Việt Nam hiện có trên 400.000 ha điều, trong đó, trên 50% diện tích được trồng thâm canh bằng giống điều cho năng suất và chất lượng cao. Hiện hạt điều Việt Nam được xuất khẩu đến 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm khoảng 25% tiếp đến là Hà Lan, Trung Quốc và Australia là những thị trường nhập khẩu lượng lớn hạt điều của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu hạt điều năm 2009
Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tăng, giảm kim ngạch so năm 2008(%) Hoa Kỳ 53.195 255.224.122 -4,67 Trung quốc 38.548 177.476.333 +10,46 Hà Lan 24.312 123.929.316 -18,79 Australia 11.867 58.383.037 -13,48 Anh 6.985 34.477.266 -30,00 Canada 4.427 22.499.882 -36,47 LB Nga 4.218 19.787.710 -45,02 Đức 2.327 11.270.594 -2,85 Thái Lan 2.147 10.034.087 -1,35
Tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất 2.103 9.341.723 +58,98
Đài Loan 1.292 7.298.346 +45,82
Tây Ban Nha 1.156 6.327.777 -41,42
Nguồn: Bộ công thương và Thống kê hải quan Việt Nam
Năm 2009, hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu sang 24 thị trường chính; nhưng phần lớn là sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan; trong đó, xuất sang Hoa Kỳ đạt cao nhất, với 53.195tấn, trị giá hơn 255,2 triệu USD (chiếm 30,03% về lượng và chiếm 30,14% kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước). Sau đó là các thị trường Trung Quốc chiếm 20,96% kim ngạch, Hà Lan chiếm 14,64%.
Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang các thị trường đa số giảm so với cùng kỳ năm 2008, nhưng có một số thị trờng đạt kim ngạch tăng trưởng dương so với cùng kỳ, dẫn đầu là kim ngạch xuất sang Philippines đạt gần 3,9 triệu USD, tăng 76,97% so cùng kỳ. Tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu sang Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đạt hơn 9,34 triệu USD, tăng 58,98%; Đài Loan tăng 45,82%; Singapore tăng 40,41%; Malaysia tăng 29%; Italia tăng 28,53%; Trung quốc tăng 10,46%.
Thị trường Hoa Kỳ:
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của quốc gia này.Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn nhất trên thế giới. Hàng năm sản lượng điều nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu hạt điều của các quốc gia trên toàn thế giới. Sức mua của thị trường Hoa Kỳ gấp 1,5 lần thị trường châu Âu và gấp 3,5 lần thị trường châu á, chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt điều thế giới. Nguồn nhập khẩu của Hoa Kỳ chủ yếu vẫn là từ ấn Độ, Brazil, Mozambique, Hà Lan, những bạn hàng có mối quan hệ khá lâu dài với Hoa Kỳ từ khi ngành chế biến điều thế giới vừa mới ra đời. Việc độc chiếm thị trường Hoa Kỳ luôn là mơ ước của tất cả các nước chế biến điều. Tuy vậy, thị trường Hoa Kỳ lại đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao đối với những chuyến hàng đầu tiên xuất vào Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải nỗ lực giành uy tín trong những lần giao thương đầu tiên nếu muốn đặt chân vào thị trường rộng lớn này. Nhận định về thị
trường Hoa Kỳ, các chuyên gia hạt điều tin rằng thị trường này vẫn giữ nguyên tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hạt điều ít nhất là trong vòng 5 năm tới. Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng hạt xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ sẽ diễn ra ngày càng gay gắt và hứa hẹn nhiều biến động. Thêm nữa,thị trường Hoa Kỳ chủ yếu tiêu thụ hạt điều thành phẩm nên cần phải nâng cao tỉ lệ hạt điều đã được chế biến đến công đoạn cuối cùng thì mới đủ sức đứng vững trên thị trường rất nhiều tiềm năng này.
