KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CAO SU QUA CÁC THỊ TRƯỜNG NĂM 2009 Thị trường Kim ngạch XK tháng

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 56 - 60)

Thị trường Kim ngạch XK tháng 12/2009 (USD) Kim ngạch XK năm 2009 (USD) % kim ngạch XK năm 2009/2008 Trung Quốc 142.839.883 856.712.920 - 19 Hàn Quốc 5.483.803 40.830.659 - 35,4 Đài Loan 10.527.795 47.288.980 - 16,1 Singapore 193.100 6.430.985 + 168 Đức 5.263.181 38.451.499 - 40 Hoa Kỳ 41.02.907 28.520.644 - 34,2 Nhật Bản 2.572.881 15.900.209 - 54 Malaysia 8.317.149 50.293.663 + 4 Nga 2.429.321 20.830.277 - 4,3 Thổ Nhĩ Kỳ 2.295.368 14.221.431 - 34,1 Italia 1.304.226 12.048.562 - 39,8 Ấn Độ 1.332.402 10.204.527 + 55,9 Indonesia 1.944.484 9.564.582 + 0,7

Tây Ban Nha 982.618 10.673.171 - 43

Bỉ 576.691 4.998.047 - 67

Hồng Kông 228.283 3.421.646 - 4,3

Nguồn: Bộ công thương và Thống kê hải quan Việt Nam

Trong năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với năm 2008 (năm 2008 là 73 thị trường). Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu với số lượng khoảng 494, 62 ngàn tấn, chiếm 67,6 % về lượng và tăng khoảng 6,6 % so với cùng kỳ năm trước, đạt trị giá 856,7 triệu USD. Ngoài thị trường Trung Quốc, một số thị trường cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2009 là Malaysia: 33,94 ngàn tấn (tăng 81,5%), Đài Loan: 23,97 ngàn tấn (tăng 29 %), Hàn Quốc: 23,6 ngàn tấn (tăng 3,2%), Bỉ: 15,1 ngàn tấn (tăng 172,6 %), Ấn Độ: 5.800 tấn (tăng 137,2 %). Những thị trường lớn sụt giảm là Đức: 19,34 ngàn tấn (-4,7 %), Hoa Kỳ: 14,22 ngàn tấn (-12,5%), Nga: 11,1 ngàn tấn (-4,9%) và Nhật: 8,57 ngàn tấn (- 19,1%)

Trong 6 tháng đầu năm 2010 Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 6 tháng qua với 140 nghìn tấn, chiếm 58,6%

tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 13,3 nghìn tấn, sang Malaixia: 11,6 nghìn tấn, sang Đài Loan: 11,4 nghìn tấn, sang Đức: 9,6 nghìn tấn, …

5.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường

+Thứ nhất,ngành cao su nước ta đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Ngành cao su đứng thứ 7 trong 10 ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam và đang đứng thứ 4 thế giới về số lượng xuất khẩu. Cho đến nay, mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển cao su ở Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đang tích cực đầu tư trồng mới các đồn điền cao su lớn tại Lào và Campuchia.

+Thứ hai,ngành công nghiệp săm lốp ô tô là ngành tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của cao su tự nhiên. Hàng năm ngành công nghiệp săm lốp ô tô toàn cầu tiêu thụ khoảng 50% sản lượng cao su. Thị trường ô tô đã phát triển mạnh không chỉ ở các nước phát triển mà tại các nước mới phát triển và đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Đáng kể nhất là hai cường quốc về dân số là Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trong những năm gần đây và có ngành công nghiệp săm lốp ô tô đang phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu ô tô đang tăng của thị trường thế giới và tại chính thị trường của hai quốc gia này. Với thị trường Trung Quốc xuất khẩu cao su của Việt Nam mới chỉ chiếm 3,32% thị phần nhập khẩu của Trung Quốc nên tiềm năng của cao su của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới này là rất lớn.Chính vì vậy, ngành cao su tự nhiên thế giới sẽ phát triển mạnh nếu các thị trường trên phát triển. Cao su Việt Nam cần có chiến lược hướng tới các thị trường này trong dài hạn.

+Thứ ba, cùng với việc gia nhập WTO các doanh nghiệp cao su Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế và phí tại các thị trường WTO, trong đó có Trung Quốc và Đài Loan là những thị trường chính, nên sản phẩm của ta tránh được việc ép giá. Hơn nữa việc hội nhập với khu vực cũng giúp ngành cao su Việt Nam nâng cao chất lượng nhân lực, nghiên cứu khoa học và giống. Việc tăng cường hợp tác với ba nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới là Thái-lan, Indonesia và Malaysia cho phép Việt Nam chủ động được về giá và thị trường xuất khẩu.

+Thêm vào đó, gia nhập WTO cũng tạo cơ hội thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao từ các nước phát triển trong cả khâu chế biến, trồng đến khâu khai thác ở Việt Nam giúp cho ngành cao su Việt Nam có điều kiện liên doanh xây dựng các nhà máy chế biến mủ, tạo ra những sản phẩm cao su chất lượng cao, nâng giá trị gia tăng, giảm tỷ lệ xuất khẩu thô.

