5. Kết cấu của luận văn
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nguồn thu NSNN
1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nói đến tăng trƣởng kinh tế là nói đến sự tăng lên về số lƣợng, chất lƣợng, tốc độ và quy mô sản lƣợng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trƣởng đƣợc so sánh theo các thời điểm gốc, sẽ phản ánh tốc độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tăng trƣởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lƣợng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thu NSNN thể hiện rõ ở các điểm sau:
GDP bình quân đầu ngƣời là nhân tố đầu tiên ảnh hƣởng đến thu ngân sách của một quốc gia. GDP (Gross Domestic Product) tức tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trƣờng của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm).
GDP phản ánh mức độ phát triển nền kinh tế và phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tƣ của một nƣớc. Mức độ phát triển nền kinh tế hàng hóa tiền tệ luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi khâu tài chính.
b. Số lượng doanh nghiệp - cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trƣờng đầy biến động, với các đối thủ cạnh tranh, với những tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn thay đổi một cách nhanh chóng, cùng với đó là sự khó khăn chung của nền kinh tế. Vì vậy, trong khoảng 4 năm trở lại đây tình hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã gặp phải không ít khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm trừng, nợ xấu ra tăng, tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn, nợ các sắc thuế với số lƣợng lớn, kéo dài, doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu NSNN.
Hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh là một trong những nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thu NSNN. Vì Việt Nam thu nội địa đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Nếu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển ổn định sẽ có nhiều đóng góp cho ngân sách, có nhiều hoạt động an sinh xã hội và ngƣợc lại nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động kém hiệu quả sẽ gây thất thu cho nguồn ngân sách, không tạo ra việc làm cho ngƣời lao động,…
c. Hiệu quả của nền kinh tế
Năm 2011, 2012 và năm 2013 là năm mà nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chỉ tiêu thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đầu đạt thấp hơn so với dự toán.
Nguyên nhân chủ yếu do tác động không thuận lợi của nền kinh tế, GDP tăng trƣởng thấp hơn so với mục tiêu đề ra; tăng trƣởng khu vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng đều thấp, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn; mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ chậm do sức mua thấp; hàng tồn kho còn lớn; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trƣớc; thị trƣờng bất động sản chƣa phục hồi…; kết hợp với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, làm giảm nguồn thu ngân sách.
1.4.2. Các yếu tố thuộc chính sách thu ngân sách
a. Số lượng loại thuế, phí
Thuế hay thu Ngân sách nhà nƣớc là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính của quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nƣớc nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc. Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân, tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nƣớc để chi tiêu cho việc chung. Đóng thuế vừa là quyền lợi đƣợc thực thi trách nhiệm công dân đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của đất nƣớc, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân.
Chính sách thuế đƣợc đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hƣớng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lƣu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hƣớng phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển của kế hoạch nhà nƣớc, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
* Một số loại thuế và sắc thuế phổ biến
- Thuế GTGT. - Thuế TNDN. - Thuế TNCN.
- Thuế môn bài.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt. - Thuế xuất nhập khẩu. - Thuế khoán…
b. Thuế suất
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lƣợng chịu thuế. Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lƣợng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất có các loại: Thuế suất lũy tiến, Thuế suất tỉ lệ thuận, Thuế suất cố định tuyệt đối, Thuế suất luỹ thoái. Thuế suất luỹ tiến là việc đánh Thuế suất cao hơn khi có thu nhập tăng hoặc giá trị tài sản chịu thuế tăng. Thuế suất tỉ lệ thuận là việc đánh thuế nhƣ nhau trên tất cả các khối lƣợng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế. Thuế suất cố định tuyệt đối là Thuế suất quy định bằng số tiền tuyệt đối cho một hoạt động có thu nhập hoặc một đối tƣợng chịu thuế. Thuế suất luỹ thoái là việc đánh thuế với Thuế suất giảm khi có thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế tăng.
* Thuế suất áp dụng cho các loại thuế sau:
- Thuế suất thuế GTGT: Loại thuế suất áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thƣơng mại, Hiện hành các mức thuế suất thuế GTGT gồm có 0%, 5%, 10 %.
