là một trong số ít những mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân.
Hàng năm, cà phê đóng góp tới 10% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phê được xếp vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005-2010.
Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê qua các năm
NĂM KHỐI LƯỢNG
(1000 TẤN)
KIM NGẠCH(TRIỆU USD) (TRIỆU USD)
MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨU
TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI(%)
2000 734 501,447 - -
2001 931 391,234 -110,21 -21,98
2002 722 321,635 -69,60 -17,79
2004 976,2 641,974 137,08 27,152005 913 740,255 98,28 15,31 2005 913 740,255 98,28 15,31 2006 981 1217,167 476,91 64,43 2007 1232 1916,65 699,48 57,47 2008 1060 2111,187 194,54 10,15 2009 1180 1730 -381,19 -18,06
Nguồn: Cục CNTT & Thống kê Hải Quan và Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành cà phê bình quân là 19,3%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 136,51 triệu USD.
Năm 2004 cả nước xuất khẩu được 889.705 tấn cà phê, đạt giá trị 576.087.360 USD, giá bình quân là 647,5 USD/tấn
Năm 2007, cà phê Việt Nam lại có một năm bội thu cả về sản lượng lẫn giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, khoảng 1.430 USD/tấn so với mức 1.066 USD/tấn năm 2005.
Năm 2008,xuất khẩu trong tháng đạt 173,7 nghìn tấn, tăng 133,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 lên 1,06 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2008 và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm. Trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007.
Năm 2009, tổng lượng xuất khẩu cả năm đạt 1,18 triệu tấn, tăng 11,7% so với năm 2008. Do đơn giá xuất khẩu bình quân giảm 26,6% nên trị giá chỉ là 1,73 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước.
4.2 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có một vị trí đáng kể trên thị trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam bao gồm nhiều nước, tiêu thụ trên khắp các châu lục.
Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến 75 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó châu Âu và Mỹ vẫn là các thị trường trọng điểm (châu Âu: trên 396 ngàn tấn, chiếm 39,6% tổng sản lượng; Hoa Kỳ: hơn 116 ngàn tấn, đạt 10,77% tổng sản lượng). Ở khu vực
châu Á thì Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất với 52 ngàn tấn, Hàn Quốc: gần 40 ngàn tấn…
Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam, hiện mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%.
Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ.
Trong các thị trường chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam thì các nước Châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất và ổn định nhất, trong đó Đức là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam. Thị trường này chiếm từ 14- 16% thị phần cà phê xuất khẩu Việt Nam mỗi năm. Thị trường Bắc Mỹ thì cà phê của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đây cũng là thị trường lớn thứ hai của cà phê Việt Nam, với tỷ trọng chiếm từ 11-15% mỗi năm. Các thị trường khác của cà phê xuất khẩu Việt Nam là thị trường các nước Châu Á. Tuy nhiên các thị trường này có mức ổn định không cao.
Mặt khác cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chính này chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua các tập đoàn kinh doanh cà phê lớn của họ có văn phòng đại diện tại Việt Nam như Châu Âu thì có các hãng Newmern (Đức), EDSC men (Anh), Volcafe (Thụy Điển), Tardivat (Pháp). Châu Á thì có hãng Itochu (Nhật Bản) và Mỹ thì có Atlantic, Cargil, Taloca…
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2009
Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD)
Tăng,giảm so với năm 2008 CH LB Đức 136.248 201.768.433 -26,32 Hoa Kỳ 128.050 196.674.152 -6,69 Bỉ 132.283 190.495.368 +13,35 Italia 96.190 142.365.709 -16,83
Tây Ban Nha 81.617 118.020.895 -20,45
Nhật Bản 57.450 90.312.416 -29,13 Trung Quốc 17.396 24.885.623 -21,05 Ấn Độ 16.438 22.505.252 +112,2 Nga 15.561 22.003.706 -44,58 Singapore 13.467 19.768.665 -57,58 Indonêsia 12.431 17.190.384 +376,57 Thái Lan 3.002 4.445.461 -85,12
Nguồn:Bộ Công Thương Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2009 sang các thị trường hầu hết đều giảm so với năm 2008 Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhât Bản là các thị trường chính của xuất khẩu cà phê Việt Nam. Dẫn đầu về kim ngạch năm 2009 là thị trường Đức với 201,77triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67triệu USD,chiếm 11,36%; tiêp là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%.
Trong năm 2009, xuất khẩu cà phê sang các thị trường hầu hết bị giảm kim ngạch so với năm 2008. Dẫn đầu về mức sụt giảm kim ngạch là xuất khẩu sang Thái Lan năm 2009 đạt 4,45triệu USD, giảm 85,12% so với năm 2008; tiếp theo là xuất khẩu sang Singapore đạt 19,77 triệu USD, giảm 57,58%; tiếp theo là thị trường Nga giảm 44,58%; sang Hàn Quốc giảm 44,03%...