+Các doanh nghiệp cũng có cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế... nên khi Việt Nam thực hiện cam kết giảm thuế và bỏ trợ cấp, các doanh nghiệp ngành cao su không ảnh hưởng nhiều.

+Đặc biệt, giá mủ cao su xuất khẩu tăng cao trong những năm gần đây do nhu cầu lớn của ngành sản xuất săm lốp ô tô, khiến ngành thêm lợi nhuận và tích lũy.

+Thứ tư, Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%.

5.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường

Dù đang đứng thứ tư trong danh sách những nước xuất khẩu cao su trên thế giới, đến nay ngành cao su VN vẫn chưa khẳng định được vị trí vững chắc trên thị trường:“ngành cao su vẫn đang trong thời kỳ có gì xuất nấy, sản xuất ra bao nhiêu thì xuất bấy nhiêu, chủ yếu là xuất bằng con đường tiểu ngạch”.

+Thứ nhất, hoạt động sản xuất trong ngành cao su hiện nay “không quan tâm đến nhu cầu thị trường. Cái thị trường cần chúng ta không có, còn sản phẩm có giá trị xuất khẩu thấp lại được sản xuất nhiều”.

+ Giá trị xuất khẩu cao su VN hiện nay không cao do tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm thô chiếm hơn 80% sản lượng cao su cả nước điều này khiến cho lợi nhuận của nước ta thấp hơn nhiều so với hai đối thủ cạnh tranh là Thái Lan và Malaysia.

+ Mặt khác, hình thức gia công quy mô sản xuất nhỏ và năng suất thấp không đáp ứng được nhu cầu của những sản phẩm có giá cao trên thị trường. Trong khi đó

các loại SVR 3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít (ngoài Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều) nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này.

+Thứ hai,một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trên thị trường nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác

+Thứ ba,với 85% sản lượng cao su Việt Nam hiện dành cho xuất khẩu,sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nguyên liệu được lợi hơn khi thuế nhập khẩu vào các nước giảm. Họ được bình đẳng với các nhà xuất khẩu khác trên cùng thị trường, nhưng yêu cầu về chất lượng tỏ ra nghiêm ngặt hơn và phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

+Ngoài ra, trình độ công nghệ của chúng ta chưa hoàn thiện, sản xuất “tiểu điền”, cao su Việt Nam đã và đang phải đối phó với những quy định về thương mại và môi trường, thực chất là những “hàng rào xanh”, những rào cản kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ theo các cam kết quốc tế.

+Thứ tư, thị trường xuất khẩu cao su thế giới không ổn định, giá cả biến động bất thường và phụ thuộc nhiều vào thị trường dầu mỏ thế giới. Công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su trong nước phát triển chậm, sử dụng cao su nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 10-15% sản lượng. Từ năm 2000 đến nay, thị trường xuất khẩu cao su tập trung chủ yếu vào Trung Quốc chiếm tới 60 đến 68%, EU 10%, Hàn Quốc 5%... Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chúng ta “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Chính vì vậy ngành cao su cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để mở rộng thị trường xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro.

+Thêm vào đó, mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới, nên diễn biến tích cực của ngành cao su tự nhiên thế giới thời gian qua đã tác động tăng trưởng ngành cao su Việt Nam. Tuy nhiên khoảng cách về sản lượng khai thác hàng năm của Việt Nam so với các nước khác như Thái Lan (gần 3 triệu tấn), Indonesia (2 triệu tấn) và Malaysia (trên 1 triệu tấn) là rất lớn, nên Việt Nam không chủ động được về giá cũng như cung cầu sản lượng mà hoàn toàn phụ thuộc vào biến động thị trường thế giới.

+ Hiện nay, các vườn cây cao su của nước ta ngày càng già cỗi, một số vườn cây kém hiệu quả nhưng chưa được thanh lý trồng lại, trong khi đó đất tốt để trồng cây cao su không còn nhiều. Diện tích đất thích hợp để trồng cây cao su không những

không thể mở rộng mà còn phải đối diện với nguy cơ bị thu hẹp chuyển sang sử dụng cho những mục đích khác. Các doanh nghiệp cao su đã có hướng phát triển sang các nước lân cận nơi còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cao su tại Lào và Campuchia cũng không hoàn toàn thuận lợi do có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp từ Trung Quốc và Thái Lan cũng sang đầu tư trồng cao su.

=>Với những khó khăn và thách thức hiện tại trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái, thị trường xuất khẩu đang giảm, đặc biệt là trong những năm gần đây thời tiết diễn biến rất thất thường thì ngành cao su còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề là các doanh nghiệp trong ngành cao su cần phải mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo dựng thương hiệu cho thị trường cao su của Việt Nam. Trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của ngành cao su vẫn rất tốt nên cơ hội đầu tư vào ngành là khả quan. Các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước hiện đang có tín hiệu lạc quan, lạm phát được kiểm soát, nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cao su có điều kiện phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w