6.1 Kim ngạch xuất khẩu
Ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn, xếp thứ 6 trong danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo. Những năm gần đây, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng mỗi năm đạt trên 20% (riêng mặt hàng đồ gỗ, tính chung thời kỳ 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng hơn 38%)
Gỗ là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các măt hàng gỗ sau:Ván nhân tạo (MDF, PB, Ván ghép thanh);đồ mộc nội thất; đồ mộc ngoại thất
Trong đó Việt Nam cũng nhập khẩu gỗ nguyên liệu để chế biến sau đó xuất khẩu qua các nước. Gỗ và sản phẩm gỗ đã có mặt ở nhiều nước nhưng chiếm tỉ trọng lớn nhất là ở các thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU chiếm hơn 70%.
Tình hình kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ VN từ 2000-6 tháng đầu 2010
ĐVT: Triệu USD NĂM KIM NGẠCH MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨU)TUYỆT ĐỐI TƯƠNG ĐỐI(%)
2000 311,4 - - 2001 343,6 32,2 10,34 2002 460,2 116,6 33,93 2003 608,9 148,7 32,31 2004 1101,7 492,8 80,93 2005 1561,4 459,7 41,73 2006 1943,1 381,7 24,45 2007 2384,6 441,5 22,72 2008 2829,3 444,7 18,65 2009 2735 -94,3 -3,33 6 tháng đầu 2010 1522 - -
Nguồn: Bộ thương mại và Tổng cục thống kê
Nguồn: Bộ thương mại và Tổng cục thống kê Qua bảng thống kê số liệu trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tính từ năm 2000 đến nay luôn có mức tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng trưởng bình quân là bình quân 29,08%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 269,29 triệu USD/năm.
Năm 2004 được xem là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch xuất khẩu của một loạt mặt hàng như đồ gỗ, hàng điện tử và linh kiện, nhựa, dây điện và cáp điện.Và năm 2004 cũng là năm đánh dấu mặt hàng đồ gỗ lọt vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên1 tỷ USD (2004:1101,7 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đã tăng tới 80,93%.
Nối tiếp thành công từ năm 2004 xuất khẩu gỗ 2005 cũng đạt được những bước phát triển vượt bậc đạt 1,561 tỷ USD tăng 41,73% so với năm 2004
Do khủng hoảng kinh tế thế giới, 6 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu gỗ đạt 1,3 tỷ USD, giảm 30% so cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu đáng mừng, từ tháng 4-2009, thị trường Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi, sản phẩm xuất vào thị trường này trong tháng 4 và 5-2009 đã tăng 12% so cùng kỳ. Ngoài cố gắng giữ vững
thị trường truyền thống, các doanh nghiệp gỗ bắt đầu tìm kiếm và xâm nhập vào những thị trường mới, như Nga, Trung Đông, trong đó Nga được coi là thị trường nhiều tiềm năng.Kết thúc năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 2,735 tỷ USD giảm 3,33% về trị giá so với năm 2008.
6.2 Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có chỗ đứng trên nhiều thị trường. Nhật Bản, EU (Pháp, Đức) và Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam. Ba thị trường này chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ XK của Việt Nam, trong đó
EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Thị trường Mỹ tuy chỉ chiếm hơn 20%, nhưng lại giữ ở ngôi vị hàng đầu về mức tăng trưởng nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam những năm gần đây.
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm là:Mỹ (chiếm 43,35%, tăng 5,14%); Nhật Bản (chiếm 13,68%, tăng 0,64%)tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%, tăng 1,83%).Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam năm 2010 là 2,95 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 2,735 tỷ USD, các sản phẩm mây tre, cói và thảm hạt đạt 190 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường chính giai đoạn 2005 – 2009 ( Đơn vị tính: triệu USD)
Thị trường 2005 2006 2007 2008 2009 % tăng(giảm)2008/2 009 Mỹ 566,96 744,1 930 1064 1100,17 6 3,40 Tỷ trọng 36,31 % 38,29 % 39% 37,61% 40,23% EU 457,63 500,23 630 791,8 720 -9,07 Tỷ trọng 29,31 % 25,74 % 26,42 % 27,99% 26,33% NhậtBả n 240,8 286,8 300 378,855 355,366 -6.20 Tỷ 15,42 14,76 12,58 13,39% 12,99%
trọng % % %
Nguồn: số liệu thống kê và tổng hợp từ thống kê hải quan VN
Theo thống kê của Hải quan, một số thị trường xuất khẩu chủ yếu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam trong năm 2009