điểm đáng lƣu ý khác là xu hƣớng tập trung hóa trách nhiệm và quyền hạn quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cho Bộ Môi trƣờng không chỉ diễn ra trong lĩnh vực chi ngân sách mà còn ở các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc khác ở một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc và Nhật Bản.

(3) Về đánh giá hiệu quả chi cho môi trường: việc đánh giá này đƣợc các

chính phủ rất quan tâm. EU đã xây dựng hƣớng dẫn về cách thống kê chi cho môi trƣờng trong ngân sách nhà nƣớc, khối công nghiệp dịch vụ môi trƣờng và các doanh nghiệp. Thông tin về chi môi trƣờng rất hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ cho môi trƣờng cũng nhƣ xác định các định hƣớng chiến lƣợc cho công tác BVMT.

Nghiên cứu này nêu ra 2 nhận xét nhƣ là gợi ý cho Việt Nam nhƣ sau:

(i) Tỷ lệ chi cho môi trƣờng có xu hƣớng chuyển từ ngân sách nhà nƣớc sang khối doanh nghiệp, dịch vụ môi trƣờng. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc "ngƣời gây ô nhiễm phải chi trả" và "ngƣời hƣởng lợi phải chi trả".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(ii) Khi phát triển ở mức nhất định, tỷ lệ chi môi trƣờng theo GDP sẽ giảm. Xu hƣớng này cũng phù hợp với học thuyết Kuznets, theo đó khi đạt đến trình độ phát triển nhất định, các vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng sẽ giảm. Theo số liệu thống kê của 39 nƣớc có số liệu thống kê, mức chi ngân sách cho môi trƣờng tính trên GDP sẽ có xu hƣớng giảm khi GDP bình quân đầu ngƣời đạt mức khoảng 2.500 USD. Tuy vậy, tỷ lệ chi môi trƣờng theo đầu ngƣời vẫn có xu hƣớng tăng cùng với mức tăng của GDP.

Một phần của tài liệu hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)