4. MÁY VI TÍNH,SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ,LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NHÓM MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ MÁY TÍNH QUA CÁC THỊ TRƯỜNG NĂM
THỊ TRƯỜNG NĂM 2009 Thị trường Kim ngạch XK tháng 12/2009 (USD) Kim ngạch XK năm 2009 (USD) % so sánh kim ngạch XK năm 2009/2008 Hoa Kỳ 35.698.660 433.218.804 + 42 Nhật Bản 34.755.980 380.970.568 + 1,4 Thái Lan 23.418.933 288.087.464 - 28,8
Trung Quốc 41.085.325 287.186.672 + 4,9 Singapore 25.025.678 199.975.040 + 22,6 Hà Lan 16.495.206 188.135.543 - 8,6 Hồng Kông 17.562.238 140.170.039 + 6,7 Philippine 8.089.552 101.039.132 - 18 Tiểu vương quốc Ả
rập thống nhất 3.139.861 62.230.745 - 6,5 Hàn Quốc 3.820.578 45.786.719 - 11 Malaysia 3.209.153 44.595.221 + 26,6 Ấn Độ 4.792.777 44.222.208 + 52,2 Phần Lan 1.652.844 36.933.168 - 17,1 Ôxtrâylia 2.737.430 36.701.512 + 90
Nguồn: Bộ công thương và Thống kê hải quan Việt Nam
Năm 2009, Hoa kỳ, Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2009, với Hoa Kỳ đạt kim ngạch 433 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Nhật Bản đạt kim ngạch 381 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 13,8%.
Thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có tốc độ tăng trưởng đột biến là: Đức đạt 24 triệu USD, tăng 245,7%, chiếm 0,9%; Indonesia đạt 13,9 triệu USD, tăng 185,3%, chiếm 0,5%; Canada đạt 30 triệu USD, tăng 122%, chiếm 1,1%...Bên cạnh đó là một số thị trường có tốc độ tăng trưởng cao là: Ôxtrâylia đạt 36,7 triệu USD, tăng 90%, chiếm 1,3%; ...
Một số thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện năm 2009 có độ suy giảm là: Ucraina chỉ đạt 718.644 USD, chưa đạt 1 triệu USD, giảm 83,5%, chiếm 0,03%; Thái Lan đạt 288 triệu USD, giảm 28,8%, chiếm 10,4%; Ba Lan đạt 31 triệu USD, giảm 26,3%, chiếm 0,8%...
Trong cả năm 2009, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc lần lượt là 4 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cao nhất. Mỹ đạt kim ngạch trên 433 triệu USD, tăng 42% so với năm 2008, chiếm 15,7% trong tổng kim ngạch. Nhật Bản đạt 381 triệu USD, tăng 1,4% và chiếm 13,8%.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu chính mà các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới là các nước thuộc khu vực Đông Á, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và thị trường Đài
Loan. Trong đó nổi bật nhất là thị trường Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất với hơn 51,2 triệu USD trong tháng 5/2010 vừa qua, tăng 128,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu vào thị trường này đạt hơn 172,1 triệu USD, tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 6/2010, theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao, ước tính trên 50 triệu USD.
Nhưng đáng nói là trong danh sách các chủng loại, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối tháng 6/2010 đã không chỉ còn các sản phẩm chính là máy in, linh kiện điện tử mà thêm vào đó là các sản phẩm máy tính, công nghệ thông tin như: RAM máy tính đạt hơn 8,2 triệu USD, máy tính xách tay đạt hơn 700 nghìn USD.
Các nước trong khu vực Đông Á khác vẫn chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng linh kiện, bán thành phẩm của Việt Nam trong nửa cuối tháng 6/2010. Tuy nhiên, trong danh sách đã xuất hiện một số mặt hàng nguyên chiếc hay phụ kiện máy tính, bao gồm bo mạch chủ máy tính. Điển hình như xuất khẩu bo mạch chủ sang Hồng Kông trong nửa cuối tháng 6/2010 vừa qua đạt gần 1.000 chiếc. Đáng lưu ý là toàn bộ số bo mạch chủ xuất khẩu sang Hồng Kông này đều mang thương hiệu Foxconn.
