KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY QUA 3 THỊ TRƯỜNG CHÍNH:

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 85 - 99)

ĐVT:Triệu USD

Nguồn: Tổng cục hải quan

Đến hết quý II/2010, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 2,75 tỷ USD và 57,1%; 777 triệu USD và 16,1%; 481 triệu USD và xấp xỉ 10% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Bên cạnh đó Hoa Kỳ còn là thị trường mà xuất khẩu dệt

may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình là 19%/năm trong giai đoạn 2005-2009

EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong năm 2009 với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 17% (EU) và 12% (Nhật Bản).

Nguồn: Tổng cục hải quan Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp dệt may trong nước đang phải đối mặt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên 3 thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc từ năm 2008 sẽ đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt hơn.Trong khu vực ASEAN thì có Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Bruney và Thái Lan cạnh tranh trong thị trường Nhật Bản.

8.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường

+ Thuận lợi đầu tiên của ngành dệt may VN đó là thị trường dệt may thế giới là rất lớn và cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển.

+ Thêm nữa đầu năm 2005 WTO bãi bỏ những hạn chế hạn ngạch cuối cùng theo hiệp định đối với ngành dệt may (ATC) của WTO đầu năm 2005 điều này tạo

thuận lợi cho ngành hương mại dệt may khi không còn bị ràng buộc bởi hạn ngạch,cùng với những chính sách ưu đãi thương mại cho các thành viên WTO tạo điều kiện cho khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách thuận lợi hơn.

+ Ngoài ra trang thiết bị của ngành cũng đã được đổi mới và hiện đại hóa tới 90%. Lực lượng lao động trong ngành khá dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt, có chi phí lao động thấp so với nhiều quốc gia khác, có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao và được phần lớn khách hàng kỹ tính chấp nhận.

+ Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã được tổ chức tốt, xây dựng được thương hiệu.Hiện một số thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, như Molis (Công ty dệt Phong Phú), Fhouse (Công ty may Phương Ðông), Sanding (Công ty may Sài Gòn 2), Newera (Công ty may Ðức Giang), Silki (Công ty dệt Thái Tuấn)... Công ty may Việt Tiến là một trong những DN thành công với nhiều thương hiệu được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích.

8.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường

+Gia nhập WTO,VN phải thực hiện cắt giảm một loạt thuế quan, các loại trợ cấp cũng như dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại - những rào cản cho đến nay được dựng nên nhằm bảo vệ các DN trong nước trước các đối thủ nước ngoài => áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt.

+Ngoài ra sự kiện EU bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc (năm 2008) và thị trường Hoa Kỳ luôn giám sát về giá nhập khẩu hàng dệt may VN khiến cho các doanh nghiệp ngoài việc phải chịu sức ép cạnh tranh từ hàng Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may VN còn phải thận trọng hơn với thị trường Hoa Kỳ vì nếu phát hiện ra các mặt hàng nhập khẩu từ VN có mức giá giảm đột ngột, đặc biệt là so sánh với khu vực nhạy cảm (các nước CAFTA, thuộc Trung Mỹ) có thể sẽ là đích ngắm để Hoa Kỳ tiến hành khởi kiện doanh nghiệp VN bán phá giá.

+Vấn đề xây dựng thương hiệu cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp dệt may của VN.Nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp-một họat động hết sức quan trọng đối với một ngành sản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may.

Tuy nhiên, ngọai trừ một vài doanh nghiệp, hầu hết đều chưa có sự đầu tư tương xứng cho họat động này, thể hiện qua ngân sách chi cho họat động còn quá thấp và đặc biệt là chưa có một chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng dệt may VN ở thị trường nước ngoài khi màn ăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được phản ánh phần nào qua sức mạnh của thương hiệu doanh nghiệp.

+Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp dệt may VN hiện nay là việc thiếu những nhà tạo mẫu và phát triển thương hiệu tầm cỡ cũng như các nhà phân phối lớn. Công nghiệp thiết kế mẫu mã vẫn còn lạc hậu, chủ yếu là gia công và làm thuê theo đơn đặt hàng của nước ngoài.Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì thiết kế kiểu dáng diễn ra ở Mỹ và châu Âu, vải được sản xuất ở Trung Quốc, các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấn Độ và sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc.Do vậy, trong chuỗi giá trị này, Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá tạo ra lượng giá trị gia tăng thấp nhất, với sự tham gia của khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam, dưới hình thức sản xuất gia công

=>Việc tự đặt mình vào vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu hẳn là một lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và thua thiệt.

