Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 54 - 55)

- Đánh giá sinh viên: Thảo luận về các vấn đề liên quan đến yếu tố chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp; các chính sách về thuế đối với doanh

3.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh

lý chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp như: Tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi bảo hiểm, kinh phí công đoàn của bộ máy quản lý doanh nghiệp, các khoản chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ chung cho doanh nghiệp; các chi phí khác bằng tiền, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân...

Cách phân loại chi phí này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm; có thể quản lý chi phí tại các địa điểm phát sinh chi phí, quản lý tôt chi phí, khai thác các khả năng nhằm hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

3.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh kinh doanh

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chi phí cố định là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kế) theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất, hay quy mô kinh doanh của doanh nghiêp. Thuộc về loại chi phí này gồm có: Chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí về tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên quản lý; các chi phí về thuê tài sản, thuê văn phòng làm việc.v.v…

Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay quy mô sản xuất.

Thuộc về loại chi phí này gồm các chi phí về vật tư, chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, chi phí dịch vụ như tiền điện, tiền nước, điện thoại…

Khi quy mô kinh doanh sản xuất tăng thì chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm, hàng hóa sẽ giảm. Đối với chi phí biến đổi, việc tăng, giảm hay không đổi khi tính chi phí này cho một đơn vị sản phẩm còn phụ thuộc vào tương quan biến đổi giữa qui mô sản xuất kinh doanh và tổng chi phí biến đổi của doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo qui mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được sản lượng hòa vốn cũng như qui mô kinh doanh hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu.

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w