Khái niệm tài sản cố định

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 25 - 26)

- Đánh giá sinh viên: Thảo luận về các vấn đề liên quan đến quản lý vốn kinh doanh tron doanh nghiệp Hiểu các dạng bài tập tính khấu hao, đánh giá hiệu

a) Khái niệm tài sản cố định

Tư liệu lao động là một trong các yếu tố quan trọng không thể thiếu để tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong một doanh nghiệp thường có nhiều loại tư liệu lao động khác nhau: Xét về mặt giá trị, có loại có giá trị rất lớn, có loại giá trị tương đối nhỏ; Xét về mặt thời gian sử dụng, có loại thời gian sử dụng rất dài, có loại thời gian sử dụng tương đối ngắn. Để thuận tiện cho công tác quản lý, người ta chia tư liệu lao động ra thành hai loại: Tài sản cố định và công cụ, dụng cụ nhỏ. Việc phân chia như vậy dựa vào các tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.

- Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể được chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ.

Đây là hai tiêu chuẩn định lượng. Ngoài ra, tùy theo từng Quốc gia còn có thể đưa ra các tiêu chuẩn định tính.

Một tư liệu lao động được xếp vào tài sản cố định nếu thỏa mãn đủ tất cả các tiêu chuẩn trên. Những tư liệu lao động không đạt đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.

Đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Trong quá trình đó, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị dịch chuyển này là một bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp khi sản phẩm được tiêu thụ.

Như vậy, tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cố định.

Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định đặc biệt là đối với thiết bị, công nghệ, là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,bởi vì:

- Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, chi phí tạo ra sản phẩm thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp lý còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm biên chế, giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo ra tư thế, tác phong của người công nhân sản xuất.

- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tài sản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển nhanh mạnh như hiện nay. Việc tăng cường đổi mới tài sản cố định kịp thời, đúng hướng tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong thu hút đầu tư vốn kinh doanh, tạo ra triển vọng lớn lao cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường

Với những ý nghĩa nêu trên, việc đổi mới tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay.

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w