Kỹ thuật chăm sóc chè kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 33 - 35)

1.4.2.1. Giặm chè mất khoảng

Nguyên nhân nương chè bị mất khoảng là: - Do hạt chè xấu, tỷ lệ nảy mầm thấp.

- Do cây con không đủ tiêu chuẩn, sức sống kém khi trồng ra nương. - Gieo trồng vào thời vụ không thích hợp, hạn, úng.

- Sau khi trồng bị trâu, bò giẫm đạp và bị dế phá hoặc bị cỏ dại lấn át.

* Kỹ thuật giặm: phương châm là giặm sớm, giặm ngay từ khi trồng xong, giặm nhiều lần với cây con cùng tuổi, giặm đúng thời vụ và chăm sóc đặc biệt.

Giặm chè con có 2 cách: gieo giặm bằng hạt hoặc trồng giặm bằng cây con đã chuẩn bị trong vườn ươm từ trước. Quy định gieo vườn ươm dự trữ cho 1 hecta là 30 - 50m2.

- Chọn ngày râm mát, mưa phùn, đất ẩm, mới đánh cây con đem trồng. Hố đào 30x30x25cm, bón phân chuồng mục trộn đều với đất, đặt cây giữa hố thẳng đứng, nén chặt đất quanh gốc. Nếu cây chè con có búp non, nên bấm bỏ để giảm bớt sự thoát hơi nước, rồi tủ gốc bằng cỏ rác để chống hạn.

Giặm chè cần hoàn thành sớm, ngay trong 1-2 năm đầu và phải kết thúc trong năm thư 3 để cây chè đồng đều, đông đặc.

- Một nương chè đạt yêu cầu là nương chè khi đưa vào kinh doanh đảm bảo mật độ 95%.

1.4.2.2. Phòng trừ cỏ dại

a. Tác hại của cỏ dại

- Tranh chấp dinh dưỡng và nước trong đất, tranh chấp ánh sáng với cây chè con, thậm chí đối với cả chè lớn như nạn cỏ chụp.

- Là nơi ký chủ của nhiều loại sâu bệnh hại chè. - Tạo điều kiện cho trâu, bò, dê…giẫm đạp nương chè.

- Gây cản chở cho chăm sóc đồi chè khi đốn, hái, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại chè.

b. Biện pháp phòng trừ

- Phòng: Làm đất kỹ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi trồng chè, dùng giống chè sạch, trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ.

- Trồng xen, tủ gốc.

- Bón phân chuồng hoai, không có hạt cỏ và thân cỏ tươi sống.

- Trừ: Với nương chè non 1 tuổi, làm cỏ 4-5 lần. Dùng cuốc hay bừa để xới giữa hai hàng chè và nhổ cỏ bằng tay trong gốc chè vào tháng 2, 5, 8 và 12.

- Có thể dùng thuốc hóa học để trừ cỏ, phun 2 lần vào tháng 4 - 5 và tháng 7 - 8. Mỗi lần 6-8 kg đalapon + 2 kg 2,4D hoặc 6 kg Simazin để diệt hạt cỏ mới nảy mầm. Mỗi hecta phun 800 - 1000 lít nước.

1.4.2.3. Trồng xen

Trồng xen có những lợi ích chủ yếu như sau:

- Lợi dụng triệt để được đất đai trồng trọt, thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài". - Chống được cỏ dại, bớt công làm cỏ.

- Phủ đất, chống được xói mòn nhất là đối với đất dốc. Trong một chừng mực nhất định tăng được độ ẩm và nước dự trữ cho cây trồng chính.

- Cải thiện được một phần kết cấu của đất, tăng nguồn chất xanh cho đất. Những cây trồng xen thuộc bộ đậu còn giúp tăng nguồn đạm cho đất.

1.4.2.4. Bón phân cho chè con

Theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp

1.4.2.5. Kỹ thuật đốn chè kiến thiết cơ bản

- Thông thường đối với chè kiến thiết cơ bản có 2 lần đốn tạo hình. Lần 1 đốn khi có 70% số cây trên nương đạt chiều cao 70cm trở lên, đường kính gốc đạt 1,2cm trở lên.

* Dụng cụ đốn:

Tùy theo tập quán canh tác của mỗi vùng, người ta sử dụng hai loại dụng cụ phổ biến sau là dao đốn kiểu Phú Hộ và kéo đốn.

* Mức độ:

Quy trình của Bộ Nông nghiệp quy định mức đốn tạo hình cho chè con như sau: - Đối với chè trồng hạt:

Đốn lần 2: khi cây chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 - 35 cm Đốn lần 3: khi cây chè 4 tuổi, đốn cách mặt đất 40 - 45cm

- Đối với chè trồng cành từ năm 1989 áp dụng theo kỹ thuật mới, chè 2 tuổi đốn thân chính nuôi cành bên, giữ bộ lá tạo tán, so với quy trình đốn cũ năng suất búp tăng 32%. Mức đốn như sau:

+ Đốn lần 1 (2 tuổi): Đốn thân chính cách mặt đất 25cm, đốn cành bên cách mặt đất 40cm, giữ bộ lá.

+ Đốn lần 2(3 tuổi): Đốn cách mặt đất 45cm. + Đốn sản xuất (4 tuổi): Đốn cách mặt đất 50cm.

- Đối vố chè giống lấy quả: Khi chè 2 tuổi đốn cách mặt đất 40-45cm, 3 tuổi đốn cao 80cm, những năm sau chỉ phát những cành ngọn và thân chính cách mặt đất 1,8m.

* Thời vụ đốn: Đốn trước khi đốn chè sản xuất, đốn vào tháng 11, 12.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w