1.5.1. Phòng trừ cỏ dại
1.5.1.1. Biện pháp ngăn ngừa cỏ dại
* Chăm sóc tốt tạo điều kiện cho nương chè mau khép tán
* Tủ gốc: Vật liệu tủ thường là rơm rạ, cỏ tế guột, cỏ chó đẻ, tuy nhiên cần chú ý phòng cháy và mối.
* Sử dụng phân chuồng đã ủ, không có hạt cỏ và thân cỏ còn sống.
* Làm đát vụ đông trồng xen cây họ đậu trước khi nương chè chưa giao tán.
1.5.1.2. Trừ cỏ bằng phương pháp cơ giới
* Làm cỏ trắng
Là làm cỏ trên toàn bộ diện tích nương chè, một năm có thể tiến hành từ 2-3 lần. Vào tháng 3-4, tháng 7-8 và tháng 11-12, làm cỏ vào những ngày khô ráo, không làm cỏ trắng trong mùa mưa để tránh xói mòn đất.
* Làm cỏ gốc
Là hình thức làm cỏ xung quanh gốc chè, rộng ra 2 bên, mỗi bên 30-40cm, dùng tay nhặt hết cỏ trong gốc và mặt tán. Biện pháp này áp dụng vào mùa mưa, băng cỏ để lại giữa 2 hàng chè có tác dụng giữ ẩm, hạn chế dòng chảy, chống xói mòn, một năm có thể làm 2 lần vào tháng 5-6 và tháng 9-10.
* Luỗng cỏ
Trong điều kiện cỏ sinh trưởng mạnh, trong mùa mưa, lúc lao động căng thẳng có dùng dao, liềm luỗng cỏ và làm cỏ trong gốc và mặt tán chè.
* Làm cỏ đường lô
Một năm có thể làm từ 2-3 lần.
1.5.1.3. Trừ cỏ bằng thuốc hóa học
- Đối với cỏ một lá mầm: dùng Dalapon 6-8kg/ha phun 2 lần cách nhau 15-20 ngày, lượng dung dịch phun 600-800 lít/ha.
- Đối với cỏ tranh: cắt cỏ trước khi phun 10-15 ngày, sau đó phun 1 lần khi cỏ non mọc 15-20cm. Sau 15-20 ngày phun lần 2.
- Đối với cỏ 2 lá mầm: có thể dùng Simajin 6-8kg pha trong 600-800 lít nước, 6 tháng phun 1 lần.
1.5.2. Bón phân
1.5.2.1. Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè
- Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó.
- Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất.
- Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây chè rất rộng rãi. Nó có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng và vẫn cho năng suất nhất định.
- Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10t/ha, vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp.
1.5.2.2. Sử dụng phân đạm cho chè
Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Vĩnh Phú cho thấy bón đạm đầy đủ, sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón.
Theo M.L Bziava (1973) liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10t/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Những kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè của Liên Xô cho thấy: ở cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là 3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 - 3,4% và 4,7 - 5,0%.
1.5.2.3. Sử dụng phân lân cho chè
Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954) T.C. Mgaloblisvili (1966) đều khẳng định bón phân lân trên nền N,K làm tăng hàm lượng catechin trong búp chè, có lợi cho phẩm chất.
Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp: đối với chè đang kinh doanh thì 3 năm bón phân lân một lần vào tháng 11 - 12 với liều lượng 100kg P2O5/ha.
1.5.2.4 Sử dụng phân kali cho chè
Loại đạt năng suất búp tươi dưới 6t/ha, bón 40 - 60 kg K2O/ha Loại đạt năng suất búp tươi từ 6 - 10t/ha, bón 60 - 80 kg K2O/ha Loại đạt năng suất búp tươi trên 10t/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha Phân kali bón làm hai lần vào tháng 1 và tháng 7.
1.5.2.5. Sử dụng phân hữu cơ cho chè
Theo quy trình hiện nay đối với chè kinh doanh 3 năm, bón phân hữu cơ một lần với liều lượng 25tấn/ha.