2.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường
Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ hạt điều thế giới ngày càng tăng và có xu hướng tiếp tục phát triển ít nhất là trong 10 năm tới. Theo ước tính của CEPCI, tổng sản lượng hạt điều xuất khẩu có thể lên tới 300.000 tấn nhân điều/năm vì những thị trường tiêu thụ chính là EU, Mỹ vẫn phải nhập khẩu 100% hạt điều mà đến nay vẫn chưa có sản phẩm thay thế. Hơn nữa, do giá trị dinh dưỡng của hạt điều rất phù hợp với chế độ ăn kiêng mà vẫn đảm bảo yêu cầu về sức khỏe của người dân Tây Âu, Nhật Bản và đặc biệt là Mỹ ngày càng ưa thích món snack và các món ăn có thành phần từ hạt điều.
Thứ hai, các sản phẩm từ hạt điều ngày càng được chú trọng về lợi ích sử dụng. Những sản phẩm như dầu vỏ hạt điều, nước ép trái điều đang trở thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao hiện nay. Đặc biệt, dầu vỏ hạt điều đang được ứng dụng làm sơn chống hà cho dàn khoan trong ngành công nghiệp dầu khí của tất cả các quốc gia. Như vậy, ngoài sản phẩm nhân điều, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội xâm nhập vào một thị trường tiêu thụ dầu vỏ hạt điều còn đầy tiềm năng mà chưa được lưu ý đến.
Thứ ba, nhà nước ưu tiên phát triển cây điều kết hợp với chương trình tái tạo rừng và phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa. Đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư vào mô hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn, các dự án giao đất trồng rừng mà Nhà nước đang rất cần khuyến khích phát triển. Đối với các doanh nghiệp có vốn lớn nhưng không thu mua đủ nguyên liệu chế biến, họ hoàn toàn có thể mở rộng quy mô kinh doanh thông qua hình thức tự đầu tư cho vùng nguyên liệu mà không sợ bị mất quyền lợi.
Thứ tư, các cơ sở công nghiệp chế biến nhân hạt điều đã có đủ công suất chế biến 100% sản lượng hạt điều trong nước và hàng năm có thể nhập khẩu hàng trăm
nghìn tấn hạt điều để sử dụng hết công suất thiết kế. Những kết quả nghiên cứu cải .tiến công nghệ, thiết bị chế biến nhân hạt điều được chế tạo trong nước, cho phép ngành điều cơ giới hóa, tự động hóa với mức đầu tư thấp hơn so với thiết bị nhập khẩu, nên các cơ sở chế biến có cơ hội tiếp cận nhanh thị trường thế giới.
Thứ năm ,hạt điều Việt Nam có giá thành thấp, nhân hạt điều xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có uy tín trên thị trường thế giới. Một khi làm tốt khâu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường xúc tiến thương mại, sẽ tạo sức cạnh tranh cao hơn khi Việt Nam gia nhập WTO.
2.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường
Cũng giống như bất cứ mặt hàng xuất khẩu nào của VN, ngành điều cũng có những khó khăn, thách thức riêng trong xuất khẩu. Cụ thể là:
“Giá xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm nhưng nhiều doanh nghiệp không có nguyên liệu chế biến xuất khẩu”
+ Thiếu vốn, khan hiếm nguồn nguyên liệu là thực trạng chung của ngành điều những năm gần đây.Vào đầu vụ, doanh nghiệp chế biến điều phải vay vốn thu mua nguyên liệu để dự trữ sản xuất trong năm. Do đó nhu cầu vốn ngân hàng của ngành này khá lớn, từ 8.000 - 8.500 tỷ đồng. Trong khi các doanh nghiệp lại không có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngoại tệ để nhập khẩu điều thô (do tình trạng giảm sản lượng trong nước vì mất mùa và diện tích trồng điều giảm) mà cuối năm là cao điểm xuất khẩu của ngành điều, với việc thiếu nguồn cung nên không thể xuất khẩu là điều rất đáng tiếc của ngành điều Việt Nam.
