Chỉ tiêu phân tích:

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 42 - 46)

+ Hệ số hao mòn TSCĐ: Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại.

Hệ số hao mòn = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.

Hiệu suất sử dụng = Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

+ Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất: Phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao.

Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực

= Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất +Tỷ suất đầu tư TSCĐ: Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nói một cách khác là trong 1 đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.

Tỷ suất đầu tư = Giá trị còn lại của TSCĐ x 100% Tổng tài sản

2.3. QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

2.3.1. Tài sản lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động các doanh nghiệp cần phải có thêm đối tượng lao động và sức lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm…) khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Những đối tượng lao động nói trên, nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động (TSLĐ) còn nếu xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp.

Là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của TSLĐ. Trong doanh nghiệp, TSLĐ thường được chia thành hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.

- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu v.v… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm v.v…

- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán v.v…

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của DN.

Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng

chuyển về hình thái tiền. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.

Như vậy, Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

2.3.2. Phân loại vốn lưu động

Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây:

2.3.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được chia làm 2 loại:

- Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…

- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn…

Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.

2.3.2.2. Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong qúa trình sản xuất kinh doanh kinh doanh

Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp có thể chia ra thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất : Bao gồm trị giá các loại vật tư dự trữ cho quá trình kinh doanh như nguyên vật liệu chính; nguyên vật liệu phụ; nhiên liệu; phụ tùng thay thế; công cụ dụng cụ.

- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất : Bao gồm trị giá các sản phẩm dở dang; bán thành phẩm tự chế; các khoản chi phí chờ kết chuyển.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông : Bao gồm trị giá các loại hàng hoá; thành phẩm chờ tiêu thụ; các loại vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý,…); các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn,…), các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng,…).

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của qúa trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

2.3.2.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn

Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành hai loại:

- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: Vốn đầu tư từ NSNN; vốn do chủ sở hữu tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Các khoản nợ: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vồn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định.

Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.3.2.4. Phân loại theo nguồn hình thành

Nếu xét theo nguồn hình thành vón lưu động có thể chia thành các nguồn như sau:

- Nguồn vốn điều lệ: Là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

- Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong qúa trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hóa… theo thoả thuận của các bên liên doanh.

- Nguồn vốn đi vay: Vốn vay của các NHTM hoặc TCTD, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.

- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.

Trên đây là các cách phân loại vốn lưu động chủ yếu. Mỗi cách phân loại đáp ứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý.

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w