Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao tuyến tính).

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 31 - 32)

Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại tài sản cố định hữu hình có mức độ hao mòn đều qua các năm.

• Mức khấu hao TSCĐ

Theo phương pháp này, mức khấu hao bình quân hàng năm của tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

Mức khấu hao hàng

năm của TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ

Thời hạn sử dụng hữu ích của TSCĐ

Nguyên giá tài sản cố định (NG): Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Thời gian sử dụng tài sản cố định (T) là thời gian sử dụng dự tính cho cả đời tài sản cố định. Việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định dựa vào hai yếu tố chủ yếu sau:

+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định là thời hạn sử dụng tài sản cố định dựa theo thiết kế kỹ thuật.

+ Tuổi thọ kinh tế là thời gian sử dụng tài sản cố định có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của tài sản cố định do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định (TKH) là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao (MKH) và nguyên giá tài sản cố định (NG).

TKH = NG

MKH × 100%

Từ đó: Tỷ lệ khấu hao tháng của tài sản cố định Tth = 12 TKH

Khi sử dụng phương pháp khấu hao này cần chú ý:

+ Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ sách kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ.

+ Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó.

Phương pháp khấu hao này có các ưu điểm sau:

Việc tính toán đơn giản, dễ tính. Tổng mức khấu hao của tài sản cố định được phân bổ đều đặn vào các năm sử dụng tài sản cố định nên không gây ra sự biến động quá mức khi tính chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm hàng năm. Thông qua việc xem xét tỷ lệ khấu hao thực tế tài sản cố định có thể đánh giá được tình hình khấu hao và thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Phương pháp này biết trước được thời hạn thu hồi vốn.

Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế cơ bản sau:

Phương pháp này không thật phù hợp với loại TSCĐ mà có mức độ hoạt động rất không đều nhau giữa các kỳ trong năm hay giữa các năm khác nhau. Trong trường hợp không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ doanh nghiệp có thể bị mất vốn cố định.

Một phần của tài liệu giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w