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt có 12 mức thuế suất, thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau từ 10 - 80% phân theo từng loại hàng hóa, dịch vụ, tùy thuộc vào mức độ cần điều tiết đối với hàng hóa, dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vụ đó. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa SX trong nƣớc.
- Thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc quy định đối với từng loại hàng hóa, đƣợc xác định trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Luật thuế xuất nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tùy theo yêu cầu điều tiết của nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Hàng hóa nào cần khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế suất thấp. Hàng hóa nào không khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế suất cao. Hiện nay để khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hóa, biểu thuế xuất khẩu phần lớn có thuế suất 0%. Riêng biểu thuế nhập khẩu còn phân biệt xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm ba nhóm: Thuế suất thông thƣờng, thuế suất ƣu đãi, thuế suất ƣu đãi đặc biệt.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%.
- Các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ƣu đãi: 10%, 15% và 20%. - Thuế suất thuế thu nhập cá nhân: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đƣợc thiết kế theo biểu lũy tiến từng phần và cho từng đối tƣợng nộp thuế đối với thu nhập thƣờng xuyên và có sự phân biệt loại thu nhập đối với thu nhập không thƣờng xuyên và ngoại trừ một số trƣờng hợp đặc biệt.
- Thuế suất thuế tài nguyên: Thuế suất thuế tài nguyên đƣợc quy định theo biểu khung thuế suất thuế tài nguyên. Thuế suất cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than đƣợc xác định lũy tiến từng phần theo sản lƣợng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày.Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ bảo đảm các nguyên tắc phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khung thuế suất do Quốc hội quy định; góp phần quản lý nhà nƣớc đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên; Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và bình ổn thị trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ c. Chính sách miến, giảm, gia hạn thuế
Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP ra đời. Bộ Tài chính đã khẩn trƣơng triển khai các văn bản hƣớng dẫn để các quyết sách này sớm phát huy tác dụng trong đời sống, trong đó có việc gia hạn thuế cho DN, giảm lệ phí trƣớc bạ cho ngƣời dân.
Bộ Tài chính chính là Bộ đầu tiên ban hành Kế hoạch hành động thực hiện hai Nghị quyết của Chính phủ bằng Quyết định số 128/QĐ-BTC, do Bộ trƣởng Bộ Tài chính Vƣơng Đình Huệ ký ngày 17/01/2013, ban hành Kế hoạch hành động của ngành Tài chính, kịp thời triển khai hai Nghị quyết của Chính phủ trong năm 2013. Sự ra đời của Quyết định số 128/QĐ-BTC là minh chứng cho sự chủ động, quyết tâm và nỗ lực cao nhất của ngành Tài chính nhằm phục vụ hiệu quả DN và ngƣời dân, giúp cho các đối tƣợng thụ hƣởng những chính sách miễn, giảm, giãn thuế nhận đƣợc ƣu đãi này trong thời gian sớm nhất.
- Miễn thuế: (100% số thuế lập bộ):
Khoản 9 Điều 10 Thông tƣ số 153 ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định:
Ngƣời nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
Trƣờng hợp này, ngƣời nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.”
- Giảm 50% số thuế lập bộ:
Khoản 4 Điều 11 Thông tƣ số 153 ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định giảm thuế:
Ngƣời nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
- Về gia hạn nộp thuế
Tại điểm a, khoản 1 Điều 27 Thông tƣ số 28/2011/TT-BTC quy định: Trƣờng hợp đƣợc gia hạn nộp thuế: Ngƣời nộp thuế đƣợc gia hạn nộp thuế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nộp phạt đối với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong các trƣờng hợp sau đây:
- Bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại vật chất và không có khả năng nộp thuế đúng hạn;
Phạm vi số tiền thuế, tiền phạt đƣợc gia hạn nộp; thời gian gia hạn nộp thuế: Ngƣời nộp thuế gặp khó khăn thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm thiệt hại vật chất và không có khả năng nộp thuế đúng hạn thì đƣợc gia hạn một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt còn nợ tính đến thời điểm xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ nhƣng tối đa không vƣợt quá trị giá vật chất bị thiệt hại. Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá hai năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cụ thể:
- Nếu tài sản của ngƣời nộp thuế thiệt hại từ 50% trở xuống thì gia hạn nộp tiền thuế, tiền phạt tƣơng ứng với tỷ lệ thiệt hại nhƣng tối đa không vƣợt quá trị giá vật chất bị thiệt hại trong thời hạn một năm.