+Do đặc thù kinh doanh, thời gian thanh toán tiền hàng xuất khẩu rất chậm, khiến doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng đủ thủ tục để được hoàn thuế. Việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng khiến ngành điều mất đi cơ hội tái sinh nguồn vốn.
+Người nông dân không còn mặn mà với việc trồng cây điều. Tại các tỉnh trồng điều nhiều như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định... người nông dân đã chặt bỏ cây điều để trồng cây khác, nặng nề nhất là Bình Phước, hàng trăm héc-ta điều đã bị phá bỏ. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2010 diện tích cây điều sẽ là 400.000ha chứ không phải là 450.000ha như đã lạc quan trước đây. Trong khi đó, ngành điều rất khó có thể bù đắp
nguồn nguyên liệu bằng cách nhập khẩu điều thô, vì phải chịu dựng lãi suất ngân hàng cùng với việc giá cả thị trường bấp bênh.
Sức ép cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu ngày càng tăng. Đây là một thách thức không phải chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các quốc gia khác đều nhận thức rất rõ. Hầu hết các nước đều có tiềm năng sản xuất và quy mô chế biến mất cân đối nên tình trạng thiếu nguyên liệu thường xuyên xảy ra. Vì vậy, gia tăng sản lượng chế biến là mục tiêu hàng đầu mà ngành điều nước ta cũng như ấn Độ, Brazil quan tâm.
+Khó khăn nữa là áp lực cạnh tranh của các quốc gia có lịch sử phát triển ngành điều lâu đời ngày càng lớn. Ngành điều Việt Nam đang đứng trước những đối thủ cạnh tranh có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây điều, đó là ấn Độ và Brazil. Bất lợi lớn nhất mà ngành điều nước ta phải đối mặt là kỹ thuật trồng trọt và chiến lược phát triển cây điều của hai quốc gia nói trên, nhất là ấn Độ, hơn hẳn chúng ta về trình độ lẫn quy mô đầu tư. Tại ấn Độ, dưới sự chỉ đạo của CEPCI, có cả một viện nghiên cứu cây điều chuyên nghiên cứu và hoạch định công tác phát triển cây điều cho đất nước. Hệ thống thông tin, thương mại điện tử và trình độ tiếp thị của hai quốc gia này cũng vượt trội Việt Nam
+Khó khăn khách quan nữa là thiên nhiên không ổn định ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và chế biến. Có thể nói, thiên nhiên luôn là một thách thức tồn tại đối với ngành điều từ nhiều năm nay mà vẫn chưa thể khắc phục được. Do đặc điểm tự nhiên của cây điều, sự ra hoa và đậu quả của cây phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và khí hậu của vùng nguyên liệu.
+Chất lượng vườn điều chưa cao, nhất là độ đồng đều về giống và sinh trưởng phát triển của điều thấp, diện tích điều trồng bằng hạt (giống cũ) theo phương thức quảng canh (trồng không bón phân lót) còn khá lớn : 304.809 ha, chiếm 70,31%. Trong tổng số 128.737 ha điều trồng giống mới cũng có hơn 50% số cây giống điều ghép kém chất lượng hoặc được trồng ở những nơi ít thích hợp với cây điều kinh tế (độ cao > 600m, thời kỳ ra hoa có mưa, ẩm độ không khí trên 80%, đất rất xấu, ảnh hường gió hại).
=> Chất lượng sản phẩm điều của Việt Nam chưa đồng đều, nhiều khi còn kém nên khách hàng quay sang nhập hàng của Ấn Độ nhiều hơn thay vì nhập trực tiếp từ Việt
Nam. Các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều mới chỉ áp dụng cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với thành phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho chế biến hạt điều một cách nghiêm túc, chứ chưa nói đến tiêu chuẩn thế giới.
