Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 64 - 65)

- Đánh giá sinh viên: Thảo luận về các vấn đề liên quan đến yếu tố chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp; các chính sách về thuế đối với doanh

c. Xác định doanh thu bán hàng

3.4.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ở Việt Nam thuế TNDN về cơ bản được quy định như sau:

- Đối tượng nộp thuế TNDN là những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

- Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN là các hộ gia đình, cá nhân, HTX có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế TNDN, trừ hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.

- Phương pháp tính thuế TNDN phải nộp:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế × Thuế suất thuế TNDN

- Thu nhập chịu thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác.

+ Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu trừ (-) chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.

+ Thu nhập chịu thuế khác: Thu nhập từ các khoản chênh lệch do mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ, số kết dư cuối năm các khoản dự phòng, thu các

khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay lại đòi được,thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra…

+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ,kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng (doanh thu không bao gồm thuế GTGT).

+ Chi phí hợp lý bao gồm:

* Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh ở Việt Nam quy định: Nếu cơ sở kinh doanh có khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá hai lần mức khấu hao theo mức bình thường đẻ nhanh chóng đổi mới công nghệ.

* Chi phí vật tư, năng lượng được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.

* Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định, không kể tiền lương, tiền công của chủ DNTN, chủ hộ cá thể kinh doanh…

* Chi nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến, y tế, đào tạo lao động theo quy định, tài trợ cho giáo dục v.v…

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong

kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

- Thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam áp dụng với cơ sở kinh doanh là 28%. Ngoài ra, có mức thuế suất khác nhau đối với các dự án khác nhau, sẽ dao động từ 28% đến 50% tùy trường hợp cụ thể.

Các trường hợp miễn, giảm thuế áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức bình thường nhằm khuyến khích đầu tư, khuyến khích kinh doanh, phát triển doanh nghiệp mới, phát triển các ngành, nghề ở vùng sâu, vùng xa v.v…

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w