YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 27 - 74)

1.4.1. Điều kiện khí hậu

- Nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho chè từ 15-250C. - Tổng nhiệt độ hàng năm là 80000C.

- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1500-2000 mm. - Độ ẩm không khí là 80-85%.

1.4.1.1. Lượng mưa và độ ẩm không khí

- Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè trên thế giới là 1500- 2000mm. Số ngày mưa ảnh hưởng rất lớn đến công hái chè, cũng như chế biến chè. Phân bố mưa trong năm cũng ảnh hưởng rất lớn đến công hái chè, chế biến chè.

- Mưa còn ảnh hưởng đến chất lượng chè, chè đông xuân có chất lượng cao, chè vụ thu có chất lượng thấp.

- Ẩm độ không khí cần thiết cho cây chè là 70-90% thích hợp nhất là 80-85%. Ẩm độ không khí thấp, chè cằn cỗi, búp chóng già, tỷ lệ mù xòe cao, sức chống chịu sâu bệnh giảm.

1.4.1.2. Nhiệt độ không khí

Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.

Nhiệt độ không khí có lợi cho sinh trưởng chè là 22-280C, búp chè sinh trưởng chậm ở 15-180C, 100C mọc rất chậm.

1.4.1.3. Ánh sáng

Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt và nhiệt độ thấp ở vùng núi cao là nơi sản xuất chè chất lượng cao trên thế giới.

1.4.2. Điều kiện đất đai

- Đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0.

- Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.

- Đất trồng chè phải đạt các tiêu chuẩn: “Đất phải sâu, có phản ứng chua, giàu mùn và chất dinh dưỡng, nhất là đạm, kết cấu tơi xốp, giữ nước nhưng thoát nước, thuộc loại đất thịt pha cát đến đất thịt nặng, độ dôc thoải, liền khoảng”.

- Tiêu chuẩn chọn là tầng đất dày 60-100cm. Kết cấu tơi xốp giữ nước nhiều, thấm nước nhanh, lại thoát nước, có lợi cho sự phát triên của bộ rễ và vi sinh vật trong đất. Mực nước ngầm dưới 1m.

1.4.3. Độ cao và địa hình

Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.

1.4. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN1.4.1. Kỹ thuật trồng chè kiến thiết cơ bản 1.4.1. Kỹ thuật trồng chè kiến thiết cơ bản

1.4.1. 1. Đặc điểm chung của kỹ thuật trồng chè

- Trồng chè để thu hoạch búp và lá non làm nguyên liệu chế biến chè thương phẩm. Ngoài yếu tố giống và địa hình, mọi biện pháp kỹ thuật trồntg trọt được áp dụng trong quá trình sản xuất chè đều có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất chè nguyên liệu.

- Đất trồng chè thường ở vùng trung du và miền núi có độ dốc cao, địa hình phức tạp cho nên vấn đề cơ giời hóa và sử dụng những công cụ cải tiến trong canh tác thường gặp

nhiều khó khăn. Song nghiên cứu cơ giới hóa trong sản xuất chè nhằm giảm bớt lao động là một vấn đề rất cần thiết, nhất là trong điều kiện sản xuất lớn. Mặt khác, chè thường trồng ở đất đồi núi có độ dốc cao nên phải chống xói mòn và rửa trôi đất. Biện pháp canh tác không hợp lý không chú ý tới vấn đề bảo vệ đất chống xói mòn, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây về sau.

- Chè là một cây trồng sống nhiều năm, đời sống kinh tế của nó vào khoảng 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Do vậy, những biện pháp canh tác cơ bản ban đầu trong khâu trồng mới như: làm đất, xác định khoảng cách mật độ, xây dựng hệ thống đường đi lại vận chuyển, phương thức trồng... đều phải được chú ý toàn diện và đầy đủ ngay từ khi lập quy hoạch thiết kế, những biện pháp cơ bản này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây trồng và các biện pháp quản lý chăm sóc về sau.

1.4.1.2. Kỹ thuật trồng chè bằng hạt

a) Chọn đất và thiết kế khai hoang

Cần lựa chọn những loại đất phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây chè, chọn những đồi có độ dốc 8-10o là thích hợp; đồi dốc trên 30o nên dùng để trồng rừng.