1.5.3. Đốn chè
1.5.3.1. Tác dụng
- Loại trừ các cấp cành già, yếu không có khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những cành búp mới.
- Ở những nương chè sản lượng búp bắt đầu giảm thấp do số cành cơ bản đã già cỗi, đốn chè nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tán cũ để tăng cường sức sống cho cây.
- Làm cho cây chè có độ cao thích hợp dễ hái thủ công cũng như thu hoạch bằng phương pháp cơ giới.
1.5.3.2. Cơ sở khoa học của kỹ thuật đốn chè
- Theo lý luận về giai đoạn phát dục các vị trí cành trên cây chè có trình độ phát dục rất khác nhau.
- Trong quá trình sinh trưởng các cành ở phía trên mặt tán thường có ưu thế sinh trưởng ngọn, kìm hãm sự phát triển của các cành phía dưới.
- Theo nghiên cứu của nhiều tác giả giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất của cây chè có sự phát triển cân bằng giữa hai bộ phận đó, tạo điều kiện cho bộ phận trên mặt đất phát triển.
1.5.3.3. Các loại hình đốn
* Đốn phớt
Hình thức này được áp dụng cho các nương chè sinh trưởng bình thường, có khả năng cho năng suất, có độ cao thích hợp với các quá trình canh tác.
* Đốn lửng
Sau một số năm đốn phớt liên tục, cây chè có chiều cao quá tầm hái, mật độ cành trên mặt tán quá dày cành và búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng, vết đốn cách mặt đất 60 - 65cm. Trong trường hợp cây chè vẫn cho năng suất khá nhưng do cây cao quá khó hái cũng đốn lửng cách mặt đất 70 - 75cm. Dùng dao hoặc kéo để đốn, tạo mặt tán chè bằng.
* Đốn đau
Những cây chè được đốn lửng nhiều lần, cành nhiều mấu, cây phát triển kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45cm nhằm thay thế một phần lớn bộ khung tán của cây.
Dùng dao sắc để đốn, vết đốn phải thẳng và sát vào phía trong.
* Đốn trẻ lại
Những cây chè già, cằn cỗi đã qua đốn đau nhiều lần, thân cây bị sâu bệnh phá hại, năng suất giảm nghiêm trọng, thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 - 15cm, nhằm thay thế hoàn toàn bộ khung tán cũ của cây, kéo dài thêm nhiệm kỳ kinh tế. Yêu cầu kỹ thuật của đốn trẻ lại là vết đốn phải nhẵn, tránh gây giập nát và làm tổn thương đến phần gốc của cây.
* Căn cứ để xác định thời vụ đốn chè
- Căn cứ vào sinh trưởng của chè: tiến hành đốn chè khi chè ngừng sinh trưởng. - Căn cứ vào điều kiện khí hậu: không đốn khi quá rét và có sương muối.
- Căn cứ vào loại hình đốn: đốn đau, đốn trẻ lại trước, đốn phớt sau.
- Căn cứ vào giống chè: giống chịu rét đốn trước (chè Trung Quốc) và chè Trung du đốn sau.
- Căn cứ vào khả năng tưới nước của nương chè: những nương chè có khả năng tưới nước có thể đốn muộn hơn.
* Thời vụ đốn
- Miền Bắc: từ 15/12 – 30/1
1.5.4. Sâu bệnh hại chè và biện pháp phòng trừ
1.5.4.1. Các loại sâu hại trên chè
-. Rầy xanh -. Bọ cánh tơ -. Nhện đỏ -. Bọ xít muỗi 1.5.4.2. Bệnh hại chè - Bệnh phồng lá chè
1.5.5. Hái và bảo quản búp chè
1.5.5.1. Đối với chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
a. Trước khi đốn tạo hình
- Chè 1 tuổi: cây chè còn non chủ yếu để nuôi tán, từ tháng 10 bấm ngọn những cây cao lớn hơn 60cm.