Đứng thứ 2 trong danh sách thị trường xuất khẩu là các nước trong khu vực ASEAN. Trong đó nổi bật nhất vẫn là thị trường Singapore với kim ngạch ước tính đạt trên 19 triệu USD trong tháng 6/2010, nhưng các sản phẩm xuất sang thị trường này, ngoài máy in ra, đều mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và chưa hoàn chỉnh thành 1 sản phẩm nguyên chiếc có thể đem tới kim ngạch xuất khẩu cao.
Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu hàng điện tử, máy tính của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ. 5 tháng đầu năm, Hoa Kỳ nhập hơn 201,5 triệu USD hàng điện tử, máy tính và linh kiện từ Việt Nam, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang nửa cuối tháng 6/2010, xuất khẩu hàng thành phẩm sang thị trường này chỉ chiếm hơn 20%, tăng so với cùng kỳ tháng trước, nhưng vẫn đạt thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu sản phẩm, trong nhóm hàng máy tính, hàng điện tử thì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là máy in, linh phụ kiện máy in, linh kiện điện
tử.Riêng xuất khẩu mặt hàng máy in chiếm khoảng 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong nửa cuối tháng 6/2010, thấp hơn so với tháng trước và chủ yếu vẫn xuất khẩu sang 2 thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc, lần lượt là 15,4 triệu USD và hơn 13 triệu USD. Ở các vị trí kế tiếp, Singapore, Hà Lan tiếp tục là thị trường nhập khẩu máy in chính của Việt Nam. Còn nhóm hàng linh kiện, bán thành phẩm xuất đi trong tháng 6/2010 chiếm ít hơn so với con số 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của máy in. Các mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu nhiều sang Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc, trong khi cùng kỳ năm ngoái còn được xuất khẩu nhiều sang Singapore và Malaysia.
Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử qua các thị trường 7 tháng đầu năm 2010 (ĐVT: USD)
Thị trường 7tháng 2010 7tháng 2009 % tăng, giảm 7T/2010 so 7T/2009 Trung Quốc 857.983.802 730.964.617 +17,38 Nhật Bản 553.781.460 412.594.424 +34,22 Hàn Quốc 345.936.330 123.396.970 +180,34 Malaysia 194.338.171 153.523.679 +26,59 Đài Loan 166.402.489 156.034.815 +6,64 Singapore 139.573.939 116.083.152 +20,24 Hoa Kỳ 86.989.895 47.285.534 +83,97 Thái Lan 64.464.219 74.542.122 -13,52
Nguồn: Bộ công thương
11.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường
Xuất khẩu nhóm mặt hàng điện tử máy tính trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng khá tốt xuất phát từ những thuận lợi trong xuất khẩu sau đây:
Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng khá mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử, linh kiện máy tính của Tập đoàn Intel và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.
Thứ hai, mặc dù phải đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi
thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Riêng đối với Trung Quốc, bên cạnh lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra sự chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn điện tử lớn của thế giới sang Việt Nam.
Thứ ba, hiện nay về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Theo đánh giá của chuyên gia từ Trung tâm thương mại quốc tế thì thị trường nhập khẩu các sản phẩm điện tử trên thế giới là rất rộng lớn và có mức tăng trưởng vững chắc. Năm 2005, nhập khẩu các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức trên 400 tỉ USD và tăng khá đều đặn khoảng 8%/năm trong vòng 5 năm qua.
Như vậy, có thể nói xu thế và khả năng tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam trong vòng 5 năm tới có nhiều triển vọng. Vấn đề cần đặt ra ở đây là Việt Nam cần có những định hướng rõ ràng cũng như biện pháp cụ thể đẩy nhanh sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng này.
Thứ tư,về thị trường xuất khẩu, hiện nay nước ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Trong thời gian tới có thể hướng tới Trung Quốc, Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU như Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc và Slovakia. Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây:
ASEAN: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 25 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 vào ASEAN chỉ chiếm 3,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010, với những lợi thế của AFTA, nâng tỉ lệ này lên trên 5% (đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD).
Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 30 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 vào Nhật Bản là 269 triệu USD, phấn đấu đến 2010 nâng tỉ lệ này lên trên 3% (đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD).
EU: Nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 484 tỉ USD/năm, xuất khẩu của Việt nam năm 2005 vào EU chỉ chiếm 0,03% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này, phấn đấu đến 2010 nâng kim ngạch trên 1 tỉ USD.
+Một thuận lợi nữa cho việc xuất khẩu nhóm mặt hàng này là quyết định sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng linh kiện phụ tùng ngành cơ khí, điện, điện tử, nhằm hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp khi chính sách ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa bị bãi bỏ.Nếu như trước đây một trong những nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh của hàng điện tử Việt Nam bị yếu là do trong khi ngành công nghiệp sản xuất linh kiện còn chưa phát triển thì thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất của ta lại quá cao. Thì với quyết định trên sẽ góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu.
11.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường
Bên cạnh những thuận lợi thì việc xuất khẩu nhóm mặt hàng máy tính, điện tử cũng gặp không ít khó khăn trên thị trường thế giới. Vì trước hết ngành máy tính,điện tử của nước ta chủ yếu là lắp ráp, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình trong khu vực.
+Khó khăn đầu tiên đối với việc xuất khẩu nhóm mặt hàng máy tính,điện tử này là khi chính thức là thành viên của WTO, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm cùng loại nhập khẩu giá rẻ, chủ yếu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt, giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, trong đó có máy tính, các thiết bị kỹ thuật số và các loại linh kiện điện tử. Ngoài ra, các rào cản phi thuế quan khác đối với các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được gỡ bỏ (bao gồm cả dịch vụ sản xuất phần mềm).
Bên cạnh đó, khi là thành viên của WTO, Việt Nam cũng sẽ tham gia Hiệp ước Công nghệ thông tin. Những nội dung cam kết cơ bản của Việt Nam khi tham gia hiệp ước là sẽ giảm mức thuế này theo lộ trình cắt giảm xuống 0% đối với 330 sản phẩm công nghệ thông tin, trong vòng 5 năm đối với các sản phẩm phần cứng, thiết bị ngoại vi, linh phụ kiện điện tử và 7 năm đối với các sản phẩm như điện thoại, cáp viễn thông (trừ cáp biển). Gia nhập WTO, hàng rào bảo hộ của Nhà nước đối với công nghệ điện tử sẽ phải gỡ bỏ, trong khi các nước trong khu vực công nghệ điện tử của họ phần lớn mạnh hơn ta. Chúng ta vừa may và không may là nằm giữa trung tâm công nghệ điện
tử thế giới. Thế giới người ta gọi vòng cung Đông Á là vòng cung công nghệ điện tử chiếm khoảng 2/3 sản lượng công nghệ điện tử toàn cầu. Trong khi đó công nghệ điện tử các nước trong khu vực người ta đều đi trước ta, Việt Nam là chỗ trũng nhất, nếu như một “cái ao” mà bỏ đi các hàng rào, thì có chỗ trũng là bị thách thức nhiều nhất.
+Ngoài ra,các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất được linh kiện điện tử để chủ động sản xuất mà đang phải nhập khẩu một khối lượng lớn linh kiện điện tử và nguồn cung ứng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
+Thêm nữa,doanh nghiệp điện tử Việt Nam tuy đã phát triển về số lượng (khoảng 200 doanh nghiệp), phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, công nghệ sản xuất chưa cao, Các dây chuyền công nghệ tuy đã trang bị cơ khí hoá bán tự động, song vẫn sử dụng nhiều nhân công thao tác. .Trong khi đó, các công ty đa quốc gia đã thống trị toàn cầu từ chuyên môn, công nghệ, đến thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối, khống chế thị trường toàn cầu. Một số doanh nghiệp Việt Nam tìm được đối tác để gia công hàng xuất khẩu nhưng lại không đủ vốn và công nghệ để sản xuất nên đành phải chuyển giao sang cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
=> Những khó khăn kể trên là những thách thức rất lớn đối với việc xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử.