MỨC TĂNG (GIẢM)XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 99 - 108)

(1000 TẤN) TẤN) 2000 15424 3502,68 - - 2001 16732 3125,6 -377,08 -10,77 2002 16876 3269,97 144,37 4,62 2003 17412,5 3821,04 551,07 16,85 2004 19501 5670,6 1849,56 48,40 2005 17967 7373,49 1702,89 30,03 2006 16442 8260 886,51 12,02 2007 15062 8590 330 4,00 2008 13752 10356,85 1766,85 20,57 2009 13372,877 6194,595 -4162,26 -40,19 6 T/2010 4400 2680 - -

Nguồn: Cục CNTT & Thống kê Hải Quan và Tổng cục thống kê

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng dầu thô của VN bình quân gần 10% / năm với mức tăng tuyệt đối tương ứng là 299,101 triệu USD / năm. Với mức tăng trưởng khá cao có thể thấy dầu thô giữ một vai trò rất quan trọng trong việc làm tăng đáng kể giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Từ năm 1991, Việt Nam được xếp vào hàng các nước xuất khẩu dầu thô do kim ngạch xuất khẩu dầu thô lớn hơn kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đã qua chế biến.

Với sản lượng 19,36 triệu tấn dầu và khí năm 2002, xuất khẩu 16,876 triệu tấn dầu thô; Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về khai thác và xuất khẩu dầu thô.

Nếu sản lượng xuất khẩu dầu thô năm 1995 mới đạt 7,65 triệu tấn thì đến năm 2000 sản lượng xuất khẩu dầu thô lên đến 15,424 triệu tấn, tăng gấp đôi về sản lượng xuất khẩu và 5 năm sau (2005) sản lượng xuất khẩt đạt gần 18 triệu tấn.Theo đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng dần qua các năm (năm 2000 là 3,47 tỉ USD; năm 2005 là 7,37 tỉ USD và đặc biệt trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu dầu thô lên đến trên 10 tỷ USD).

Việt Nam đứng thứ 31 trong số các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ về sản lượng dầu xuất ra so sánh với các quốc gia khác trên thế giới và khu vực. Dầu thô giữ vị trí số một trong xuất khẩu song kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào biến động giá cả trên thị trường quốc tế.

Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cung ứng cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Năm 2002, giá dầu ít biến động so với năm 2001 và kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 4,6% chủ yếu nhờ vào tăng sản lượng khai thác.

Đến năm 2003 sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt 17412,5 nghìn tấn với tổng giá trị xuất khẩu là 3821,04 triệu USD (tăng gần 17% so với năm 2002) nguyên nhân là do hoạt động thăm dò, khai thác và sản xuất dầu thô trong năm 2003 tiến triển tốt, dầu

Trong năm 2004, ngành dầu khí Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, tìm kiếm,thăm dò, tăng cường khai thác và xuất khẩu. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu trong năm tăng đến gần 50% về giá trị, tăng hơn 2 triệu tấn dầu thô xuất khẩu về sản lượng so với năm 2003.

Năm 2007,mặc dù 9 tháng đầu năm 2007 dầu thô “vuột” mất vị trí dẫn đầu trong kim ngạch xuất khi xuất khẩu dệt may đạt 5,805 tỷ USD, trong khi dầu thô chỉ đạt 5,781 tỷ USD do nguồn cung khai thác bị hạn chế khiến lượng dầu thô khai thác đã giảm khoảng 1,5 triệu tấn so với kế hoạch, dẫn đến sản lượng dầu thô xuất khẩu chỉ đạt 15,062 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá dầu tăng cao do cơn sốt nhiên liệu thế giới trong thời gian này nên tổng giá trị XK vẫn đạt tới 8,59 tỉ USD (tăng 21% so với kế hoạch là 7,11 tỉ USD).

Năm 2008, sản lượng xuất khẩu vẫn theo đà giảm do một số mỏ mới dự định đưa vào khai thác trong năm này chưa hoàn tất các công việc chuẩn bị phát triển mỏ.Thêm vào đó việc phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp thiết bị đặt hàng của nước ngoài, trong khi các nhà cung cấp thiết bị khoan, khai thác đều bị quá tải do bội thực khả năng đáp ứng dẫn đến sản lượng xuất khẩu giảm 1,3 triệu tấn so với năm 2007.