Yêu cầu thiết kế khu khai hoang phải:

- Phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất, cần chú ý đến những vấn đề quy hoạch thủy lợi, giao thông, đai rừng v.v... để tránh những bất hợp lý thường xảy ra. Cũng cần chú ý đến các mối liên hệ tương quan về dân sinh kinh tế.

- Đất không nằm trong diện tích quy hoạch dùng để sản xuất thì không được khai hoang.

b) Thiết kế khu vực sản xuất - Bố trí mặt bằng khu sản xuất chè - Thiết kế đồi chè

Đồi chè được thiết kế sao cho tiện cho việc quản lý, chăm sóc và thu hoạch, tận dụng được đất đai.

Trong một đồi chè có thể được chia thành nhiều lô khác nhau.

- Thiết kế lô chè

Lô chè có thể có diện tích từ 0,5-1 ha tùy theo địa hình phức tạp hay bằng phẳng. Ranh giới giữa các lô chè là một lối đi nhỏ để người và các loại máy công cụ có thể đi lại được dễ dàng. Lô chè có thể dài từ 50-100m và gồm từ 20-50 hàng chè tùy theo địa hình.

- Thiết kế hàng chè

Không nên bố trí hàng chè quá dài, thường hàng chè dài 50-75m là hợp lý, tối đa là 100m. Tùy theo độ dốc mà hàng chè được bố trí như sau:

Ở độ dốc <60C hàng chè được bố trí thẳng hàng, hàng xép đưa ra rìa lô.

Ở độ dốc 60C -200C hàng chè được bố trí theo đường đồng mức, hàng xép được bố trí xen kẽ giữa các hàng chè.

Ở độ dốc 200C -250C hàng chè được bố trí theo kiểu bậc thang hẹp.

c) Thiết kế hệ thống đường

Các loại đường trong nội bộ khu vực sản xuất gồm có: + Đường trục chính

+ Đường liên đồi, liên lô + Đường lên đồi

+ Đường quanh đồi + Đường lô

+ Đường viền chân đồi

d) Thiết kế đai rừng phòng hộ

Cứ 200 - 500m bố trí một đai rừng chặn hướng gió chính, rộng 5 - 10m, kết cấu thoáng. Ngoài các nội dung thiết kế trình bày trên đây, cứ 5 - 10 ha chè cần làm một lán trú mưa nắng, cạnh lán có bể chìm chứa nước, bảo đảm mỗi hecta chè có 1m3 nước để pha thuốc trừ sâu bệnh và trừ cỏ dại. Cứ 2 - 3 ha chè có một hố ủ phân hữu cơ.

e) Làm đất và bón phân lót

* Mục đích của làm đất trồng chè

- Cải thiện lý hóa tính đất chè, làm tăng tính thẩm thấu, giữ nước, giữ phân của đất. - Cải thiện chế độ nước, chế độ không khí và hệ vi sinh vật trong đất.

- Có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại. * Yêu cầu của kỹ thuật làm đất

- Làm đất sớm, làm đất đúng thời vụ.

- Làm đất sạch, sạch cỏ dại, các loại cây mục cũ, đá ngầm.

- Làm đất sâu: cày máy sâu 40-45cm hoặc đào rãnh sâu 40-45cm.

- Làm đất thuộc: Nhằm cải thiện và ổn định lý, hóa tính của đất. Thông thường sau khi khai hoang trồng 1-2 vụ cây phân xanh, cây bộ đậu trước khi trồng chè.

* Thời vụ làm đất

Miền bắc làm đất từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, sau đó gieo cây phân xanh, đến tháng 10 mới trồng chè gieo hạt.

* Bón phân

Sau khi làm đất tiến hành rạch hàng sâu 15-20cm, rộng 20-25cm bón lót từ 20-30 tấn phân hữu cơ + 100kg P2O5/ha, lấp một lớp đất dày 2-5cm.

Bón phân phải tiến hành trước khi gieo hạt 4-5 tháng, trường hợp đặc biệt cũng phải làm đất, bón phân trước khi gieo hạt ít nhất 1 tháng.

f) Kỹ thuật gieo hạt chè * Chuẩn bị hạt giống

Tiêu chuẩn hạt chè tốt là phải có khả năng nảy mầm trên 75%, hàm lượng nước trong hạt 25 - 38% đường kính hạt chè 12-15 mm.

Số lượng hạt gieo cho một hecta từ 200 - 300kg (tương đương với 400 - 600kg quả). * Thời vụ gieo hạt

Thời vụ gieo hạt chè chủ yếu phụ thuộc vào thời vụ quả chín. Thường gieo hạt vào đầu tháng 10 đến hết tháng 11.