- Chè 2 tuổi: Vẫn để nuôi tán là chính, từ tháng thứ 6 trở đi, hái búp trên những cây to khỏe và cách mặt đất 50cm trở lên.
b. Hái tạo hình sau khi đốn
- Chè đốn lần thứ nhất: Đợt đầu hái tạo hình cách mặt đất 40 - 45cm, đợt sau hài sát lá cá. - Chè đốn lần thứ hai: Đợt dầu hái cao hơn chè đốn lần một khoảng 5cm, các đợt sau hái như chè đốn lần thứ nhất.
1.5.5.2. Đối với chè kinh doanh
Hái búp (tôm) và 2, 3 lá non, khi trên tán cây có 30% số búp đủ tiêu chuẩn thì hái, không bỏ sót, không để quá lứa, tận thu búp mù xòe, 7 - 10 ngày hái một lứa.
Vụ xuân (tháng 3 - 4): hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng.
Vụ hè thu (tháng 5 - 10): hái chừa 1 lá và lá cá tạo tán bằng. Những búp vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ cuối (tháng 11 - 12): tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá,
1.5.5.3. Đối với chè đốn đau và đốn trẻ lại
- Chè đốn đau: đợt đầu hái 1 tôm 2, 3 lá, chừa 3, 4 lá và lá cá; các đợt sau hái chừa lá cá. - Đối với chè đốn trẻ lại, hái như đối với chè kiến thiết cơ bản.
1.5.5.4. Yêu cầu kỹ thuật hái
- Hái chừa đủ lá để đảm bảo sinh trưởng của cây. - Hái đủ số lá quy định để đảm bảo sản lượng.
- Hái đúng lứa, đúng số lá quy định để đảm bảo phẩm chất.
- Phương pháp hái: hái bằng tay, khi lô chè đạt 5 tuổi trở lên được thâm canh tốt, cây có tán bằng thì có thể thu hoạch bằng kéo hoặc bằng máy.
1.5.6. Thâm canh cải tạo chè già và chè cằn cỗi
1.5.6.1. Biểu hiện của nương chè già
- Lá nhỏ, cằn, màu vàng - Búp nhỏ, tỷ lệ mù xòe lớn.
- Xuất hiện những cành vượt. - Hệ số diện tích lá thấp
- Năng suất giảm nhanh, thường bị nhện đỏ hại nặng.
1.5.6.2. Sự cần thiết phải cải tạo nương chè già
- Do yêu cầu ổn định nguyên liệu cho chế biến - Do vốn đầu tư cho trồng mới là lớn.
- Khả năng phục hồi của nương những nương chè ít tuổi và khả năng duy trì năng suất của nương chè cao tuổi rất lớn.
1.5.6.3. Nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của nương chè
- Do nương chè đã nhiều tuổi
- Do quá trình trồng và chăm sóc không phù hợp như: - Do canh tác không hợp lý trong thời kỳ chè kinh doanh. - Do cây chè bị bóc lột quá mức.
- Do thị trường tiêu thụ của chè bị thu hẹp, giá bán chè giảm sút.
1.5.6.4. Biện pháp hạn chế và cải tạo chè xuống cấp
a. Biện pháp hạn chế chè xuống cấp
* Cần đầu tư thích đáng cho việc trồng và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản, mở rộng diện tích một cách chắc chắn.
- Chỉ trồng trên mặt đất tốt, tầng dày>0,5m, pH 4,5-6,5, thoát nước, độ dốc <200 - Làm đất đúng kỹ thuật: làm đất trước khi trồng từ 6 tháng -1 năm và trồng cây phân xanh cải tạo đất, cày toàn bộ hoặc đào rãnh.
- Bón phân lót đầy đủ: 30 tấn phân chuồng + 100P205. - Dùng giống tốt và trồng đúng mật độ.
- Trồng giặm kịp thời và giặm xong ngay từ những năm đầu. - Tiến hành trồng xen với cây họ đậu giữa hai hàng chè. - Đốn tạo tán, bón phân phải tiến hành triệt để
* Chăm sóc tốt các nương chè kinh doanh sản xuất
- Làm tăng độ tơi xốp, thoáng khí của đất bằng biện pháp cày, cuốc giữ ẩm qua đông, tủ gốc.
