ĐVT:TRIỆU USDNĂM KIM NGẠCH MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨUTUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI(%) NĂM KIM NGẠCH MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨUTUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI(%)
2000 1478,5 - - 2001 1816,4 337,9 22,85 2002 2021,7 205,3 11,30 2003 2199,6 177,9 8,80 2004 2408,1 208,5 9,48 2005 2732,5 324,4 13,47 2006 3358 625,5 22,89 2007 3763,4 405,4 12,07 2008 4510,1 746,7 19,84 2009 4250 -260,1 -5,77 6T/2010 2022 - -
NGUỒN: Bộ công thương và Tổng cục thống kê Ta có thể thấy qua bảng số liệu trên kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng qua các năm với mức tăng trưởng bình quân gần 13%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 307,94 triệu USD/năm (giai đoạn từ năm 2000-năm 2009).
Năm 2000,xuất khẩu thuỷ sản có sự tăng trưởng vượt bậc với kim ngạch là 1,478 tỷ USD, đánh dấu mặt hàng thủy sản VN có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN.
Nếu năm 1990 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 205 triệu USD thì chỉ sau 12 năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng lên gấp 10 lần, từ 205 triệu USD đến 2.021,7 triệu USD vào năm 2002.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt kết quả khá ngoạn mục so với các ngành kinh tế khác và so với các nước trong khu vực. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á có ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước trên thế giới và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác có sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn tăng.Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong các năm 2001, 2002, 2003 có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Năm 2004, do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá, điều kiện sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng năm 2004 có chậm lại nhưng đã nhanh chóng đạt lại tốc độ tăng trưởng trên 9,48%. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đã tăng đến 13,47%.
Riêng trong năm 2006,ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản khá cao (22,89%) và trên thực tế thì xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm này hoàn thành rất sớm kế hoạch, nguyên nhân là do năm này ta đẩy mạnh xuất khẩu và hầu hết các thị trường chủ lực đều có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường khu vực EU và Đông Âu, với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu cá tra và basa.
Xuất khẩu thủy sản chung của Việt Nam đã biến động khá lớn trong hai năm 2008 và 2009.
Trong năm 2008,nền kinh tế tăng trưởng chậm,lạm phát, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng…khiến cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn vay ngân hàng để thu mua nguyên liệu cho sản xuất thêm vào đó là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản vào thời điểm đó đặc biệt là tôm,tình hình nuôi tôm gặp khó khăn do dịch bệnh, diện tích ao tôm bị thu hẹp tại nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực ĐBSCL gây thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu rất lớn.Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2008, giá trị mặt hàng cá tra chế biến xuất khẩu khá cao thêm vào đó nắm bắt tình hình thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… để “khai phá” những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập…giúp cho xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 20% về giá trị dù năm 2008 được đánh giá là một năm “gian khó” của ngành thủy sản.
Năm 2009, Việt Nam XK 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường. Số lượng sản phẩm và thị trường XK đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt đa dạng hóa sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp XK. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%.
Tuy nhiên,kim ngạch xuất khẩu 2009 giảm 5,77% về giá trị tương ứng với mức gỉam là 260,1 triệu USD so với năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm.Nguyên nhân
xuất phát từ sự sụt giảm xuất khẩu sang thị trường EU- nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,8% kim ngạch XK và chiếm hơn 40% xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Nhưng trong năm 2009, xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm 7,3% vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập khiến cho giá trung bình xuất khẩu cá tra giảm từ 2,27 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,21 USD/kg năm 2009. Thêm vào đó là sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thủy sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thủy sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Ngoài ra xuất khẩu mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác cũng giảm đáng kể do sản lượng đánh bắt giảm nguyên nhân do ảnh hưởng của các cơn bão lớn; Trung Quốc cấm biển và sự cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng trong các doanh nghiệp chế biến.
Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005 - 6 tháng/2010
=> Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới.
7.2 Thị trường tiêu thụ
Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực về việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Từ chỗ xuất khẩu chủ yếu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore, ngày nay thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới. Cho tới nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản (chiếm tỉ trọng hơn 60% xuất khẩu thủy sản), đưa Việt Nam trở thành một trong 6 nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới.
Tuy hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng tính đến hết tháng 6/2010, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là 3 thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000. Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19%). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam.
EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam, 27 nước thuộc khối EU đã tiêu thụ khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có 4 quốc gia thuộc khối EU là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan.
Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 1,12 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu) giảm 2,9%; sang Nhật Bản đạt 761 triệu USD, giảm 8,4%; sang Hoa Kỳ đạt 711 triệu USD, giảm 3,8%;…
Thị trường Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 8 tháng đầu 2007 Nhật Bản Giá trị 467,3 465,9 538,0 582,9 754,9 813,4 842,6 396,2 Tỷ trọn g 31,6 25,6 26,6 25,6 31,4 29,7 25,1 18,8 Mỹ Giá trị 298,2 489,0 655,7 782,2 592,8 634,0 664,2 413,6
Tỷ trọn g 20,2 26,9 32,4 34,4 24,7 23,1 19,8 19,7 EU Giá trị 99,2 107,0 84,4 127,2 243,9 436,7 723,5 527,9 Tỷ trọn g 6,7 5,9 4,2 5,6 10,2 15,9 21,5 25,1 Trung Quốc, Hồng Kông Giá trị 291,7 316,7 302,3 147,8 131,2 134,4 164,3 113,5 Tỷ trọn g 19,8 17,4 15,0 6,5 5,5 4,9 4,9 5,4 ASEAN Giá trị 77,8 64,9 79,5 73,1 165,7 123,2 150,9 108,1 Tỷ trọn g 5,3 3,6 3,9 3,2 6,9 4,5 4,5 5,1 Các nước khác Giá trị 244,3 372,9 361,8 562,4 513,3 597,3 812,5 545,1 Tỷ trọn g 16,4 20,6 17,9 24,7 21,3 21,9 24,2 25,9 Tổng cộng Giá trị 1.478, 5 1.816, 4 2.021, 7 2.275, 6 2.400, 8 2.739, 0 3.358, 0 2.104,4 Tỷ trọn g (%) 100 100 100 100 100 100 100 100
NGUỒN: THỐNG KÊ HẢI QUAN VIỆT NAM • Thị trường EU:
Trong các năm qua EU là một thị trường thương mại quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự có chỗ đứng đáng kể trên thị trường này và EU vẫn còn là thị trường giàu tiềm năng cần khai phá. Do đó, để thâm nhập tốt thị trường này doanh nghiệp cần chú ý đến các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề môi trường và xã hội. Hiện nay và cả trong tương lai, quyền lợi của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Do vậy, chất lượng sản phẩm là yếu tố thành công quan trọng nhất khi nhắm vào thị trường EU.
EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng rất cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU là nổi tiếng về mẫu mốt, thị hiếu, khác với khách hàng Việt Nam thì giá cả có vai trò quyết định trong việc mua hàng. Do đó, khi các sản phẩm đạt các yếu tố về chất lượng, thời trang và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội hấp dẫn được người tiêu dùng ở Châu Âu. Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải chú ý để thâm nhập và thành công ở thị trường này.
• Thị trường Hoa Kỳ
Là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm của cả thế giới nên cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng vô cùng gay gắt và quyết liệt. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi các đối thủ cạnh tranh của ta đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu.
Thuỷ sản chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu mới xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên trị giá xuất khẩu thấp. Nguyên nhân là do các cơ sở thuỷ sản chưa hiểu hết được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thuỷ sản như chúng ta đã làm với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là khá rộng lớn và đầy tiềm năng. Hiện nay, thị trường còn được mở rộng ra thêm. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu thủy sản như: bị kiện là bán phá giá, kiểm dịch vệ sinh thực phẩm…
+Thuận lợi đầu tiên của thủy sản Việt Nam là tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam còn rất lớn. Và thông qua hình thức liên doanh và tự đầu tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã nâng cấp trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Công nghệ chế biến thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ngang với trình độ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với công nghệ của thế giới.
+Việt Nam có 470 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh thì 346 cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó 245 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU, 34 doanh nghiệp được xuất vào Mỹ và Canada. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.
+Đáng chú ý, dù là năm đầu tiên gia nhập WTO, nhưng xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại.
+Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản rất năng động, thể hiện qua các mặt sau:
• Thứ nhất, là họ chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. • Thứ hai, chú ý đổi mới về phương pháp quản lý.
• Thứ ba, luôn cải tiến công nghệ.
• Thứ tư, thực hiện tốt việc quản lý tài chính.
• Thứ năm, do sớm hội nhập nên các doanh nghiệp khá năng động trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, cả về công nghệ chế biến cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm.
+Tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Giám đốc cũng như nhân viên kỹ thuật nắm bắt nhanh nhạy công nghệ mới, nắm bắt thông tin thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm.
+Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản luôn chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và VASEP tổ chức, vì vậy đã chủ động điều tiết và phát triển thị trường, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng. Họ cũng tích cực nắm bắt các luật lệ quốc tế cũng như các quy định của các nước thông qua các lớp đào tạo, tập huấn hoặc hội thảo.
7.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường
+ Khó khăn đầu tiên là ngành thuỷ sản Việt Nam phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (từ 1/1/2010 các sản phẩm thủy sản VN (ngoại trừ các sản phẩm thuộc nhóm nuôi trồng từ giống bột, một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ), khi xuất khẩu vào Châu Âu phải có thêm các hồ sơ chứng nhận đánh bắt hợp lệ cùng các hồ sơ thủ tục an toàn vệ sinh thực phẩm hiện hành), các yêu cầu về bảo vệ môi trường, các vụ kiện chống bán phá giá và tranh chấp thương mại từ các nước: Nhật Bản, Canada, Mỹ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khối ASEAN.
+Thêm vào đó các rào cản thương mại quốc tế thường gặp đối với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu như: rào cản thuế quan (thuế phần trăm, thuế quan đặc thù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá…) và rào cản phi thuế