KIM NGẠCH (TRỊ GIÁ)

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 35 - 45)

Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ xuất khẩu của mặt hàng gạo VN từ 2000- 6T/2010

ĐVT: Triệu USD

NĂM KHỐI LƯỢNG

(TRIỆU TẤN)

KIM NGẠCH(TRỊ GIÁ) (TRỊ GIÁ)

MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨU

TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI(%)

2000 3,477 667,79 - - 2001 3,721 623,5 -44,29 -6,63 2002 3,236 726,26 102,76 16,48 2003 3,811 719,92 -6,34 -0,87 2004 4,063 950,32 230,4 32 2005 5,255 1408,38 458,06 48,2 2006 4,642 1275,9 -132,48 -9,41 2007 4,580 1490,2 214,3 16,8 2008 4,742 2894,4 1404,2 94,23 2009 6,2 2660 -234,4 -8,1 6tháng đầu năm 2010 3,6 1730 - -

Nguồn: Bộ Công Thương và Tổng cục thống kê

Từ năm 1989 đến nay sản xuất lúa gạo của nước ta tăng trưởng không ngừng với tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân 5%/năm (khoảng 1 triệu tấn/năm). Kim

ngạch xuất khẩu gạo thường chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản và chiếm 15 – 17% thị phần gạo thế giới. Trong khoảng thời gian từ 2000-2009, kim ngạch xuất khẩu gạo của VN tăng gần gấp 4 lần (2000: 667,79 triệu USD; 2009:2660 triệu USD).

Ta có thể thấy qua bảng số liệu trên và biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của gạo VN qua các năm, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu mặt hàng gạo từ năm 2000-2009 bình quân trên 20% tương ứng với mức tăng tuyệt đối tương ứng là 221,36 triệu USD.

Từ năm 2001, nhà nước bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và không qui định đầu mối xuất khẩu gạo. Cơ chế mới này tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi mang tính bình đẳng giúp cho hoạt động xuất khẩu gạo tăng trưởng ổn định.

Trong đó năm 2005, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục cả về khối lượng lẫn kim ngạch do ta đã tham gia đấu thầu tại Philippines và một số nước khác với nhiều hợp đồng có giá xuất khẩu cao, bình quân 279 USD/tấn, mở rộng thị trường mới sang Iran, gia tăng xuất khẩu sang châu Phi, Cu-ba…

Năm 2006, xuất khẩu gạo cả nước chỉ đạt khoảng 4,642 triệu tấn gạo đạt kim ngạch 1,275 tỷ USD, không đạt chỉ tiêu 5 triệu tấn đề ra. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây mất mùa ở phía Nam khiến Chính phủ phải tạm ngưng xuất khẩu trong những tháng cuối năm để đảm bảo an ninh lương thực nên kim ngạch năm 2006 giảm 132,48 triệu USD so với năm 2005.

Năm 2008 ta có thể nhận thấy khối lượng gạo xuất khẩu chỉ tăng 3,54% so với năm 2007 (4580 nghìn tấn) trong khi trị giá kim ngạch xuất khẩu lên đến 94,23% mang lại nguồn thu ngoại tệ 2894,4 triệu USD cho đất nước nguyên nhân là do sự gia tăng đột biến về giá gạo trên thị trường thế giới trong năm 2008.

Năm 2008 giá gạo chạm mức kỷ lục mọi thời đại 1.015,2 USD/tấn trong tháng 4 của giá gạo thế giới và bình quân cả năm đã vượt qua ngưỡng 700 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới năm 2008 biến động mạnh. Giá gạo chia làm 2 xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm. Tính chung trong cả năm, giá gạo thế giới tăng khoảng 20 - 40%.