1.4.1.3. Kỹ thuật trồng chè bằng cành

Ưu điểm:

- Phương thức thụ phấn của chè chủ yếu là thụ phấn khác hoa, do đó hạt chè thường bị tạp giao, những đặc tính tốt của cây mẹ không giữ được. Trồng chè bằng cành khắc phục được nhược điểm đó.

- Mặt khác do trồng chè bằng cành, qua quá trình chọn lọc sẽ tạo được một quần thể rất đồng đều ngoài sản xuất, tạo điều kiện thâm canh đạt năng suất cao và cho việc đưa cơ giới hóa vào các khâu kỹ thuật canh tác, quản lý chăm sóc cũng như thu hoạch.

a) Một số đặc điểm sinh lý của cành chè giâm cành

- Hom chè là một đoạn cành chè dài từ 3-4cm có một lá thật nguyên vẹn và một chồi nách. - Môi trường của hom là đất tơi xốp, có độ pH(KCL) từ 4,5-5,5 không có cỏ dại, sâu bệnh và các chất hữu cơ khác.

- Trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng thích hợp, đầu tiên ở vết cắt của hom chè hình thành một lớp mô sẹo (Calus) và từ lớp mô sẹo phía dưới của hom chè xuất hiện các mầm rễ, sau đó phát triển thành rễ. Từ mầm nách sẽ phát triển thành thân và cành chè con.

- Lá chè (trên hom chè) là cơ quan dự trữ dinh dưỡng quan trọng nhất, có khả năng quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi hom chè tồn tại khi mới cắm hom. Vai trò này sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của bộ rễ và mầm nách.

b) Kỹ thuật sản xuất cây con bằng phương pháp giâm cành

* Vườn sản xuất hom giống

- Địa điểm: nơi đặt vườn sản xuất hom giống phải thỏa mãn các yêu cầu về đất đai, khí hậu đối với cây chè. Nên đặt vườn sản xuất hom giống ở trung tâm khu trồng chè và gần đầu mối giao thông, tránh nơi đầu gió, đầu bão.

- Vườn sản xuất hom giống phải trồng bằng cành của giống chọn lọc đã được xác nhận là giống có năng suất cao, phẩm chất tốt.

- Vườn giống trồng theo khoảng cách 1,75 x 0,60 x 2 cây. Sau khi không sản xuất hom giống tiến hành đốn theo quy trình của vườn chè sản xuất và chuyển sang nhiệm vụ kinh doanh búp.

Phân bón: Phân hữu cơ bón lót, lần đầu 30 -40 tấn/ha tấn vào tháng 12 - 01; các năm sau: 2 năm bón một lần 20 tấn.

Phân vô cơ khác: 200 kg đạm sunfat + 200 kg supe lân + 200 kg Kali clorua/ha. Chè dưới 3 tuổi bón một năm 2 lần vào tháng 2 và tháng 8.

* Vườn giâm cành

 Thời vụ: ở miền Bắc nước ta có 2 vụ giâm cành chính

- Vụ đông xuân (để hom từ tháng 8) tiến hành giâm cành từ 15/11 đến 15/2. Vụ này ít có những trận mưa to, bão lớn, nhiệt độ thấp, ít nắng to,tỷ lệ sống cao.

- Vụ hè thu (để hom từ tháng 2) giâm cành 15/6 đến 30/7. Vụ này tỷ lệ sống thấp.

 Chọn cành, cắt hom:

- Chọn cành khỏe, không sâu bệnh, có đường kính 4 - 6mm, lá màu xanh, phía gốc đỏ nâu. - Mỗi hom cắt một đoạn cành 3 - 4cm có 1 lá và 1 mầm nách dài không quá 5 cm, nếu mầm dài quá 5 cm thì bấm ngọn mầm. Vết cắt phía trên lá vát theo mặt lá và cành nách lá 0,5

cm, nếu lá to thì cắt bớt đi 1/3 hoặc 1/2 để giảm sự thoát hơi nước. Trên nương chè chọn cành tốt cắt trước.

Cắm hom: hom cắt xong đem cắm ngay là tốt nhất. Trước khi cắm hom cần tưới toàn bộ vườn ươm trước 4 giờ.