- Hái chừa đủ số lá quy định, đặc biệt là vụ xuân - Trồng cây che bóng với mật độ hợp lý.
- Áp dụng quy trình hái dãn lứa, sửa tán và bón thúc đủ, cân đối các loại phân sau mỗi lứa hái, kết hợp tưới giữ ẩm để tăng hiệu quả của phân bón.
- Những nương chè cằn cỗi phải tăng cường bón bổ sung phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá để chè nhanh phục hồi và sinh trưởng tốt.
b. Các biện pháp cải tạo nương chè xuống cấp * Cải thiện tính chất lý hóa đất chè
- Giữ ẩm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng của đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động.
- Ép xanh cành lá già sau đốn
- Tủ, tưới nước giữ ẩm vào thời gian cuối năm và đầu năm.
* Dùng biện pháp đốn tạo tán
Đối với những nương chè cao tuổi, trên tán có nhiều cành tăm hương, nhiều u mấu, cần đốn đau để thay tán mới.
- Đốn cách mặt đất 40-50cm, các biện pháp kèm theo là: bón phân chuồng trước khi đốn, hái tạo tán và bón N-P-K sau đốn
- Loại chè này nên 2 năm đốn 1 lần.
* Thực hiện tốt biện pháp hái nuôi tán: hái chừa nhiều lá là biện pháp có hiệu quả nhằm cải tạo hồi phục nương chè.
- Vụ xuân: hái chừa 3-4 lá hoặc bỏ không thu hái 1,2 lứa đầu.
- Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa. Đối với các giống chè phân cành nhiều, mật độ cành lớn, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động.
* Cải tiến công nghệ chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
[1]. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính (1999). Giáo trình Cây công nghiệp, NXB Nông Nghiệp.
[2]. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1979). Cây chè Việt Nam. NXB Nông nghiệp 1979. [3]. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000). Giáo trình cây chè dùng cho sau đại học. NXB Nông nghiệp 2000.
D) CÂU HỎI ÔN TẬP, CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: * Câu hỏi ôn tập:
1. Kỹ thuật trồng chè cành ra ruộng sản xuất?
2. Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của nương chè? Biện pháp hạn chế và cải tạo nương chè xuống cấp.
3. Anh (chị) hãy phân tích cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè? 4. Anh (chị) hãy phân tích quá trình sinh trưởng sinh thực ở cây chè
5. Biện pháp ngăn ngừa cỏ dại và kỹ thuật trừ cỏ bằng phương pháp cơ giới?
6.Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật hái chè giai đoạn chè kiến thiết cơ bản và yêu cầu của kỹ thuật hái?
7. Tiêu chuẩn của một giống chè tốt và các phương pháp chon tạo giống chè?
* Chủ đề thảo luận:
1. Triển vọng phát triển cây chè của nước ta.
Chương 2 CÂY CÀ PHÊ
Số tiết: 06 (Lý thuyết: 05 tiết; bài tập, thảo luận: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU:
Sau khi học xong viên cần hiểu và biết được:
- Về kiến thức: Giá trị kinh tế, lịch sử phát triển, nguồn gốc phân loại cũng như quy trình kỹ thuật trồng, chế biến cà phê.
- Về kỹ năng: Nhận biết một số giống cà phê trong sản xuất, quy trình trồng cà phê theo hướng xuất khẩu.
- Về thái độ: Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, nghiên cứu, đồng thời sáng tạo trong học tập và tiếp thu những tri thức mới.
B) NỘI DUNG:
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ2.1.1 Nguồn gốc 2.1.1 Nguồn gốc
Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. 2.1.2. Du nhập vào Châu Âu
- Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp tên De Clieu được về nghỉ phép ở Paris, đã quyết định đem cây này về xứ Martinique.
- Năm 1660 cà phê được người Hà Lan truyền vào Bắc Mỹ ở vùng Amsterdam, bốn