Trong 5 tháng đầu năm 2008 thị trường gạo thế giới biến động mạnh. Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hoá trong 6 tháng đầu năm 2008 do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung hạn hẹp bởi nhiều nước

xuất khẩu lớn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu.Tại châu Á, giá gạo lập kỷ lục cao vào ngày 22/5, với loại 5% tấm của Thái Lan đạt 1.090 USD/tấn, còn gạo cùng loại của Việt Nam đạt 1.050 USD/tấn, đều tăng gấp 3 lần so với một năm trước đó. Trong khi đó trên thị trường Chicago, giá gạo thô đã lập kỷ lục cao 25,07 USD/cwt vào ngày 24/4, tăng 79% so với một năm trước đó.Nguyên nhân giá gạo tăng kỷ lục nhanh trong 5 tháng đầu năm bởi lạm phát tăng mạnh khiến chính phủ nhiều nước xuất khẩu gạo lớn phải hạn chế hoạch tạm dừng xuất khẩu gạo với hy vọng ngăn chặn xu hướng lạm phát. Ở VN có hiện tượng sốt giá gạo ảo khiến chính phủ phải can thiệp “tạm dừng xuất khẩu” để ổn định tình hình trong nước

Tuy nhiên thị trường gạo thế giới hạ nhiệt từ cuối tháng 5, sau khi Việt nam và Thái Lan – hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - bước vào vụ thu hoạch, và một số nước nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo.

Chính vì vậy mà trong năm 2008 mặc dù lượng xuất không tăng nhiều nhưng trị giá xuất khẩu gạo thu được thì khá “ấn tượng”

Năm 2009 là “năm kỷ lục” về xuất khẩu gạo, với lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 6,2 triệu tấn kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 30,7% về khối lượng gạo xuất khẩu, nhưng giảm 8,1% về giá trị xuất khẩu gạo so với năm 2008 do mặt bằng giá không tăng đột biến so với năm 2008 song nhìn chung giá gạo thế giới trong năm 2009 nằm trong xu hướng tăng nhưng không tăng quá mạnh do nguồn cung dồi dào từ Thái Lan và Việt Nam.

Thêm nữa trong năm 2009 nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng mạnh. Sau 24 năm liên tục đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo, đợt hạn hán trong năm 2009 ở Ấn Độ đã khiến quốc gia này mất khả năng sản xuất lúa gạo và phải nhập khẩu từ 3 đến 5 triệu tấn gạo. Và cũng trong một thời gian ngắn Philippin liên tiếp mở thầu với số lượng gạo nhập khẩu gạo lớn. Tuy nhiên , mặc dù nhu cầu lớn, nhưng 2 quốc gia này cũng không nôn nóng với kế hoạch nhập khẩu gạo, vì Ấn Độ vẫn còn một lượng lúa mỳ tồn kho khá lớn, nên nhu cầu nhập khẩu gạo của quốc gia này kéo dài đến quý II- 2010. Và mặc dù Philippin liên tiếp mở thầu, nhưng nhu cầu lấy hàng cũng kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8-2010. Như vậy, thời điểm lấy hàng của các quốc gia này không quá cấp tập, nên không gây căng thẳng về nguồn hàng cho các quốc gia cung ứng trên thế giới cũng như Việt Nam. Do đó khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta tăng cao

nhưng giá trị xuất khẩu so với năm 2008 giảm, song so với các năm 2005,2006,2007 thì tốc độ tăng trưởng của mặt hàng gạo xuất khẩu VN khá cao.

6 tháng đầu năm 2010 ta có thể nhận thxuất khẩu gạo VN khá khả quan với khối lượng lớn,giá cao nguyên nhân là do thắng lợi liên tiếp của Vinafood II trong bốn cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo sớm hơn thông lệ của Philippines, giá trúng thầu không hề kém các đối thủ cạnh tranh. Vinafood II trúng thầu gần 1,286 triệu tấn, chiếm tới 70,6% trong tổng khối lượng trúng thầu (gần 1,821 triệu tấn). Giá trúng thầu bình quân của Vinafood II là 633,51 USD/tấn, cao hơn 16,14 USD/tấn và 2,61% so với giá trúng thầu bình quân của tất cả đối thủ cạnh tranh còn lại (617,38 USD/tấn).

Hơn nữa trong những ngày đầu năm Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NPA) đã quyết định mua thêm hơn 355.000 tấn gạo từ bốn cuộc đấu thầu với giá bình quân 634,7 USD/tấn. Trong đó, Vinafood II trúng thầu thêm hơn 118.000 tấn. Bên cạnh đó, Vinafood II cũng đã có những hợp đồng riêng lẻ xuất khẩu vào thị trường này 146.639 tấn gạo nữa.

