Đánh giá sinh viên: Thảo luận về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp từ các kiến thức đã nghiên cứu.

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 100 - 105)

của doanh nghiệp từ các kiến thức đã nghiên cứu.

V.2. Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ

Nội dung Hình thức học

Cơ cấu nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng

Giảng, thảo luận, sinh viên tự nghiên cứu

Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp Giảng, thảo luận, sinh viên tự nghiên cứu

V.3. Các nội dung cụ thểA. Nội dung lý thuyết A. Nội dung lý thuyết

5.1.CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

5.1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:

+ Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.

+ Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Hệ số nợ = Tổng số nợ

Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản)

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Do vậy, có thể xác định:

Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu Và Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ

Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ trên = Tổng số nợ

Vốn chủ sở hữu

5.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Việc hoạch định xác định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu là vấn đề khó khăn phức tạp đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố, trong đó cần chú ý tới các yếu tố sau:

- Sự ổn định của doanh thu: Doanh nghiệp có doanh thu tương đối ổn định thì có thể sử dụng nợ vay nhiều hơn.

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh - Đòn bẩy kinh doanh

- Tốc độ tăng trưởng - Khả năng sinh lời - Thuế thu nhập

- Quyền kiểm soát công ty

- Thái độ của nhà quản lý, các chủ nợ - Lãi suất thị trường

- Tính linh hoạt về mặt tài chính

5.2.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn

Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, giá hay chi phí sử dụng vốn được xem xét là chi phí cơ hội và chi phí đó được xác định từ thị trường vốn. Chi phí sử dụng vốn có thể được xác định bằng số tuyệt đối là một số tiền hay được xác định bằng số tương đối là một tỷ lệ phần trăm (%). Cách thông thường người ta hay sử dụng tỷ lệ phần trăm.

Chi phí sử dụng vốn được xác định tại một thời điểm, có thể được xác định cho các dự án đầu tư hay một doanh nghiệp nhưng cần phải được xác định trên cơ sở xem xét các chi phí vốn ở hiện tại chứ không phải dựa vào chi phí trong quá khứ.

Việc xem xét chi phí sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Xem xét chi phí sử dụng vốn tạo ra tầm nhìn cho các nhà quản trị khi xem xét chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn là một căn cứ quan trọng để lựa chọn dự án đầu tư làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

5.2.2. Chi phí sử dụng vốn vay

5.2.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được khi sử dụng vốn vay chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp để tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu không bị sụt giảm và có thể hiểu qua công công thức sau:

∑ = + = n t dt t t t r T V 1 (1 )

Trong đó: Vt : Số tiền vay thực tế mà doanh nghiệp thực sự sử dụng được cho đầu tư.

Tt : Là số vốn gốc và tiền lãi doanh nghiệp trả ở năm thứ t cho chủ nợ hay người cho vay

rdt : chi phí sử dụng vốn vay trước thuế n: số năm vay vốn

Để xác định chi phí sử dụng vốn vay, có thể áp dụng các phương pháp xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của khoản đầu tư (IRR).

5.2.2.2. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế

Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế có thể xác định theo công thức sau: rd = rdt x ( 1 – t)

Trong đó:

rd: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế rdt: Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

5.2.3. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

5.2.3.1. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường trong một cơ cấu vốn cho trước5.2.3.2.Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới 5.2.3.2.Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới

Để tăng thêm vốn đầu tư, công ty cổ phần có thể thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thường mới bán ra thu thêm tiền vốn. Đây là nguồn vốn chủ sở hữu ngoại sinh của công ty.

Khi công ty phát hành thêm cổ phiếu thường mới để tăng thêm vốn đầu tư, công ty phải chịu thêm hai tác động chủ yếu liên quan đến chi phí sử dụng vốn:

- Giá phát hành cổ phiếu mới thông thường sẽ thấp hơn giá thị trường cổ phiếu trước thời điểm phát hành

- Để phát hành cổ phiếu mới, công ty phải chịu chi phí phát hành, số chi phí này làm giảm số tiền vốn thực thu được khi phát hành cổ phần mới.