Chỉ có 5 thị trường đạt mức tăng kim ngạch so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia tuy chỉ đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng kim ngạch, đạt 17,19 triệu USD, nhưng đạt mức tăng cao nhất tới 376,57% so với năm 2008; đứng thứ 2 về mức độ tăng trưởng kim ngạch là kim ngạch xuất sang Ấn Độ đạt 22,51triệu USD, tăng 112,2%; tiếp đến kim ngạch xuất sang Hà Lan đạt 46,8 triệu USD, tăng 45,41%; Kim ngạch xuất sang Bỉ năm 2009 tuy đạt kim ngạch lớn trên 190,5 triệu USD, nhưng mức tăng kim ngạch so với năm 2008 chỉ đạt 13,35%; kim ngạch xuất sang Philippin tăng 12,86%.
4.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường
Mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng sử dụng nhiều nguồn lực về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và lao động ở Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê là Arabica và Robusta.
@ Giống Arabica (cà phê chè): thơm, ngon, dịu,hàm lượng cafein có trong nhân khoảng 1-3%.
@ Giống Robusta (cà phê vối) :chiếm tới 95%diện tích trồng, lượng cafein trong nhân khoảng 1,5-3%.
a)
Lợi thế khách quan.
Việt Nam có thế mạnh về trồng cây cà phê do điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi. Đất đỏ bazan, rất thích hợp với cây cà phê, được phân rộng khắp lãnh thổ, trong đó tập trung nhiều ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha. Khí hậu nhiệt đới gió mùa , lượng mưa phân bố đều các tháng trong năm , nhất là các tháng cà phê sinh trưởng. Cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là đất và nước thì cả hai yếu tố ấy đều có ở Việt Nam.
Hơn nữa với nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công lại rẻ và năng suất lao động cao đã góp phần giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Nhờ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, cà phê là mặt hàng có lợi thế so sánh cao của Việt Nam với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu còn rất lớn trong khi đó nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới tăng nhanh nên sản phẩm cà phê cũng ngày càng được tiêu thụ mạnh.
b)
Lợi thế chủ quan.
Với môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm khi làm ăn với Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê thông qua các chính sách như thành lập
quỹ hỗ trợ hay bảo hiểm ngành cà phê (1994), mua cà phê tạm trữ để nâng cao giá cho nông dân, miễn thuế nông nghiệp cho đất trồng cà phê, hoãn nợ và tiếp tục cho nông dân vay tiền chăm sóc vườn cây.
Bên cạnh đó, những sửa đổi các chính sách hành chính cho nhanh và đơn giản thuận tiện, cùng với các chính sách mở cửa thu hút đầu tư, kêu gọi đầu tư cũng góp phần phát triển ngành. Đây chính là những thế mạnh, lợi thế của cà phê Việt Nam trên con đường cạnh tranh quốc tế.
4.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường
Trong tình hình diễn biến phức tạp của thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành cà phê Việt Nam đã và đang bộc lộ những nhược điểm và hạn chế từ sản xuất đến xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
+Thứ nhất, mặc dù là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng Việt Nam vẫn quá phụ thuộc thị trường nước ngoài, đặc biệt là phụ thuộc vào giá và tình hình giao dịch cà phê trên 2 sàn giao dịch ở London (Anh) và New York (Mỹ).
=> Giá cà phê xuất khẩu không hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà bị chi phối rất lớn bởi 2 sàn giao dịch cà phê ở London và New York và một số nhà đầu cơ.
+ Thứ hai, hầu hết cà phê Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, chiếm tới 95% trong tổng sản lượng xuất khẩu (mặc dù sản lượng xuất khẩu cà phê là lớn và có thị trường xuất khẩu khá rộng trên thế giới) nên giá trị đem lại là không cao,lợi nhuận không lớn.Lợi nhuận từ khâu trồng đến xuất khẩu cà phê xô chỉ chiếm 11%, còn lại nằm trong tay các nhà chế biến cà phê hòa tan. Trên thế giới, trung bình mỗi năm tiêu thụ hết khoảng 1 triệu tấn cà phê hòa tan, song Việt Nam mới chỉ chiếm lĩnh được 30-40.000 tấn/năm, con số này là quá khiêm tốn so với vị trí thứ 2 về xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
+ Thứ ba, chất lượng cà phê không đảm bảo. việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu củaViệt Nam hiện được thực hiện hết sức sơ sài đơn giản so với tập quán quốc tế và tồn tại gần 10 năm nay.Cụ thể với khâu thử nếm cà phê của Việt Nam chỉ thực hiện "khi có yêu cầu" trong khi đó quốc tế là bắt buộc, tạp chất theo quy định của
Việt Nam lên đến 1%, còn quốc tế cho phép là 0,2%. Một lý do khác khiến chất lượng cà phê còn thấp là vì người dân chưa ý thức được việc tạo ra sản phẩm tốt. Tại các tỉnh Tây Nguyên - vùng sản xuất cà phê trọng điểm của Việt Nam hầu hết người dân đều không đầu tư cho quy trình sản xuất, thu hái quả chưa đủ chín không có nơi bảo quản… nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, lẫn nhiều tạp chất.