Do đó mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do hạn hán, dịch bệnh, ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2010.

Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta năm nay vẫn là 6 triệu tấn như mức kỷ lục của năm 2009, nhưng kim ngạch sẽ tăng mạnh để đạt kỷ lục 3-3,2 tỉ USD. Điều này có nghĩa giá gạo xuất khẩu sẽ dao động khoảng 500-533 USD/tấn, tăng 94,58- 127,58 USD/tấn (23,33-31,47%)so với năm 2009 là 405,42 USD.

3.2 Thị trường tiêu thụ

Về thị trường, khách hàng thường xuyên của gạo Việt Nam phần lớn là các nước đang phát triển. Một số nước Châu Âu mua gạo Việt Nam để chuyển sang các nước châu Phi dưới hình thức viện trợ nhân đạo. Các nước còn lại nhập khẩu gạo Việt Nam với mục đích tiêu dùng trong nước. Qua nhiều năm, thị phần gạo Việt Nam đã tăng và có những cải thiện đáng kể.

Trong năm 2009 gạo VN xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch; tiếp theo là kim ngạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%.

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009

Thị trường Tháng 12 Cả năm 2009

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá(USD)

Philippines 120.300 57.744.000 1.707.994 917.129.956 Malaysia 85.215 40.409.735 613.213 272.193.107 Cu Ba 16.800 7.483.360 449.950 191.035.678 Singapore 8.057 4.235.637 327.533 133.594.368 Đài Loan 5.589 2.637.808 204.959 81.616.149 Nga 149 78.165 84.646 37.089.136 Hồng Kông 4.080 2.271.455 44.599 20.214.664 Nam Phi 1.148 584.275 37.253 16.367.271 Ucraina 274 115.210 37.562 15.748.696 Indonesia 500 315.000 17.786 7.214.255 Australia 1.129 723.435 8.563 4.925.287 Pháp 240 90.960 3.959 1.951.956 Nhật Bản 0 0 4.166 1.725.516

Nguồn: Trích số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tăng đột biến trong tháng 12/2009, đạt 120.300 tấn, trị giá trên 57,7 triệu USD, tăng mạnh tới 3.375,7% so với tháng 11/2009, đưa tổng lượng xuất khẩu cả năm lên trên 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 917 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Cuba tháng 12 tuy không lớn bằng xuất sang Malaysia, nhưng mức độ tăng trưởng khá cáo đạt trên 7,4 triệu USD; đưa tổng kim ngạch cả năm 2009 lên trên 191 triệu USD.

Xuất khẩu gạo sang thị trường Nam Phi tháng 12 chỉ đạt 584.275USD nhưng cũng đạt mức độ tăng trưởng cao so với tháng 11, tăng 340,96%.

Thị trường có mức độ sụt giảm kim ngạch mạnh nhất so với tháng 11 đó là kim ngạch xuất khẩu sang Nga tháng 12 chỉ đạt 78.165 USD, giảm mạnh tới 97,81%; tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm 72,24% so với tháng 11, đạt 2.637.808USD; kim ngạch xuất sang Pháp đạt 90.960USD, giảm 66,68%...

Và trong 6 tháng đầu năm 2010 trong các thị trường tiêu thụ gạo của nước ta từ đầu năm đến nay, Philippines vẫn là thị trường mua nhiều nhất với tỷ trọng giá trị chiếm tới 50,6%, vượt xa so với thị trường tiêu thụ lớn thứ hai là Singapore (chỉ chiếm tỷ trọng 7,2%). Trong số 10 thị trường đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, có 3 thị trường đã đạt tăng trưởng vượt bậc cả về khối lượng và giá trị: Singapore tăng gấp 2 lần; Đài Loan tăng gấp 4 lần; Hồng Kông tăng gấp 5 lần.

Có thể khẳng định châu Á với những thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Singapore sẽ vẫn là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010.

Tóm lại, các bạn hàng quen thuộc- thị trường xuất khẩu chủ lực của gạo Việt

Nam qua các năm là : Philippines, Malaysia, Cu Ba, Singapore,Indonesia.