+Trong khi đó FAO (Food and Agriculture Organization- Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc)sẽ hỗ trợ giúp cho một số nước Châu Phi phát triển điều và Campuchia cũng có quỹ đất lớn thích hợp cho phát triển sản xuất điều sẽ cạnh tranh với điều Việt Nam; song 2 quốc gia là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với điều Việt Nam chính là ấn Độ và Brazil.
+Thêm vào đó, sản phẩm chế biến xuất khẩu của ngành điều mới chỉ tập trung vào nhân hạt điều, các sản phẩm chế biến nhân hạt điều ăn liền còn chưa được chú ý đầu tư phát triển, nhất là sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước.
+Ngoài ra,hệ thống thu mua qua trung gian, nhiều tầng hiện nay cũng là một bất lợi lớn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của Ngành điều Việt Nam. Hình thức thu mua này khiến cho cả nông dân và người sản xuất bị thua thiệt. Khi điều được mùa, tầng lớp này sẽ ép giá khiến người nông dân bị thua thiệt nhiều, không khuyến khích họ trồng điều. Mặt khác, khi điều không được mùa, tầng lớp thương nhân trung gian nâng giá lên cao (người nông dân trồng điều vẫn không được lợi), khiến các doanh nghiệp chế biến phải chịu chi phí đầu vào cao, nâng giá thành sản xuất, đẩy giá bán lên cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Hoạt động thu mua hạt điều và xuất khẩu nhân hạt điều thì lại còn phụ thuộc quá nhiều vào điều tiết của quy luật thị trường, việc buôn bán đã có biểu hiện gian lận thương mại, cạnh tranh thiếu lành mạnh, đã làm giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của điều Việt Nam trên thị trường thế giới.
+Thiếu vốn,các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhân hạt điều quy mô nhỏ sẽ khó có cơ hội tiếp tục tồn tại, bởi các doanh nghiệp này thiếu các điều kiện cần thiết như : vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường. Hơn nữa công nghệ chế biến sản phẩm điều chưa được đổi mới một cách tích cực,các quy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất
lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạt khoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70%.
+Một thách thức rất lớn trong chế biến điều nữa là việc “lạm dụng” lao động sống, trong khi thị trường lao động đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành có thu nhập cao và ổn định. Tình trạng khan hiếm lao động đối với các doanh nghiệp chế biến điều ở các tỉnh có khu công nghiệp tập trung và dịch vụ phát triển là rất lớn. Một số cơ sở chế biến điều có thể phải đóng cửa hoặc di chuyển nơi khác do khó thuê lao động và giá thuê nhân công cao, dẫn đến chế biến nhân hạt điều không hoặc ít có lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
+ Khó khăn xuất phát từ các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barries to Trước - TBT) như : quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một yêu cầu bắt buộc phải có, nhất là các sản phẩm xuất khẩu luôn là thách thức đối với việc xuất khẩu hạt điều ra thị trường thế giới.
+Ngoài ra, khó khăn cơ bản về công nghệ và nhân công thì việc giá nguyên liệu đầu vào, xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào, trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành điều.
3. GẠO
3.1 Kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống trồng lúa nước và với dân số hiện nay đạt gần 86 triệu người, Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 ASEAN và thứ 13 trên thế giới (theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009) nên ngành nông nghiệp trồng lúa vừa để đảm bảo an ninh quốc gia, vừa là ngành thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước mà hiện nay còn là cơ sở kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng phát triển.
Có thể thấy từ sau đổi mới sản xuất lúa gạo của nước ta không ngừng phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Từ chỗ thiếu đói triền miên và phải nhập khẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo nhưng nhờ đường lối đổi mới và quyết sách trong nông nghiệp từ năm 1989 trở đi Việt Nam chẳng những đã sản xuất đủ lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng nội địa mà còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu với những ưu thế về diện tích canh tác cũng như điều kiện tự nhiên,
nguồn lực con người đều tạo cho việc xuất khẩu gạo VN một lợi thế cạnh tranh nhất