5.2.3.3. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại

Công ty cổ phần cũng như các doanh nghiệp khác có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư. Đây là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của công ty.

Xét về mặt kế toán, khi doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp không phải trả một khoản chi phí nào cho việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính phải tính đến chi phí cơ hội của số lợi nhuận giữ lại.

Lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi trả cổ tức cho cổ đông, phần còn lại công ty để tái đầu tư. Khi sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư thì công ty cần phải đảm bảo đạt được tỷ suất sinh lời tối thiểu bằng tỷ suất sinh lời mà cổ đông có thể thu được khi sử dụng số tiền đó đầu tư vào nơi khác với mức độ rủi ro, tương đương với mức rủi ro hiện tại của công ty.

5.2.3.1. Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi

Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi. Loại cổ phiếu ưu đãi thường được các Công ty cổ phần ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu ưu đãi có cổ tức cố định và không có quyền biểu quyết. Đây là loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu thường và trái phiếu.

Đối với công ty cổ phần, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên 1 cổ phần hay giá cổ phiếu của công ty không bị sụt giảm.

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và có thể được xác định bằng công thức sau:

i n i i r W WACC=∑ × =1 Trong đó :

WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân

Wi: Tỷ trọng của nguồn vốn I trong tổng nguồn tài trợ ri: Chi phí sử dụng vốn của vốn i

i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự

Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân thì chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế.

5.2.5. Chi phí cận biên về sử dụng vốn

Chi phí cận biên sử dụng vốn (MCC) là chi phí cho đồng vốn mới nhất mà doanh nghiệp huy động tăng thêm vào đầu tư hay hoạt động kinh doanh.

Khi doanh nghiệp huy động vốn, nếu quy mô vốn huy động của doanh nghiệp gia tăng và tới một mức giới hạn nhất định sẽ làm cho chi phí cạn biên sử dụng vốn tăng lên. Bởi vì, khi quy mô vốn huy động vượt qua một điểm giới hạn nhất định sẽ làm tăng thêm rủi ro cho những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp, khi đó người cung cấp vốn sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời cao hơn đối với số vốn gia tăng để bù đắp cho rủi ro tăng thêm mà họ có thể phải gánh chịu.

B. Thảo luận

1. Phương thức thảo luận:

- Lớp chia thành các nhóm sinh viên (mỗi nhóm khoảng 5- 10 sinh viên) - Nhóm sinh viên bốc thăm chủ đề thảo luận.

- Sinh viên chuẩn bị ở nhà.

- Buổi thảo luận trên lớp: Từng nhóm sinh viên lên thuyết trình về đề tài thảo luận (nhóm trưởng trình bày), sau đó, các sinh viên dưới lớp trao đổi, thảo luận với nhóm xung quanh chủ đề thảo luận đó.

2. Đề tài thảo luận:

- Lấy ví dụ thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả của việc huy động động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi trong doanh nghiệp.

- Lấy ví dụ thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả của việc huy động động vốn bằng phát hành cổ phiếu mới trong doanh nghiệp.

- Lấy ví dụ thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư trong doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách, giáo trình chính:

[1]; PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển: Tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính năm 2008

[2] ; TS. Bùi Văn Vần: Hệ thống câu hỏi và bài tập Tài chính doanh nghiệp – NXB Tài chính năm 2009

- Sách tham khảo:

[3]; Lưu Thị Hương:Tài chính doanh nghiệp - NXB Đại học Kinh tế quốc dân - Năm 2005

[4]; Nguyễn Đặng Nam: Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính - Năm 2006

[5]; TS. Nguyễn Minh Kiều: Tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 2006 [6]; Tạp chí kế toán, tạp chí kinh tế và các báo, tạp chí có liên quan

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w