Tuy nhiên nhu cầu dầu thô tăng mạnh tới 2.1 triệu thùng mỗi ngày do cầu tiêu dùng Trung Đông nhảy vọt cùng với sự suy giảm sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ thêm vào đó các nước OPEC, cacten dầu lửa nắm giữ 40% lượng dầu cung ứng toàn cầu từ chối nâng lượng sản xuất và với khoảng cách chênh lệch giữa cầu và cung đó đã ảnh hưởng khiến cho mức giá dầu thô cao kỷ lục. Những điều đó làm cho kim ngạch xuất khẩu dầu thô của của VN tăng vọt lên đến trên 10 tỷ USD

Năm 2009 tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 đạt 13.373 nghìn tấn với trị giá 6,2 tỉ USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với năm 2008

6 tháng đầu năm 2010,lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 4,4 triệu tấn, giảm 44,7% và kim ngạch đạt 2,68 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2009. Dầu thô của nước ta trong 6 tháng/2010 chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 1,77 triệu tấn, giảm 13,4%; sang Singapore: 780 nghìn tấn, giảm 43,7%; sang Malaysia: 485 nghìn tấn, giảm 60%; Trung Quốc: 341 nghìn tấn, giảm 35,4%; …

Biểu đồ biểu diễn giá và sản lượng dầu xuất khẩu từ năm 1999-2009

Nguồn: Tổng cục Hải quan

10.2 Thị trường tiêu thụ

Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Hoa kỳ,Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản... Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn

trên thế giới như: Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem... (Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)...

Khách hàng mua dầu của Việt Nam rất đa dạng, gồm các công ty lớn như BP, Chevon, Exxon Mobil, Shell hay các công ty thương mại của Nhật, Singapo, Trung Quốc và tất cả các nhà máy lọc dầu trong khu vực. Phương thức tiêu thụ dầu của Việt Nam cũng rất đa dạng, từ việc dùng dầu thô đốt thẳng để phát điện đến việc đưa đến lọc tại các nhà máy lọc dầu tại Úc,Singapore, Trung Quốc thậm chí đưa sang Mỹ. Kim ngạch và giá trị xuấtskhẩu dầu thô luôn dẫn đầu tại một số thị trường chính

Các thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu năm 2009

Thị trường Tháng 12/2009 Năm 2009 % so sánh kim ngạch XK năm 2009/2008 Lượng(tấ n) Trị giá(USD) Lượng(tấ n) Trị giá (USD) Tổng 712.637 427.620.551 13.372.877 6.194.595.01 9 - 40,2 Australia 211.400 126.370.725 3.328.681 1.581.041.05 8 - 53 Singapore 121.458 71.741.344 2.253.105 992.709.332 - 39,7 Malaysia 42.681 25.267.301 1.794.448 759.800.854 - 11 Nhật Bản 142.076 85.330.770 1.021.540 480.116.943 - 78 Hoa Kỳ 96.879 57.352.570 1.057.697 469.934.139 - 53 Trung Quốc 113.936 68.658.297 1.032.921 462.623.331 - 33,3 Hàn Quốc - - 838.695 389.096.250 +325,9 Thái Lan - - 730.993 343.409.897 +142,7 Indonesia 15.760 9.330.096 419.766 208.683.869 + 13,3 Nguồn: Tổng cục Hải quan

Ta có thể thấy trong năm 2009:

Australia là thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam năm 2009 với 3.329 nghìn tấn, đạt trị giá 1,6 tỉ USD, giảm 20% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước năm 2009; tiếp theo đó là Singapore đạt 2.253 nghìn tấn với kim ngạch 992,7

triệu USD, tăng 9,5% về lượng nhưng giảm 39,7% về trị giá, chiếm 16%; sau cùng là Malaysia đạt 1.794 nghìn tấn với trị giá 759,8 triệu USD, tăng 50,3% về lượng nhưng giảm 11% về trị giá…

Trong số thị trường xuất khẩu dầu thô năm 2009 chỉ có 3 thị trường nhỏ có tốc độ tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái: Hàn Quốc đạt 838,7 nghìn tấn với kim ngạch 389 triệu USD, tăng 396,8% về lượng và tăng 325,9% về trị giá, chiếm 6,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước; Thái Lan đạt 731 nghìn tấn với kim ngạch 343 triệu USD, tăng 283% về lượng và tăng 142,7% về trị giá, chiếm 5,5% ; Indonesia đạt 419,7 nghìn tấn với kim ngạch 208,7 triệu USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 13,3% về trị giá, chiếm 3,4%...

Năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung và đặc biệt ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô nói riêng vì giá dầu thô thế giới năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản năm 2009 chỉ đạt 1.022 nghìn tấn với kim ngạch 480 triệu USD, giảm 63,4% về lượng và giảm 78% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường Nhật Bản - một bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, hải sản, thủ công mỹ nghệ…Riêng dầu thô Việt Nam đã từng chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản. Năm 2003, xuất khẩu dầu thô vào Nhật Bản đạt 319 triệu USD.

Tại thị trường Trung Quốc các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc gồm khoáng sản, đồ nhựa, cao su, động vật, dầu mỡ động thực vật…Theo hải quan Trung Quốc, mặt hàng làm nên giá trị xuất khẩu lớn nhất năm 2001 là dầu thô với giá xuất khẩu lên đến 524 triệu USD

Tại thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ năm 1996, với kim ngạch là 80,6 triệu USD (chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ), đứng vị trí thứ hai sau cà phê trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong hai năm tiếp theo do giá dầu trên thế giới giảm mạnh nên xuất khẩu dầu thô sang Hoa Kỳ giảm cả về giá trị và tỷ lệ (năm 1997 đạt 34,6 triệu USD, chiếm 12,1%; năm 1998 đạt 79,22 triệu USD, chiếm 16,9%. Trong những năm trở lại đây, do giá dầu thô trên thị trường

thế giới tăng mạnh, trong khi các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu khai thác, giá trị xuất khẩu dầu thô ở thị trường Mỹ tăng lên đáng kể (ví dụ như năm 2000 giá trị xuất khẩu dầu thô đạt tới 91,37 triệu USD, chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn chiếm tỷ trọng quá khiêm tốn so với khả năng thăm dò và khai thác dầu khí đầy triển vọng ở Việt Nam.

Tại thị trường Malaysia là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn trong khu vực song nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam vẫn có số lượng và giá trị cao nhất, chiếm khoảng 68,5% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu của Malaysia từ Việt Nam.

Dầu thô của nước ta trong 6 tháng/2010 chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 1,77 triệu tấn, giảm 13,4%; sang Singapore: 780 nghìn tấn, giảm 43,7%; sang Malaysia: 485 nghìn tấn, giảm 60%; Trung Quốc: 341 nghìn tấn, giảm 35,4%; …

10.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường

+Thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu dầu thô là dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng... và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch.

+Thứ hai, trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ, VN cũng đã có khách hàng truyền thống như : Hoa kỳ,Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia,.. do đó ngay cả khi thị trường dầu thô biến động, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới gần như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện tượng phải đóng mỏ (trong hoàn cảnh bình thường, đây là điều tối kỵ nhất trong quá trình khai thác và xuất khẩu dầu thô )

+Thêm vào đó một sự kiện rất quan trọng, mang tính bổ sung hết sức kịp thời cho việc khai thác dầu khí của Việt Nam là trong khi lượng dầu khai thác gần 20 năm qua từ mỏ Bạch Hổ đang giảm dần thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa vào xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày và mỏ Sư Tử Vàng,Sư Tử Trắng đi vào khai thác tạo sự tăng trưởng ổn định trong việc xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Như trong năm 2008 Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã phát hiện và đưa 5 mỏ dầu khí mới vào khai thác trong năm 2008

gồm Cá Ngừ Vàng, Phương Đông, Sư Tử Vàng, Sông Đốc và mỏ khí Bunga Orkid đảm bảo nguồn cung ổn định.

+Thứ ba,dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động. Vốn của hai tập đoàn dầu khí lớn là BP và ConocoPhillips đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí dự tính sẽ đạt hơn 2 tỉ Đôla trong vòng 10 năm tới và dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Doanh thu từ ngành này hiện đang chiếm trên 25% tổng thu ngân sách của Việt Nam.

Với những dự án nổi bật như sự xuất hiện những dự án công nghiệp có tầm vóc lớn như Dư án lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá-2008) hay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất...

Với thuận lợi là địa điểm đầu tư của nhiều tập đoàn tên tuổi, với các doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô của VN thì đây chính là cơ hội để doanh nghiệp điều chỉnh định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại các danh mục đầu tư nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Hơn nữa, do suy thoái kinh tế thế giới nên giá cả các nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công giảm nhiều, đây chính là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư xây dựng với chi phí đầu vào thấp và kịp đưa công trình đi vào hoạt động đúng thời điểm khi thị trường kinh tế hồi phục lại nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao.

10.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường

Bên cạnh những thuận lợi trong xuất khẩu dầu thô thì hoạt động xuất khẩu dầu thô của nước ta thời gian qua cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là khi giá dầu thô trong xu thế ngày càng tăng. Dầu thô là mặt hàng đặc biệt, ngoài việc bị điều chỉnh bởi tình hình cung cầu trên thế giới, giá dầu thô còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như thời tiết, biến động chính trị…

+Theo quy luật cung cầu, khi giá cao, xuất khẩu dầu thô không hẳn hoàn toàn thuận lợi. Cũng như nhiều mặt hàng khác, dầu thô của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi. Khi giá dầu lên cao, các khách hàng tiêu thụ có xu hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu Phi, Trung Đông... Chất lượng dầu thô của các nước châu Phi xấp xỉ dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ nhưng được chào bán thấp hơn dầu Việt Nam 5 USD/thùng, nên mới đây những khách hàng Trung Quốc đã rút lui để chuyển sang mua dầu của châu Phi. Đây cũng là trở ngại lớn của chúng ta trong tương lai.

+Xuất khẩu dầu thô khi giá tăng cao trên thị trường thế giới là rất vất vả. Vì có không ít khách hàng cạnh tranh bằng chiêu thức chào bán với giá thấp hơn để đẩy mạnh bán ra.

+Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tăng lên hiện nay chủ yếu là do giá

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w