+Thêm vào đó một trong những thực trạng chung của ngành dệt may (cũng như da giày) VN đó là “xuất nhiều mà nhập cũng nhiều”, do các ngành công nghiệp phụ trợ ở VN chưa thật sự phát triển, không thể hỗ trợ tốt cho ngành nên giá trị mà ngành dệt may tạo ra để thực hưởng vẫn quá khiêm tốn, chỉ khoảng 25-30% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng chính là tồn tại của ngành dệt may khi ngành này vẫn chưa xóa được đặc thù của mình là "gia công - bán sức lao động". Ví dụ như năm 2007, để có thể xuất được số hàng dệt may trị giá 7,7 tỉ USD, VN phải chi tới 5,2-5,3 tỉ USD để nhập nguyên phụ liệu sản xuất.Tính đến năm 2007, ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu đến 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, 70% nguyên phụ liệu vải và các phụ liệu may xuất khẩu khác.Và theo thống kê thì 5 tháng đầu năm 2010 tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày là 3,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, riêng vải các loại nhập khẩu đã là 2 tỷ USD, tăng 23,5%. Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp dệt may than phiền là càng xuất

nhiều thì nguy cơ thua lỗ càng lớn cũng là ở nguyên nhân thiếu sự chủ động với nguyên liệu đầu vào.

+ Phần lớn các phụ kiện của công nghiệp dệt may sản xuất trong nước chưa đáp ứng được đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng cần thiết của sản phẩm xuất khẩu. Giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam còn rất thấp.

+ Ngoài ra,Việt Nam trong thời gian vừa qua đã phải đối mặt với tình trạng rất vất vả để đàm phán mở rộng thị trường nhưng trong khi đó phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước thứ ba để sản xuất cùng với việc phải thường xuyên điều chỉnh từ sản xuất hàng loạt sang thực hiện những đơn hàng nhỏ lẻ cũng gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp VN.

9. DA GIÀY

9.1 Kim ngạch xuất khẩu

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành da giày Việt Nam được Đảng và Nhà Nước ta xác định là một ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và VN cũng là một trong 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới.Sản xuất giầy dép của Việt Nam từ năm 1991 trở về trước, hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa, không có xuất khẩu. Đến năm 1992 ngành Da giầy đã xuất khẩu được 5 triệu USD và đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 1993 đến nay. Sau 10 năm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu da giầy đã tăng 369,2 lần, đó là tốc độ tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác trong thời gian tương ứng.

Ngành da giày Việt Nam là ngành công nghiệp đạt vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Là ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt (chiếm trên 90% sản lượng sản xuất), tỷ lệ xuất khẩu của ngành luôn chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với các sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành da giày qua các năm

NĂM KIM NGẠCH MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨUTUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI(%)

2000 1471,7 - -

2001 1587,4 115,70 7,86

2003 2260,5 385,30 20,552004 2691,1 430,60 19,05 2004 2691,1 430,60 19,05 2005 3038,8 347,70 12,92 2006 3595,9 557,10 18,33 2007 3999,5 403,60 11,22 2008 4767,8 768,30 19,21 2009 4070 -697,80 -14,64 6T/2010 2280 - -

NGUỒN: Bộ công thương và Tổng cục thống kê

NGUỒN: Bộ công thương và Tổng cục thống kê Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành da giày VN là 6,87%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 80,83 triệu USD, và tốc độ tăng trưởng này tương đối ổn định từ năm 1993 đến nay

Trong năm 2000 ngành giày da có nhiều biến động về thị trường, về đầu tư, về nhu cầu tiêu dùng, về đơn giá, về cơ cấu mặt hàng... sự mất giá của đồng Euro trong một thời gian dài (từ đầu quý 2 đến hết năm 2000) kèm theo là nhu cầu tiêu dùng của thị trường này giảm đã làm giảm các đơn hàng từ thị trường này, thêm nữa, các đối tác còn ép giảm giá mua và giá nhân công nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh của họ. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp trong ngành.Tuy nhiên, ngành da giày VN vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu là 1,471tỷ USD tăng 12,5% so với năm 1999(1,307 tỷ USD).

Sang năm 2001 ngành da giày thế giới có sự tăng trưởng, trong đó Châu Á chiếm trên 70% tổng sản lượng giầy dép trên thế giới.

Năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giày dép, sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italy, với kim ngạch đạt hơn 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 19,05% so với năm 2003.

