ĐVT: 1.000 USD TT T12/09 So T12/

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 63 - 69)

TT T12/09 So T12/08 (%) Năm 2009 So năm 2008 (%) Hoa Kì 118,501 29.85 1,100,176 3.40 Nhật Bản 37,120 0.19 355,366 -6.20 Trung Quốc 28,078 569.00 197,904 35.89 Anh 17,237 12.74 162,748 -17.66 Đức 20,399 -11.17 106,046 -30.23 Hàn quốc 11,683 49.76 95,129 -6.30 France 16,565 -2.79 70,356 -30.56 Australia 6,438 28.53 67,492 -10.52 Hà Lan 8,196 -42.65 56,735 -40.57 Canada 6,403 13.83 54,578 -19.62 Đài Loan 5,383 114.63 36,458 -35.42

Nguồn: Theo thống kê của Hải quan

Trong năm 2009, khi tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành gỗ giảm sút, thì xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn tăng 3,4%. Trong sáu tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này tiếp tục tăng 29%. Theo số liệu thống kê của Hải quan Mỹ trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất của thị trường này giảm 20,5%, trong khi nhập khẩu từ Việt Nam chỉ giảm 3,5%. Trong bốn tháng đầu năm 2010, nhập khẩu đồ nội thất của Mỹ tăng 17,7%, thì nhập khẩu từ thị trường Việt Nam tăng tới 23,6%. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội thất Việt Nam trên thị trường Mỹ đang tăng. Đây là tiền đề tốt để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này. Dự báo, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ năm 2010 tăng khoảng 18 – 22% so với năm 2009.

Tại thị trường EU, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2009 sụt giảm mạnh do kinh tế khủng hoảng khiến người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm giá thành thấp hơn khiến xuất khẩu sản phẩm gỗ cao cấp sụt giảm mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân kéo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này sụt giảm. Trong hai tháng đầu năm năm 2010, nhập khẩu đồ

nội thất của EU từ các thị trường ngoại khối đã tăng, và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này cũng tăng. Tuy nhiên, theo dự báo, kinh tế EU còn đang tiềm ẩn nhiều bất trắc, do đó nhu cầu xây dựng sẽ bị trì hoãn. Người tiêu dùng có thể hoãn thời gian thay đồ nội thất cũ trong một thời gian, do vậy xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này sẽ không thể tăng cao. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU năm 2010 tăng khoảng 5 - 8%.

Riêng thị trường EU đang có sự thay đổi một chút đó là về cơ cấu sản phẩm. Trước đây EU nhập của ta 80% là đồ gỗ ngoài trời, nay chỉ còn 20- 30% thôi, sản lượng còn lại chuyển sang chủ yếu là đồ gỗ nội thất. Bởi vậy các nhà máy chế biến gỗ từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào phải đầu tư thay đổi về công nghệ sản xuất, thay đổi về mẫu mã.

Nhật Bản cũng đã nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng cho Việt Nam. Trong năm 2009, xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này chỉ giảm nhẹ so với năm 2008. Tuy nhiên, sự giảm sút này là do xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ giảm, còn xuất khẩu đồ nội thất các loại vào thị trường này vẫn tăng. Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương), trong sáu tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đã tăng, đặc biệt là xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ tăng khá mạnh. Đây là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 25 – 30%. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu đồ nội thất các loại của thị trường này trong bốn tháng đầu năm đã tăng. Dự báo, trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này tăng 8 – 12%.

6.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường

+ Thuận lợi đầu tiên là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đồng thời cũng được giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

+ Thứ hai,một thuận lợi nữa cho việc xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam là hiện nay Mỹ đang đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây cũng chính là điều kiện

thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ nước ta tăng cường xuất khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và rộng lớn cho đồ gỗ nước ta.

+Thứ ba, năng lực chế biến gỗ của Việt Nam tăng lên không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn về đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, tay nghề của công nhân. Theo thống kê, đến tháng 10/2008, cả nước có trên 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 300 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trực tiếp, sử dụng 170.000 lao động trực tiếp và có năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003, thời điểm mà công nghiệp gỗ Việt Nam bắt đầu bứt phá, tạo ấn tượng mạnh mẽ với các nhà nhập khẩu nước ngoài.

