II- Giải pháp riêng từng mặt hàng 1 Tiêu
11. Máy vi tính,sản phẩm và linh kiện điện tử
-Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này thông qua các khung chính sách thuận lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng và chuẩn bị đồng bộ các yếu tố phụ trợ là giải pháp cơ bản nhất để thu hút đầu tư sản xuất và xuất khẩu ở lĩnh vực này.
-Tăng tỉ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.
-Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.
- Các doanh nghiệp trong ngành phải nghiên cứu để đưa ra được những sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là chất lượng cao. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại cũng cần được chú ý với sự phối hợp và giúp đỡ từ phía cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại. Để đạt được những mục tiêu đó, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, Chính phủ cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành này, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.
- Nên xem xét để đưa thuế suất nhập khẩu MFN đối với linh kiện, phụ tùng điện tử về bằng với thuế suất CEPT/AFTA để tạo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử.
- Thuế nhập khẩu linh kiện phải thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên chiếc. Linh kiện, phụ tùng nào trong nước đang sản xuất được thì tăng (thuế) tối đa có thể được, đồng thời giảm đến mức tối thiểu (0%) cho các linh kiện, phụ tùng không sản xuất được.
- Các doanh nghiệp cần có một quy hoạch, chiến lược ngành dài hơi để yên tâm đầu tư. Đã có nhiều cảnh báo hội nhập đối với ngành điện tử là “cái chết được báo trước” vì thiếu khả năng cạnh tranh, không có nền tảng vững chắc là công nghệ và nghiên cứu, triển khai. Các doanh nghiệp phải tính đến đầu tư. Đầu tư phải có quy hoạch, các chính sách đầu tư, chính sách thuế hỗ trợ cho quy hoạch.
Ngoài ra, những chính sách như chính sách về đầu tư,thu hút vốn; hay chính sách phát triển năng lực công nghệ ngành điện tử để nâng cao tính hiệu quả của chuyển giao công nghệ từ đầu tư nước ngoài và dần tạo thế tự chủ về công nghệ cho ngành công nghiệp điện tử trong nước; chính sách về nguồn nhân lực; chính sách phát triển thị trường v.v...tất cả đều góp phần vào tăng trưởng nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử,linh kiện điện tử./