- Nếu tài sản của ngƣời nộp thuế thiệt hại trên 50% thì gia hạn nộp toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt nhƣng tối đa không vƣợt quá trị giá vật chất bị thiệt hại trong thời hạn hai năm.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vừa ra khỏi khủng hoảng và suy thoái, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đƣơng đầu với khó khăn, chính sách tiền tệ và tài khóa chƣa thể nới lỏng thì cần có những biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tƣ và DN để kích thích sản xuất và phát triển.
Bên cạnh việc cải cách các thủ tục để DN dễ dàng gia nhập thị trƣờng, nới lỏng một số quy định để DN phát triển và mở rộng kinh doanh, một trong những biện pháp quan trọng, trực tiếp và hiệu quả nhất là miễn, giảm, hoãn các khoản thuế phải đóng.
Đánh giá về việc miễn giảm thuế trên cho thấy đã có hàng chục ngàn tỷ đồng DN đƣợc thụ hƣởng do miễn giảm. Hàng ngàn tỷ chậm nộp thuế đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DN luân chuyển và sử dụng một cách hiệu quả... Chính sách này, cộng với các biện pháp hỗ trợ khác nhƣ giảm lãi suất đã tác động mạnh mẽ đến DN không chỉ về ý nghĩa kinh tế mà có tác động khích lệ tinh thần kinh doanh, tạo niềm tin cho DN.
Chính sách miễn giảm thuế, về lâu dài, sẽ kích thích sản xuất và phát triển, tăng cƣờng nguồn vốn cho DN tái đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh và giúp bồi dƣỡng nguồn thu. Việc miễn, giảm, hoãn thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có ý nghĩa gián tiếp hỗ trợ nguồn vốn giúp doanh nghiệp giảm bớt phần vốn vay ngân hàng với lãi suất cao.
Tuy nhiên cùng với các chính sách miến, giảm, gia hạn các sắc thuế đối với doanh nghiệp thì nguồn thu ngân sách cũng bị ảnh hƣởng. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến thu ngân sách. Đó là, nếu nhƣ trƣớc mắt thì ngân sách sẽ bị hụt thu, nhƣng về lâu dài doanh nghiệp phát triển thì lại mang lại các nguồn thu mới.
1.4.3. Yếu tố thuộc về cơ quan thu ngân sách
a. Bộ máy thu thuế
Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hƣởng đến chi phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc Nhà nƣớc gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống lại thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn thỏa mãn đƣợc các nhu cầu chi tiêu của NSNN.
Hiện nay, thu NSNN Việt Nam đang đứng trƣớc vấn đề thâm hụt trầm trọng, nhiều yếu tố giảm thu NSNN đang xuất hiện làm cho khả năng mất cân đối thu chi NSNN cả năm trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế.
Chính sách tài khóa của Việt Nam chƣa thực sự nuôi dƣỡng nguồn thu một cách hợp lí. Việt Nam mới xây dựng chính sách thu nhƣng làm thế nào để có nguồn thu thì chính sách chƣa đề cập đến một cách thỏa đáng nên nguồn thu giảm sụt cũng có phần do chính sách tài khóa tạo ra. Trong khi đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thực hiện chính sách tài khóa chƣa nghiêm túc, đôi lúc còn chƣa thực hiện tốt các quy định tài chính việc chậm nộp thuế, thất thu thuế vẫn còn, chi tiêu lãng phí, thực hành tiết kiệm chƣa cao,… nên dẫn tới việc thu NSNN chƣa đạt mục tiêu đề ra.
Nguyên nhân khác là do cơ chế tài chính rƣờm rà, phức tạp nên giải ngân của các dự án, công trình gặp nhiều khó khăn gây tổn hại tăng trƣởng kinh tế. Trƣớc vấn đề trên để đạt đƣợc mục tiêu ngân sách cần tiếp tục kiềm chế lạm phát giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt.
Việc vay nợ nƣớc ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nƣớc