5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1.4.1. Tài nguyên đất
Đất Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ đƣợc nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Đất đai của Thành phố đƣợc hình thành từ 2 nguồn gốc: Đất thuỷ thành và đất địa thành.
- Căn cứ vào tính chất nông hoá thổ nhƣỡng, đất đai Thành phố đƣợc phân chia thành các nhóm chính sau:
+ Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, trung tính, ít chua, có diện tích không lớn, phân bổ chủ yếu ở Thanh Trù, địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 40, đất có thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, xây dựng thuận lợi.
+ Đất phù sa không đƣợc bồi, ngập nƣớc vào mùa mƣa: đƣợc phân bố ở địa hình trũng, hàng năm bị ngập nƣớc liên tục, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 4,5 - 6,0. Đƣợc sử dụng trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phân bố chủ yếu ở phƣờng Ngô Quyền, Đống Đa. Xây dựng ít thuận lợi.
+ Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit không bạc màu: Đất thƣờng bị chua hoặc rất chua, phân bố chủ yếu ở Thanh Trù, đất thƣờng xen kẽ với đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bạc màu nhƣng ở địa hình thấp hơn, đƣợc phát triển trên nền phù sa cổ. Đất phù hợp với cây trồng nông nghiệp nhƣng cho năng suất thấp.
+ Đất bạc màu trên nền phù sa cũ có sản phẩm Feralit: phân bố hầu hết ở xã, phƣờng trên địa bàn Thành phố, đất có địa hình dốc, thoải, lƣợn sóng, nghèo dinh dƣỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha.
+ Đất dốc tụ ven đồi núi: Phân bố chủ yếu ở Liên Bảo, Định Trung đƣợc hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những dải ruộng nhỏ, hẹp dạng bậc thang.
+ Đất cát gió: Có khoảng 95 ha phân bố tập trung ở Định Trung và rải rác ở các xã, phƣờng, đƣợc hình thành do ảnh hƣởng của sản phẩm dốc tụ ven đồi núi, thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha.
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nƣớc: Phân bố ở hầu hết các xã, phƣờng trong địa bàn. Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch Mirca: Đây là loại đất có nhiều tiềm năng cho phát triển nông, lâm nghiệp và cây công nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở Khai Quang, Liên Bảo. Đất Feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Phân bố dọc theo tuyến đƣờng sắt, phần lớn là các dải đồi thoải, độ dốc trung bình từ 15-250
.
Nhìn chung, đất Thành phố Vĩnh Yên tƣơng đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố năm 2009 là 5.231,42 ha đƣợc phân loại theo mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp - Lâm nghiệp 47,90%, đất phi nông nghiệp 50,73%, đất chƣa sử dụng 1,37%.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Vĩnh Yên (năm 2009)
Mã số Chỉ tiêu 01/01/2009
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng số 5.231,42 100,00
1 Đất nông - Lâm nghiệp 2.505,70 47,90
a. Đất nông nghiệp 2.355,55 45,03
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mã số Chỉ tiêu 01/01/2009
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
2 Đất phi nông nghiệp 2.654,19 50,73
3 Đất chƣa sử dụng 71,53 1,37
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên 3.1.4.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc của Thành phố gồm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm. - Nƣớc mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên là lƣu vực sông Cà Lồ và Đầm Vạc. Đây là các thủy vực quan trọng cung cấp nƣớc cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng là nơi thu nhận nƣớc thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thƣơng mại và sinh hoạt.
Nguồn nƣớc mặt chủ yếu đƣợc khai thác, sử dụng từ các sông, đầm, ao, hồ có trên địa bàn và nƣớc mƣa. Trữ lƣợng nƣớc mặt của Thành phố khá dồi dào, chất lƣợng nƣớc nhìn chung còn tốt, đang đƣợc khai thác cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là khu đô thị, khu dân cƣ nông thôn đã bị nhiễm bẩn do chịu ảnh hƣởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học.
- Nguồn nƣớc ngầm có trữ lƣợng không lớn, chất lƣợng không cao, có thể khai thác lớn hơn khá nhiều mức công suất hiện nay (16.000 m3
/ngày đêm), tuy nhiên để cung cấp cho sinh hoạt cần có trình độ công nghệ tiên tiến và mức kinh phí lớn do vậy không đƣợc khuyến khích khai thác quá lớn so mức hiện tại.
3.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên ít về chủng loại, nhỏ về trữ lƣợng, nghèo về hàm lƣợng. Nhóm khoáng sản phi kim, chủ yếu là cao lanh. Mỏ cao lanh giàu nhôm có trữ lƣợng lớn, khoảng 7 triệu tấn và chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lƣợng cao ở Định Trung, không có khả năng khai thác kinh tế.
Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc