Nhân tố tổ chức thực hiện thu

Một phần của tài liệu quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố vĩnh yên (Trang 100 - 136)

5. Kết cấu của luận văn

3.6.3. Nhân tố tổ chức thực hiện thu

Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện quản lý thu của Thành phố đã mang lại hiệu quả tốt, tổng thu ngân sách đều đạt và vƣợt dự toán tỉnh và dự toán HĐND Thành phố giao, nhiều sắc thuế đã đạt và vƣợt chỉ tiêu. Chỉ tính riêng năm 2013 Thành phố có 7/9 chỉ tiêu thu NSNN đạt từ 100,1% đến 888,7% dự toán pháp lệnh, dự toán phấn đấu, đạt từ 103,7% đến 566,5% dự toán HĐND và bằng 106% đến 769% so với cùng kỳ (đó là tiền thuế đất, thuế ngoài quốc doanh, lệ phí trƣớc bạ, phí - lệ phí, thu khác ngân sách, thu tại xã - phƣờng).

Mặc dù vậy, công tác tổ chức thu vẫn còn nhiều bất cập và là nguyên nhân gây ra tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, gian lận thuế. Đánh giá nhân tố tổ chức thực hiện thu, có thể xem xét ở các khía cạnh:

* Về bộ máy quản lý tổ chức thực hiện thu: Đảm bảo tính gọn nhẹ và hợp lý của nó. Đầu tiên phải khẳng định bộ máy tổ chứ thực hiện thu NSNN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là một bộ máy tổ chức khoa học, gồm nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn. Là sự thống nhất từ Thành phố đến các xã, phƣờng. Đồng thời là sự kết hợp của các cơ quan chuyên môn nhƣ kho bạc, Chi Cục thuế, giữa các phòng - ban chức năng của Thành phố cũng ảnh hƣởng đến công tác hành thu.

Thành phố đã chỉ đạo cơ quan Thuế tích cực thực hiện các biện pháp hành thu. Những năm qua, Chi cục thuế Thành phố đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế; tăng cƣờng công tác quản lý kê khai và kế toán thuế. Đến nay, Chi cục Thuế thành phố đã cấp đƣợc 4.795 mã số thuế, rà soát đƣợc trên 23.000 ngƣời kê khai nộp thuế. Cùng với đó, thực hiện kê khai thuế qua mạng để thuận lợi cho ngƣời nộp thuế. Đến năm 2013 có 1.127 doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế qua mạng.

- Về công tác kế toán thuế: thực hiện đề án hiện đại hóa công tác thu nộp thuế thông qua kết nối thông tin giữa ngành Thuế- Kho bạc- Tài chính- Hải quan; thực hiện ủy nhiệm thu thuế qua ngân hàng phục vụ cho việc kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và Kho Bạc trên địa bàn, do vạy việc tập hợp số thu đƣợc nhanh chóng kịp thời và có sự thống nhất.

- Chi Cục Thuế đã thực hiện tăng cƣờng công tác kiểm tra, hoàn thuế và xác minh hóa đơn. Trên cơ sở số hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cơ quan thuế đã tổ chức rà soát, kiểm tra từng doanh nghiệp, số thuế phải nộp và nội dung từng sắc thuế. Kiểm tra cụ thể, đúng quy định đối với các hồ sơ hoàn thuế để tránh thất thu NSNN. Cùng với đó, tăng cƣờng kiểm tra các Đội Thuế xã, phƣờng để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế trong công tác quản lý thuế trên địa bàn phụ trách.

- Công tác quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ cũng là một nội dung của nhân tố tổ chức thực hiện thu NSNN. Với chức năng nhiệm vụ của mình, Chi cục Thuế Vĩnh Yên đã chủ động rà soát, phân tích nguyên nhân từng khoản nợ, từng sắc thuế trên từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể, đồng thời chỉ đạo Đội quản lý nợ và cƣỡng chế thu nợ thuế đẩy mạnh công tác đôn đốc thu nợ thuế theo đúng quy trình quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế, đồng thời tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mƣu cho UBND Thành phố thành lập Đoàn công tác liên ngành chống thất thu NSNN để đôn đốc thu nợ thuế. Do đó, năm 2013 công tác thu nợ thuế của Chi cục Thuế thành phố đã đạt kết quả cao. Tổng số nợ thuế toàn Chi cục năm 2012 là trên 58 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng thu là 36,4 tỷ đồng, nợ khó thu là 21,9 tỷ đồng và nợ chờ xử lý là 0,28 tỷ đồng. Năm 2013, số nợ tăng lên 65 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó nợ có khả năng thu là 49,8 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do nhập tiền phạt chậm nộp của các doanh nghiệp nợ thuế và một số doanh nghiệp khó khăn về tài chính không có khả năng nộp; Nợ khó thu là 13,5 tỷ đồng. Với nhiều biện pháp tích cực, đôn đốc thu nộp thuế, năm 2013 Thành phố đã thu đƣợc gần 30 tỷ đồng từ nguồn nợ thuế.

* Cuối cùng đánh giá nhân tố tổ chức hành thu: Không thể không nhìn nhận khía cạnh con ngƣời. Xét về khía cạnh năng lực, yêu cầu cần đào tạo nâng cao trình độ là tất yếu. Về khía cạnh đạo đức, các cán bộ, nhân viên nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực ngân sách luôn đứng trƣớc nhiều khó khăn trong việc quản lý thu ngân sách, cùng với đó là sự tác động của cơ chế thị trƣờng, dễ bị đồng tiền cám dỗ. Đây cũng là một yếu tố tác động đến việc làm thất thu ngân sách. Điều đó thể hiện rõ ở cán bộ quản lý doanh nghiệp, khi kiểm tra sổ sách, chứng từ hóa đơn dễ nảy sinh tiêu cực, doanh nghiệp dễ lợi dụng để lách luật, làm thất thoát ngân sách nhà nƣớc. Đây cũng là một vấn đề đang đƣợc đặt ra cần đƣợc các cấp quan tâm, giải quyết.

Bảng 3.11. Số liệu về kỹ năng, trình độ cán bộ thu ngân sách tại cơ quan Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên

Chỉ tiêu Số lƣợng

(ngƣời)

Cơ cấu (%)

1. Phân theo trình độ đào tạo 115 100

- Sau đại học 7 6,09

- Đại học 48 41,74

- Cao đẳng 19 16,52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2. Phân theo kỹ năng nghiệp vụ 115 100

- Trình độ nghiệp vụ tốt 68 59,13 - Trình độ nghiệp vụ trung bình 47 40,87 - Trình độ nghiệp vụ yếu 0 0

Nguồn: Phòng Tổ chức Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên

Tuy nhiên, mặc dù còn nhiều hạn chế nhƣ vậy nhƣng trong những năm qua, Thành phố Vĩnh Yên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, của cả hệ thống chính trị, công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, mang lại số thu cao, vƣợt chỉ tiêu giao, góp phần khẳng định vị trí tốp đầu trong các huyện, thị, thành của tỉnh Vĩnh Phúc về công tác thu nộp NSNN.

Kết luận chƣơng 3

Phân tích thực trạng hoạt động của NS Thành phố Vĩnh Yên và rút ra những thành công, hạn chế của nó trong quá trình NS của địa phƣơng, đã tạo ra những căn cứ xác thực cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ngân sách Thành phố Vĩnh Yên trong giai đoạn mới (2014 - 2015). Đồng thời đề ra những giải pháp thực sự có tính khả thi, trƣớc tiên tác giả đã xác lập một hệ thống mục tiêu, phƣơng hƣớng, quan điểm, các chỉ tiêu cơ bản có liên quan, nhằm tạo thêm những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp đƣợc hƣớng tới. Các giải pháp đƣợc đƣa ra, đề cập khá toàn diện đến các yếu tố có tác động đến việc nâng cao hiệu quả quản lý NS địa phƣơng trên nhiều phƣơng diện; bắt nguồn từ quản lý quy trình NS, thể chế, cơ chế điều hành NS, đặc biệt là xác lập, xác đáng quyền chủ động của NS địa phƣơng thông qua việc phân định thu - chi giữa các cấp NSNN, nhằm tạo mọi điều kiện tăng cƣờng khai thác các nguồn thu tiềm năng và sẵn có; sử dụng có hiệu quả và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiết kiệm chi tiêu, bảo đảm lành mạnh hóa các cấp NSNN, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đƣợc xác lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 4.1. Các căn cứ đƣa ra giải pháp

4.1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020

4.1.1.1. Quan điểm phát triển

Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội, từ tiềm năng, lợi thế và những cơ hội của Thành phố, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 quán triệt các quan điểm phát triển sau đây:

- Phát triển Vĩnh Yên trở thành Thành phố dịch vụ, chất lƣợng cao, về lâu dài trở thành Thành phố dịch vụ, du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch sinh thái bền vững.

- Xây dựng Thành phố Vĩnh Yên tƣơng xứng với vị trí trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá, hạt nhân của tỉnh Vĩnh Phúc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần tích cực vào tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển Thành phố Vĩnh Yên với tầm nhìn dài hạn, hƣớng tới hiện đại, phát huy và gắn kết tiềm năng thế mạnh của Thành phố với định hƣớng phát triển của các huyện lân cận, của Tỉnh, của vùng, tạo thế đột phá về phát triển dịch vụ.

4.1.1.2. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Thành phố Vĩnh Yên trở thành Thành phố dịch vụ phát triển bền vững, chất lƣợng cao, có kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ tƣơng xứng với vị trí trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc; tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hóa-lịch sử; ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng.

4.1.1.3. Các mục tiêu cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tốc độ tăng trƣởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 15- 16%/năm, GTGT khoảng 17-18%/năm; Thu ngân sách nhà nƣớc đạt trên 2.000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng thu bình quân đạt trên 20%/năm, tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách bình quân từ 9,5%/năm.

- Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất khoảng 14- 15%/năm, GTGT tăng khoảng 15-16%/năm. Thu ngân sách nhà nƣớc đạt trên 2.500 tỷ đồng

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2015 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 54%; CN - XD chiếm khoảng 44,6 % và khu vực nông lâm ngƣ nghiệp chiếm khoảng 1,4 %. Đến năm 2020 các tỷ lệ tƣơng ứng là 60,0%; 39,3%, 0,7%. Khu vực dịch vụ trở thành ngành đóng góp lớn vào kinh tế Thành phố, hình thành các lĩnh vực dịch vụ hiện đại đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, các khu du lịch nghỉ dƣỡng và các điểm tham quan đƣợc đông đảo du khách quan tâm.

- Đến năm 2020, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo không gian sống an toàn, chất lƣợng cao cho khoảng 132 ngàn ngƣời.

b. Mục tiêu phát triển văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng:

- Quy mô dân số (thƣờng trú) năm 2015 khoảng 118 nghìn ngƣời, tỷ lệ dân số đô thị: 89%. Đến năm 2020, quy mô dân số (thƣờng trú) khoảng 132 nghìn ngƣời, tỷ lệ dân số đô thị: 92%;

- Phân công lại lao động xã hội cho phù hợp với định hƣớng phát triển Vĩnh Yên trở thành Thành phố dịch vụ chất lƣợng cao; Lao động từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế qua đào tạo đạt 60% vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 75-80%.

- Đảm bảo sự an toàn xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế.

c. Mục tiêu bảo vệ môi trường đô thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngƣời khoảng 22,8-24,4m2

(tính cả quy đổi mặt nƣớc hồ và cây xanh đƣờng phố), trên cơ sở phát triển hệ thống công viên kết hợp với các dải cây xanh ven đô thị.

- Ƣu tiên sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng, giảm dần xe gắn máy. - Đến năm 2020, xử lý chất thải rắn và nƣớc thải sinh hoạt đạt 90 - 95% và có hệ thống thu gom nƣớc thải để xử lý tập trung.

4.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế Thành phố, những định hướng, mục tiêu thu NSNN Thành phố giai đoạn 2014-2015

4.1.2.1. Cơ cấu các thành phần kinh tế của Thành phố

- Về nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần từ 40,2% năm 2009 xuống còn 4,2% năm 2020, vì thế tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp không thể bù đắp đƣợc tốc độ thu hẹp dần đất nông nghiệp.

- Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, quy mô khu công nghiệp không mở rộng, nên tốc độ tăng trƣởng chủ yếu do ngành xây dựng mang lại.

- Trong khu vực dịch vụ, thì dịch vụ nhà hàng, khách sạn và các loại dịch vụ cao cấp khác nhƣ sân gôn, tài chính, giao dịch bất động sản là các ngành có đóng góp chủ yếu vào tăng trƣởng. Chỉ riêng chuyển 40,2% diện tích đất nông nghiệp năm 2009 sang đất xây dựng, để đến năm 2020 đất nông nghiệp còn khoảng 4,2% diện tích tự nhiên toàn Thành phố, sẽ tạo ra một khoản thu nhập lớn, mà không cần đầu tƣ nhiều. Dịch vụ vận tải nhƣ cung ứng và bán lẻ xăng dầu, kho bãi, và cung ứng vật tƣ xây dựng nhƣ sắt thép, xi măng, nhựa đƣờng,... sẽ có đóng góp lớn vào giá trị sản xuất và GTGT khu vực dịch vụ.

- Nếu nhịp độ tăng trƣởng khoảng trên 18%/ năm, thì cơ cấu kinh tế chuyển theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp + xây dựng, và khu vực nông nghiệp. Đến năm 2020, dịch vụ chiếm khoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

60%, công nghiệp + xây dựng, khoảng 39,3%; tỷ trọng khu vực nông nghiệp chỉ còn khoảng 0,7%.

Bảng 4.1. Chuyển đổi cơ cấu ngành

GTSX (giá thực tế, tỷ đồng) Cơ cấu kinh tế (%) 2010 2015 2020 2010 2015 2020 1. GTSX 14553 23370 50563 100,0 100,0 100,0

Nông lâm thủy sản 231 327 354 1,9 1,4 0,7

Công nghiệp + XD 10533 13111 24928 74,2 56,1 49,3

Dịch vụ 3790 9932 25281 23,9 42,5 50,0

2. GTGT 2485 12620 29326,5 100,0 100,0 100,0

Nông lâm thủy sản 55 177 205 2,4 1,4 0,7

Công nghiệp + XD 1275 5048 9091 54,5 44,6 39,3

Dịch vụ 1155 7395 20030,5 43,1 54,0 60,0

3. Dân số (1000 ng.) 102,0 121,0 131,0 4. GTGT/ng (triệu đ.) 52,5 104 224

Quy ra USD (USD) 2914 4740 9650

Nguồn: số liệu thống kê của phòng Thống Kê Vĩnh Yên

- Giá trị gia tăng bình quân đầu ngƣời tính theo giá thực tế quy ra USD năm 2015 đạt khoảng 4.740 USD, năm 2020 đạt khoảng 9.650 USD, gấp 2,9 lần GDP bình quân đầu ngƣời cả nƣớc.

- Dân số thành thị tăng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phi nông nghiệp, dự kiến đến năm 2010 dân số thành thị chiếm khoảng 89%, năm 2020 chiếm khoảng 92% trong tổng số dân.

- Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động diễn ra đồng thời với chuyển dịch cơ cấu GTGT. Đến năm 2020 lao động trong lĩnh vực công nghiệp + xây dựng chiếm khoảng 30%, và lao động dịch vụ chiếm khoảng 62%. Lao động khu nông nghiệp chiếm khoảng 8%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ cho phƣơng án: Dự kiến vốn đầu tƣ, giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 25.640 - 30.164 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn khoảng 61.000 -71.765 tỷ đồng. Dự kiến tổng vốn đầu tƣ cho 10 năm tới khoảng 86.640 - 101.929 tỷ đồng.

4.1.2.2. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực a. Quan điểm phát triển công nghiệp

- Phát triển công nghiệp của Thành phố theo hƣớng tận dụng không gian hiện có, liên kết, hợp tác với các khu công nghiệp của Tỉnh và của các địa

Một phần của tài liệu quản lý thu ngân sách nhà nước thành phố vĩnh yên (Trang 100 - 136)