+Thứ tư,trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã tiến bộ vượt bậc, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu tương đối khắt khe về kiểu dáng, mẫu mã, nguồn gốc gỗ không tác hại tới môi trường(đặc biệt là thị trường Pháp). Tại khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận, nơi quy tụ tới gần 50% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cả nước và có kim ngạch xuất khẩu gỗ chiếm 70% cả nước, trước đây các doanh nghiệp hay sơn đồ gỗ bằng tay nên chất lượng không đạt, dễ trầy xước thì nay, hầu hết các nhà máy chế biến gỗ ở Bình Dương, TPHCM hay Đồng Nai đều đã đầu tư các dây chuyền phun sơn hiện đại của Đức, Italia theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ, EU. Và song song với đầu tư máy móc, tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp gỗ trong nước còn đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh xảo, có giá trị gia tăng cao như sản xuất đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách, đầu tư nhiều cho các bộ phận thiết kế mẫu mã.

+Thêm vào đó,với lợi thế giá rẻ (xuất phát từ nguồn nhân công giá rẻ của nước ta) cùng với đội ngũ thợ nghề cần cù sáng tạo và tài hoa.Hàng đồ gỗ gia dụng Việt Nam đã thâm nhập thị trường 120 nước, vùng lãnh thổ và đang có cơ hội vượt qua các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan để vào thị trường giàu tiềm năng Hoa Kỳ, nơi hàng năm kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ lên tới 15 tỷ USD. Và với lợi thế giá rẻ hơn 10% so với đồ gỗ Trung Quốc, nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới, hàng đồ gỗ Việt Nam đang được các công ty nhập khẩu và các công ty bán lẻ đồ gỗ Mỹ tìm kiếm để nhập khẩu. Tại thị trường Nhật Bản, hiện đồ gỗ nội thất của Việt Nam đã

vươn lên đứng thứ 5 với 7,3% thị phần, đồng thời là nước có tốc độ xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này.

Khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu (ví dụ như Pháp:người tiêu dùng Pháp đang rất ưa chuộng các sản phẩm gỗ của Việt Nam).

+Thứ năm, việc thuê chuyên gia nước ngoài làm việc trong các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam để đảm trách các khâu thiết kế, tiếp thị sản phẩm không còn là chuyện hiếm, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn mở cả văn phòng đại diện, công ty thương mại tại những thị trường đồ gỗ lớn như Mỹ, EU (trong đó có Pháp) để đảm nhận khâu phân phối, chào hàng trực tiếp.

+ Ngoài nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ngoài, có doanh nghiệp đã tham gia đầu tư trồng rừng quy mô lớn ở trong nước, đầu tư các nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu như ván ép, gỗ MDF nhằm tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu lâu dài.

+Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU nói chung và Pháp nói riêng hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường Pháp so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia..., do các nước này không được hưởng GSP...

6.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường

Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng lớn và thuận lợi trong xuất khẩu gỗ thì thách thức với việc xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cũng không phải là nhỏ.

+ Thứ nhất, sản phẩm gỗ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu...và trên thực tế thì thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu của nước ngoài còn quá nhỏ bé. Chẳng hạn đồ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 7,5% trong kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Nhật, 0,92% của Mỹ và 0,25% của EU.

+ Thứ hai, sản phẩm gỗ Việt Nam còn mắc phải một số nhược điểm, như: quy mô sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ, ít nhiều còn manh nha...

+ Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, ngành gỗ nói riêng còn chưa biết liên kết lại khi chưa đủ mạnh. Đây là một đặc điểm cố hữu của các doanh nghiệp trong nước.Bên cạnh đó, mức độ đầu tư vào công nghệ chế biến sản phẩm gỗ chưa cao. Đại bộ phận các DN sản xuất gỗ, đặc biệt là hàng đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị lạc hậu, trong khi đó, yêu cầu của các thị trường ngày càng cao.

