KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CAO SU QUA CÁC NĂM

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 53 - 56)

XUẤT KHẨU CAO SU QUA CÁC NĂM

NĂM KHỐI KHỐI LƯỢNG (1000 TẤN) KIM NGẠCH (TRIỆU USD)

MỨC TĂNG (GIẢM) XUẤT KHẨU KHẨU

TUYỆT ĐỐI TƯƠNG

ĐỐI(%)2004 513,4 597 - - 2004 513,4 597 - - 2005 587 804 207 34,67 2006 708 1290 486 60,45 2007 715,6 1390 100 7,75 2008 658,7 1600 210 15,11 2009 731 1230 -370 -23,13 6T/2010 239 - - -

Qua bảng số liệu ta có thể thấy cao su có tốc độ tăng trưởng khá cao với

tốc độ tăng trưởng từ 2004-2009 bình quân là 17,42%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 127,2 triệu USD/năm

Năm 2003, ngành cao su Việt Nam phát triển vượt bậc "vươn tới" ví trí thứ 3 chỉ sau Thái Lan, Indonesia về sản lượng và giá trị xuất khẩu, vượt xa những đối thủ mạnh như Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc...Giá bình quân cao su xuất khẩu tăng từ 562 USD/tấn năm 2002 lên 854 USD/tấn năm 2003, nên dù lượng xuất khẩu giảm 2,3% nhưng kim ngạch tăng 43,1%.

Nguyên nhân giá cao su tăng cao trong năm 2003 là do một số nước có diện tích cao su lớn như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ bắt đầu giảm vì lương công nhân quá cao, lực lượng lao động lại có xu hướng tập trung về thành thị; một phần nữa còn do thời tiết bất lợi nên sản lượng mủ của các nước cũng giảm đáng kể.

Thời điểm đó Malaysia chuyển một phần diện tích cao su sang trồng cây cọ dầu. Còn Trung Quốc, thị trường chiếm tới 40 % sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, những năm trước, trung bình nhập khẩu khoảng 700.000 tấn/năm, nhưng do ngành công nghiệp ô tô phát triển nên con số cung trong năm 2003 đã lên đến trên 1 triệu tấn. Một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng đang tập trung phát triển ngành công nghiệp ô tô và sản xuất các dụng cụ y tế.Rõ ràng nhu cầu cao su có xu hướng ngày càng cao.

Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu cao su tiếp tục tăng mạnh (?) do giá cao su luôn giữ ở mức cao và tương đối ổn định đạt bình quân 1.526 USD/tấn, cao hơn khoảng 33% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân vẫn là do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô trong khi nhu cầu tiếp tục gia tăng mạnh mạnh tại một số nước như Trung Quốc, Nhật, Mỹ… đã đẩy giá cao su tự nhiên tăng tới mức cao kỷ lục.Thị trường cao su thế giới trong tình trạng cung thấp hơn cầu đã đẩy giá mủ cao su Việt Nam tăng mạnh. Trong năm 2004 Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng thứ 4 trên thế giới.

Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 804 triệu USD (xếp thứ 2 trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu sau gạo)

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2006 bình quân đạt 17,66%/năm, là cao nhất so với các nước Thái Lan (2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%).

Năm 2007,xuất khẩu cao su của Việt đạt 715 ngàn tấn với trị giá 1,39 tỉ USD, tăng 1,07% về lượng và tăng 7,75% về trị giá so với năm 2006. So với kế hoạch năm, xuất khẩu cao su chỉ đạt khoảng 85% về lượng và 95% về kim ngạch. Tuy nhiên do giá xuất khẩu cao su trung bình đạt 2.078 USD/T, tăng 6,35% so với giá xuất khẩu trung bình năm ngoái nên kim ngạch năm 2007 vẫn tăng 7,75% về trị giá so với năm 2006.

Năm 2008, giá cao su đã liên tục tăng mạnh bởi sản lượng của các nước sản xuất chính giảm sút do mưa nhiều và giá dầu mỏ tăng mạnh dẫn đến nhu cầu cao su tự nhiên tăng cao trong những tháng đầu năm và hơi chững lại vào những tháng cuối năm do đó mặc dù sản lượng cao su giảm so với 2007 nhưng kim ngạch xuất khẩu vân tăng đến 15,11%

Năm 2009, lượng xuất khẩu trong tháng 12 đạt 90,4 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này cả năm đạt 731 nghìn tấn, tăng 11,1% so với năm 2008. Mặc dù vậy, do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh đến 31,1% nên kim ngạch chỉ đạt 1,23 tỷ USD, giảm 23,5% so với năm trước.

Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm nhẹ về sản lượng, nhưng tăng mạnh về kim ngạch với trên 85% so với cùng kỳ năm ngoái do được giá.

5.2 Thị trường tiêu thụ

Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong hơn 70 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính chiếm 56% thị phần xuất khẩu của cao su Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng (Trang 53 - 56)