“Chất lượng ổn định là điều dễ nhận thấy nhất đối với cà phê Brazil, trong khi đó vấn đề này đối với cà phê Việt Nam thì ngược lại.”(Trích lời ông Daniele Giovannucci, cố vấn cao cấp của Ngân hàngThế giới)
+ Thứ tư, điều gây nên sự bất lợi trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam chính là khả năng dự báo thị trường và đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu. Cà phê Việt Nam hiện đang bị rơi vào tình trạng “trăm người bán, vạn người mua”, cao điểm có khi lên đến 142 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Với quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu dẫn đến tình trạng tranh giành khách hàng, hạ giá sản phẩm bằng mọi cách, không quan tâm đến thương hiệu cà phê Việt Nam mà chỉ chạy theo lợi nhuận.
+Thứ năm, việc thiếu vốn đầu tư cũng là một trở ngại không nhỏ đối với tất cả các ngành nói chung và ngành cà phê nói riêng. Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém về chất lượng, sự bất cập trong sản xuất và chế biến cũng là do nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư. Các doanh nghiệp với khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Mặc dù như đã nói Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
+Thêm vào đó ,cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý, tập trung quá nhiều vào cà phê Robusta là loại cà phê phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh nghiệm và thị trường xuất khẩu ổn định như Brazil,Achentina, Indonesia...Chưa quan tâm đến mở rộng diện tích cà phê Arabica, loại cà phê có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, được thị trường ưa chuộng hơn, giá lại cao và có tiềm năng phát triển lớn. Những năm gần đây tuy có một số doanh nghiệp có quan tâm chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica, nhưng giải pháp chưa đồng bộ nên kết quả thấp.
Ngoài ra, ngành cà phê Việt Nam còn thiếu tính đồng bộ giữa các khâu vẫn chưa gắn sản xuất với chế biến, thu mua, xuất khẩu. Thực trạng hiện tại là người sản xuất chỉ biết sản xuất còn các khâu sơ chế, chế biến, thu gom, xuất khẩu hoàn toàn do
các doanh nghiệp, tư thương lo liệu. Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là sản lượng cà phê dư thừa, ứ đọng lớn, chất lượng và giá cả giảm. Một số năm nhà nước phải bù lỗ lãi suất ngân hàng để mua cà phê tạm trữ xuất khẩu. Người trồng cà phê luôn trong cảnh thiếu thông tin và thông tin không được cập nhật làm họ không nắm được giá cả diễn biến trong năm để có phương hướng điều chỉnh mức cầu thích hợp với diễn biến của thị trường cho mùa vụ tới. Thiếu thông tin người nông dân không còn kiểm soát được việc bán sản phẩm, khi nào thì nên bán, bán với giá bao nhiêu, vì vậy thường xuyên bị ép giá.Hơn nữa, việc sản xuất phân tán tạo ra những khó khăn lớn trong việc tập trung nguồn hàng và giao hàng đúng hạn theo hợp đồng đã kí kết.
Nói tóm lại năng suất cà phê lớn, nhưng chất lượng kém và các doanh nghiệp xuất cà phê không có thương hiệu mạnh là những khó khăn của ngành cà phê VN khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường.
5. CAO SU
5.1 Kim ngạch xuất khẩu
Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Brasil là cây có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Chất nhựa của cây (nhựa mủ-latex) là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ cho đến khi khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, được coi là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Trong công nghiệp, 70% cao su thiên nhiên được dùng để làm thành các chất dính, lớp dưới thảm, các đai dây chuyền máy (conveyer belts), các linh kiện tế bào và bột nổi (foam), các ổ quay cầu (bridge gear), bộ phận xe hơi, các đồ thổi phồng được. Những ứng dụng mà cao su nhân tạo không thay thế được cao su thiên nhiên là các lốp xe tải chở nặng, các lốp xe bus, máy bay hay nhựa latex ở ngành y khoa v.v… Ngành làm lốp xe tiêu thụ gần 70% cao su thiên nhiên trên thế giới và mức thay thế bằng cao su nhân tạo những thập niên qua chỉ vào khoảng 2% một năm.
Như vậy, cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng cùng với tương lai phát triển của các ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới. Sự phát triển