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 313,42 Triệu USD/năm trong giai đoạn 2001-2006. Đến cuối năm 2006, theo thống kê trong 10 đôi giày tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành "nước lớn" về sản xuất giày dép trên thế giới, xét trong châu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta sang EU bị giảm liên tiếp trong các tháng cuối năm 2006 do bị áp thuế chống bán phá giá 10% của EU đối với giày mũ da xuất xứ VN. Một phần do so với Trung Quốc bị áp thuế đến 16,5%, thì các khách hàng vẫn tiếp tục đặt hàng mặt hàng giày dép VN thêm vào đó các doanh nghiệp VN cũng nắm bắt tình hình thị trường nên giai đoạn đó thay vì tập trung vào thị trường chủ lực EU, doanh nghiệp chuyển hướng “mũi nhọn” sang thị trường Hoa Kỳ “kéo” tốc độ tăng trưởng của ngành hàng da giày ở mức 18,3%.

Thêm vào đó năm 2006, có 490 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu giầy dép, nhiều hơn 15 doanh nghiệp so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu của 321 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 36,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,18% so với năm 2005.

Năm 2007, ảnh hưởng từ việc bị áp thuế chống bán phá giá 10% của EU cùng với sự cạnh tranh gay gắt hơn ở thị trường này nên kim ngạch xuất khẩu mặc hàng giày dép hơi “chật vật” với tốc độ tăng trưởng chỉ còn 11,22%.

Suy thoái toàn cầu vào năm 2008 làm cho nhóm sản phẩm bị ảnh hưởng rõ nhất là giầy dép hàng ngày, giày thể thao (sneaker) và dép đi trong nhà.Thị trường tiêu thụ giày dép đi xuống ở hầu hết các nước EU do khách hàng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm các mặt hàng giá thấp hơn. Song mức tăng trưởng của mặt hàng

giày dép ở các thị trường khác khá so với 2007 do đó mức tăng trưởng trong năm này khá khả quan (19,21%).

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu hiệu chững lại (giảm 14,64% so với năm 2008) do nhiều nguyên nhân như : hàng rào thuế quan được nâng lên, các nước EU bãi bỏ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với sản phẩm của Việt Nam khi vào thị trường này (kể từ 1/1/1009); thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da...dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại trong việc tìm kiếm đơn hàng, bảo đảm công việc, thu nhập cho người lao động cũng như duy trì lợi nhuận.Tất cả những điều này đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của VN(kim ngạch giảm 697,80 triệu USD).

9.2 Thị trường tiêu thụ

Hiện nay, giày dép của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 nước trên khắp châu lục. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhóm mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Canada, Australia. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malayxia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Nga, các nước Đông Âu cũ.

Thị trường chủ yếu của ngành da giày VN là EU, Hoa Kỳ, Đông Á (bao gồm các nước như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông)

Thị trường chủ yếu:

Xuất khẩu giày dép sang các thị trường 2009

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam qua các thị trường năm 2009

Thị trường Kim ngạch XK năm 2009 (USD) % kim ngạch XK năm 2009/2008

Tổng 4.066.760.529 - 14,7 EU 1.970.000.000 -21,8 Hoa Kỳ 1.038.826.191 - 3,4 Nhật Bản 13.864.316 122.473.697 Trung Quốc 10.710.710 98.016.953 Canada 10.260.490 88.766.086 Mêhicô 14.562.681 138.398.226 Trung Quốc 10.710.710 98.016.953

Hàn Quốc 7.179.027 61.818.946

Hồng Kông 5.855.160 44.542.397

Ôxtrâylia 4.276.386 43.230.287

Nam Phi 2.360.306 35.868.432

Nga 5.008.096 29.431.711

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam trong tháng 12/2009 đạt 270,8 triệu USD, giảm 21,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2009 đạt hơn 4 tỉ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm gần 1 tỉ USD so với kế hoạch đề ra.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong năm 2009 đạt hơn 1 tỉ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; thứ hai là Anh với kim ngạch 444,5 triệu USD, giảm 20,5%, chiếm 10,9%; tiếp theo đó là Đức với kim ngạch đạt 308,7 triệu USD, giảm 21,3%, chiếm 7,6%; sau cùng là Hà Lan với kim ngạch 283 triệu USD, giảm 27%, chiếm 7%.

Phần lớn xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào các thị trường trọng điểm có kim ngạch giảm mạnh trong năm 2009 như: Hà Lan, Đức, Anh và Bỉ…Bên cạnh đó là một số thị trường có tốc độ suy giảm mạnh như: Bồ Đào Nha đạt 1,5 triệu USD, giảm 78,5%; Bỉ đạt 202,6 triệu USD, giảm 31,4%; Ba Lan đạt 5,2 triệu USD, giảm 28,8%;

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 85 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w