NĂM KIM NGẠCH MỨC TĂNG(GIẢM) XUẤT KHẨU TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI(%)

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 82 - 85)

2000 1891,9 - - 2001 1975,4 83,5 4,41 2002 2732 756,6 38,30 2003 3609,1 877,1 32,10 2004 4429,8 820,7 22,74 2005 4772,4 342,6 7,73

2006 5854,8 1082,4 22,68

2007 7732 1877,2 32,06

2008 9120,4 1388,4 17,96

2009 9060 -60,4 -0,66

6T/2010 4823 - -

Nguồn: Cục CNTT & Thống kê Hải Quan và Tổng cục thống kê

Qua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của mặt hàng dệt may khá cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-2009 là 13,06% với mức tăng tuyệt đối tương ứng là 293,22 triệu USD/năm

Năm 2002 tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may lên đến 38,3% (tức 756,6 triệu USD) là do thị trường Mỹ được mở rộng thêm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đã tăng gấp gần 20 lần so với cả năm 2001.Thêm vào đó trong năm này các nước EU tăng thêm 25% hạn ngạch, trị giá 150 triệu USD, cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2002. Đó là những nguyên nhân quan trọng góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm nay.

Năm 2006 ngành dệt may VN xuất khẩu hàng hoá trị giá 5,85 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 22,68% so với năm trước. Tuy nhiên ngành dệt may phải chi 5,65 tỷ USD cho nhập khẩu, chủ yếu là vải (chiếm 52%), nguyên phụ liệu (34%), sợi (10%) và bông xơ (4%). Các mặt hàng này đa phần được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN.

Năm 2007 dệt may đã qua mặt "anh cả” dầu thô, trở thành mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu ấn tượng nhất trong năm với kim ngạch 7,732 tỷ USD với mức tăng trưởng 32% trong khi dệt may VN gặp khá nhiều thách thức trong năm này.Trong đó có khó khăn nhất là chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ VN do Chính phủ Mỹ thực hiện,và chi phí đầu vào sản xuất đều tăng hơn 40% so với năm ngoái khiến cho nhiều đơn hàng trong quí I-2007 giảm mạnh.Tuy nhiên nhờ sự chủ động của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới cũng như tuân thủ nghiêm túc trong việc tránh bị điều trần về chống bán phá giá...dệt may “về đích” an toàn với trên kim ngạch trên 7 tỷ USD. Ngoài ra đây cũng là năm đầu Việt Nam gia

nhập WTO, các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào thị trường Mỹ được dỡ bỏ.

Năm 2008, mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới chứng kiến những biến động mạnh mẽ, từ lạm phát những tháng đầu năm đến giảm phát cuối năm, nhưng hết năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt con số kỷ lục 9,12 tỷ USD (tăng 17,96%), đưa Việt Nam đứng vào Top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Tính đến hết tháng 6/2010, hàng dệt may của nước ta xuất khẩu đạt 4,82 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2009.

8.2 Thị trường tiêu thụ

Theo số liệu thống kê thì thị trường dệt may thế giới là rất lớn và cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển.Ta có thể tham khảo bảng số liệu dưới đây:

Trị giá nhập khẩu hàng dệt may của một số thị trường lớn giai đoạn 2005- 2009 Thị trường 2005 2006 2007 2008 2009 Hoa Kỳ 97,37 101,15 103,98 100,51 86,74 Đức 36,31 39,02 42,33 45,27 45,34 Nhật Bản 27,50 29,11 29,36 31,66 31,07 Anh 27,86 29,29 32,60 31,54 27,31 Pháp 24,58 25,59 28,80 30,95 26,95 Hồng Kông 31,32 32,02 31,99 30,09 24,85 Italia 21,30 23,93 26,71 27,55 23,01 Trung Quốc 23,44 25,68 25,37 25,00 21,78 Bỉ 11,69 12,37 13,83 14,91 12,38 Canada 9,91 10,73 11,55 11,93 10,55 Nguồn: Trademap.org Có thể thấy Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, tiếp đến là thị trường EU, Nhật Bản, Trung Quốc...

Hiện nay,Hoa Kỳ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu,tiếp đến là thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.Ngoài ra,ngành dệt may nước ta còn đang mở rộng sang khu vực Châu Phi và các nước Châu á khác.Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này đều mức tăng trưởng cao.

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w