Khoảng cách cắm hom: 10 x 6 cm (160 hom/m2), hom cắm sao cho lá xuôi theo chiều gió, mặt lá cách mặt đất 1cm, cắm xong nén chặt đất vào gốc hom và tưới nước ngay.

- Cắm hom trực tiếp vào túi polietilen

Quản lý chăm sóc vườn ươm:

Thời gian hom chè mọc trong vườn ươm từ 8-12 tháng. Yêu cầu tỷ lệ sống trên 80%, tỷ lệ xuất vườn >60%.

- Tưới nước: sau khi cắm hom từ 1 đến 15 ngày, mỗi ngày tưới 2 lần, tưới bằng bơm con gà, bảo đảm độ ẩm đất 70 - 80%.

Từ 15 - 30 ngày, tưới 2 ngày một lần (bơm con gà hoặc ô doa) Từ 30 - 60 ngày, tưới 3 ngày một lần bằng ô doa

Từ 60 - 90 ngày, tưới 5 ngày một lần bằng ô doa Từ 90 - 120 ngày, tưới 6 ngày một lần bằng ô doa Từ 120 - 180 ngày, tưới 10 - 15 ngày 1 lần, tưới ngấm. - Điều chỉnh ánh sáng:

Vụ đông xuân: thời gian 60 ngày kể từ sau khi cắm hom che cả rãnh luống, mở giàn khi ngày râm.

Từ 60 - 90 ngày, không che rãnh luống Từ 90 - 150 ngày, tách giàn che 1/3 Từ 150 - 180 ngày, tách giàn che 1/2 Sau 180 ngày mở hẳn giàn che.

Vụ hè thu: Từ 1 - 30 ngày, che rãnh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Từ 30 - 60 ngày, che rãnh từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiếu

Từ 60 - 90 ngày, che rãnh từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều Từ 90 - 120 ngày, không che rãnh, rút 1/3 giàn che Từ 120 - 150 ngày, rút 1/2 giàn che

Sau 150 ngày, mở hẳn giàn che.

- Bón phân: nguyên tác bón phân là bón từ ít đến nhiều, cụ thể theo quy trình sau:

Bảng 1: Quy trình bón phân cho chè giâm canh (cho 1m2)

Thời gian bón Đạm sunfat (g) Supe lân (g) Clorua kali (g)

Sau cắm hom 2 tháng Sau cắm hom 4 tháng Sau cắm hom 6 tháng 9 14 18 4 6 8 7 10 14

Phương pháp bón: hòa phân vào thùng để tưới, sau đó dùng nước lã để rửa lá. Ngoài bón trực tiếp có thể phun phân ure 2% kết hợp khi phun thuốc trừ sâu.

- Trừ sâu bệnh: sau khi giâm cành 3 tháng phun hỗn hợp vofatôc 0,2% + urê 2%, phun 1 lít/ 5m2, sau đó cách một tháng phun một lần. Nếu vườn ươm phát sinh bệnh thì phun bocđô 1%: 100 phun 1 lít/ 5m2.

- Giặm hom và vê nụ, bấm ngọn: Trước khhi xuất vườn 15-20 ngày bấm ngọn ở độ cao>20cm nhằm tạo cho cây con cứng cáp, phân cành mạnh và phân cành thấp.

c) Kỹ thuật trồng chè cành ra ruộng sản xuất * Tiêu chuẩn cây con:

- Cây từ 8-12 tháng tuổi, nếu cây non quá trồng ra nương sẽ bị chết, ngược lại nếu cây quá già sẽ bị đứt nhiều rễ khi đánh cây đem ra trồng.

- Cây cao hơn 20cm có 6 - 8 lá thật, lá to dày, láng bóng. Đường kính thân cây đo cách gốc 5cm là 3 - 4mm. Nếu cây cao hơn 30cm phải bấm ngọn trước khi bứng trồng.

* Thời vụ trồng:

Vụ đông xuân: từ tháng 12 đến hết tháng 2. Vụ thu: từ hạ tuần tháng 8 đến hết tháng 9. * Bứng bầu và vận chuyển bầu:

Cây con đưa đi trồng phải có bầu đất, bó bầu bằng lá hoặc cho vào túi nhựa, bầu không được vỡ. Bầu phải xếp chặt vào hòm gỗ, sọt; dùng xe hoặc gánh đến nơi trồng. Gặp trời nắng phải che, không được để cây con héo.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 27 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w