3.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường

Tác động từ cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước:

Thành công trong xuất khẩu gạo của Việt Nam do nhiều yếu tố tác động trong đó sự điều chỉnh và đề ra các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đóng một vai trò rất quan trọng. Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo được hoàn thiện liên tục qua từng năm để tạo những điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh xuất khẩu gạo với số lượng lớn, nâng vị trí của Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Cụ thể là:

-Thứ nhất, từ trước đến nay, hạn ngạch được giao một lần và giao trước khi bước vào năm tài chính. Tuy nhiên, đến năm 2001, Chính phủ đã quyết định bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu không bị hạn chế số lượng bởi hạn ngạch.

-Thứ hai, khi ban hành cơ chế điều hành xuất khẩu gạo thường đi cùng với cơ chế nhập khẩu phân bón, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc theo dõi, giám sát tình hình xuất nhập chung của hai mặt hàng này.

-Thứ ba, trước đây, Nhà nước điều tiết lượng gạo xuất khẩu: tiến độ xuất khẩu thông qua hạn ngạch, đầu mối xuất khẩu gạo và biện pháp hành chính tạm dừng xuất khẩu. Số lượng đầu mối xuất khẩu được mở rộng thận trọng. Cụ thể là năm 1996 chỉ có 15 doanh nghiệp được phép tham gia xuất khẩu gạo, năm 1997 con số này là 16 và

đến năm 2000 lên tới 47 đầu mối. Tuy nhiên, Nhà nước phân bố số lượng gạo xuất khẩu hàng năm theo hướng giảm dần sự độc quyền của các doanh nghiệp đầu mối, hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán. Năm 2001, bãi bỏ đầu mối và hạn ngạch sẽ tạo một bước tiến mới, thuận tiện hơn cho xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ngoài đầu mối trước kia. Ngoài các doanh nghiệp đầu mối, Nhà nước cho phép các công ty của Trung ương, các tổng công ty, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu với hạn ngạch quy định. Các doanh nghiệp ngoài đầu mối của tất cả các thành phần kinh tế, có đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nếu tìm được thị trường tiêu thụ mới (ngoài các nước như Philippin, Inđônêxia, Malaixia và Irăc, Iran), ký được hợp đồng với các điều kiện thương mại có lợi, giá cả cao hơn hoặc bằng giá cả hướng dẫn trong từng thời kỳ, thì gửi văn bản kèm theo hợp đồng về bộ Thương mại để được xem xét cho xuất khẩu.

-Chính phủ đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu gạo thông qua việc ký kết các hiệp định, nghị định thư trao đổi hàng hoá với chính phủ các nước khác hoặc hợp đồng bán gạo ổn định cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài rồi giao lại cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ còn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo sản xuất ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung tạo thế cân bằng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo với nội dung như trên đã đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu gạo. Với cơ chế trên chúng ta có thể yên tâm rằng lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng ổn định và vững chắc đồng thời đảm bảo mục tiêu về an ninh lương thực quốc gia, tăng cường tính bền vững trong phát triển sản xuất lương thực. Với cơ chế này sẽ tạo khả năng mở rộng và tăng cường các hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ngoài đầu mối, hiện chiếm 20% lượng gạo xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

Việt Nam là 1 nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời. Do đó kinh nghiệm và truyền thống bên cạnh 1 diện tích canh tác rộng lớn đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Thêm vào đó,Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng năng suất lúa trong những năm tới, do cơ cấu các giống lúa có năng suất cao tăng và trình độ thâm canh của nông dân ngày càng cao cùng với việc hệ thống thủy lợi trên diện tích 1 triệu ha lúa xuất khẩu ở ĐBSCL sẽ được đầu tư hoàn chỉnh và ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã được triển khai cùng với đội ngũ cán bộ khuyến nông đáp ứng kịp thời và đầy đủ đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Ngoài ra vị trí địa lý và hệ thống cảng khẩu của nước ta thuận lợi cho buôn bán và giao lưu quốc tế, nằm ở cửa ngõ của các con đường nối liền các nước. Hệ thống đường sắt, đường biển thuận lợi là những thế mạnh nổi bật của chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển với các cảng thuận lợi, nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 35 - 45)