+Việt Nam có đội ngũ thợ nghề cần cù sáng tạo và tài hoa, nhưng nhìn chung giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy được tối ưu tiềm năng con người trong quá trình sản xuất một cách tốt nhất. Đã bắt đầu xảy ra tình trạng, một số nghệ nhân tay nghề cao “nhảy” từ các doanh nghiệp trong nước sang các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất đồ gỗ để có đồng thù lao thỏa đáng cho trí tuệ tay nghề và sức lực lao động của họ.

+Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể mang về hơn 2 tỷ USD trong năm 2008, nhưng chi phí cho nhập khẩu gỗ đã chiếm trên 1/3. Hiện 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến gỗ dựa vào nguồn nhập khẩu. Thị trường cung ứng gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam vẫn là Malaysia, Lào, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, New Zealand... Nhưng nguồn gỗ nhập khẩu cũng đang gặp khó khăn khi các doanh nghiệp Việt Nam nhỏ bé, thiếu vốn, chỉ các công ty lớn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, mới có đủ tiền lớn để mua gỗ. Lý do vì các nước xuất khẩu gỗ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Họ hạn chế khai thác gỗ rừng trồng bằng biện pháp không bán lẻ, mà bán cả lô lớn vài ngàn m3 với nhiều chủng loại gỗ khác nhau. Các nước Malaysia, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn từ lâu, và mới đây đã tuyên bố cấm xuất khẩu gỗ xẻ. Lào cũng chỉ cho xuất khẩu một ít gỗ nguyên liệu.

Nếu phải nhập gỗ ở những nước xa hơn, đầu vào phải gánh thêm chi phí, nhất là trong hoàn cảnh giá xăng dầu tăng cao, giá đầu ra không tăng như hiện nay. Khi nguyên liệu phụ thuộc vào nước ngoài đã không chủ động sản xuất, lại khó cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

+ Thứ tư, tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ khiến lượng đặt hàng của khách hàng hiện không còn giữ mức tăng trưởng mỗi năm như trước.

+ Thứ năm, những yêu cầu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến cũng đang đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam bởi những quy định và xu hướng tiêu dùng mới của các thị trường quốc tế.Người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Họ đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp.

+ Thứ sáu, xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU có sự kiểm soát chất lượng, nguồn gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: Hiệp định "Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ" (FLEGT) đến tháng 1/2012 sẽ có hiệu lực. Theo Hiệp định này tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Ngoài ra ngày 1/4/2010, đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản phẩm từ gỗ vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác..., tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới.

Đặc điểm chung của cả FLEGT và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của lâm sản, tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch, rõ ràng để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu.

Những điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ VN vì VN nhập khẩu gỗ với số lượng lớn nên nếu như trước đây nhập khẩu gỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ rừng FSC nhưng giờ ngoài FSC ra còn cần nhiều chứng chỉ khác gây ra cái khó cho ta là hiện nay Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ các giấy phép như vậy.

+ Một khó khăn nữa phải kể đến là sức cạnh tranh mua nguyên liệu của Việt Nam yếu hơn Trung Quốc, Malaysia, Indonexia,... Vì các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên đỡ tốn kém, giá thành hạ hơn.

+ Thêm nữa,từ khi bị Mỹ đánh thuế chống phá giá cao, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Điều này vô tình đẩy các doanh nghiệp sản

xuất đồ gỗ Việt Nam thêm những đối thủ ngay cùng một sân chơi, nhưng có lẽ điều lo ngại hơn cả là các doanh nghiệp Trung Quốc rất biết tận dụng nhân công Việt Nam, biết cách khai thác bàn tay tài hoa của những người thợ. Đặc biệt, họ có những quy trình công nghệ sản xuất hiện đại hơn các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu còn đang gặp khó khăn về nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu. Mặc dù các ngân hàng thông báo đảm bảo vốn cho những đối tượng ưu tiên, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng thực tế việc tiếp cận vốn cũng không hề dễ dàng hoặc nếu có thì vẫn phải chịu giá vốn khá cao. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước còn phải chịu nhiều chi phí cao do các thủ tục hành chính rườm rà, làm mất nhiều cơ hội; tiền thuê kho bãi, bến cảng cao; bốc xếp vận chuyển chậm. Những yếu tố này đã làm

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w