Thâm canh cải tạo chè già và chè cằn cỗi

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 38 - 41)

1.5.6.1. Biểu hiện của nương chè già

- Lá nhỏ, cằn, màu vàng - Búp nhỏ, tỷ lệ mù xòe lớn.

- Xuất hiện những cành vượt. - Hệ số diện tích lá thấp

- Năng suất giảm nhanh, thường bị nhện đỏ hại nặng.

1.5.6.2. Sự cần thiết phải cải tạo nương chè già

- Do yêu cầu ổn định nguyên liệu cho chế biến - Do vốn đầu tư cho trồng mới là lớn.

- Khả năng phục hồi của nương những nương chè ít tuổi và khả năng duy trì năng suất của nương chè cao tuổi rất lớn.

1.5.6.3. Nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của nương chè

- Do nương chè đã nhiều tuổi

- Do quá trình trồng và chăm sóc không phù hợp như: - Do canh tác không hợp lý trong thời kỳ chè kinh doanh. - Do cây chè bị bóc lột quá mức.

- Do thị trường tiêu thụ của chè bị thu hẹp, giá bán chè giảm sút.

1.5.6.4. Biện pháp hạn chế và cải tạo chè xuống cấp

a. Biện pháp hạn chế chè xuống cấp

* Cần đầu tư thích đáng cho việc trồng và chăm sóc chè kiến thiết cơ bản, mở rộng diện tích một cách chắc chắn.

- Chỉ trồng trên mặt đất tốt, tầng dày>0,5m, pH 4,5-6,5, thoát nước, độ dốc <200 - Làm đất đúng kỹ thuật: làm đất trước khi trồng từ 6 tháng -1 năm và trồng cây phân xanh cải tạo đất, cày toàn bộ hoặc đào rãnh.

- Bón phân lót đầy đủ: 30 tấn phân chuồng + 100P205. - Dùng giống tốt và trồng đúng mật độ.

- Trồng giặm kịp thời và giặm xong ngay từ những năm đầu. - Tiến hành trồng xen với cây họ đậu giữa hai hàng chè. - Đốn tạo tán, bón phân phải tiến hành triệt để

* Chăm sóc tốt các nương chè kinh doanh sản xuất

- Làm tăng độ tơi xốp, thoáng khí của đất bằng biện pháp cày, cuốc giữ ẩm qua đông, tủ gốc.

- Hái chừa đủ số lá quy định, đặc biệt là vụ xuân - Trồng cây che bóng với mật độ hợp lý.

- Áp dụng quy trình hái dãn lứa, sửa tán và bón thúc đủ, cân đối các loại phân sau mỗi lứa hái, kết hợp tưới giữ ẩm để tăng hiệu quả của phân bón.

- Những nương chè cằn cỗi phải tăng cường bón bổ sung phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá để chè nhanh phục hồi và sinh trưởng tốt.

b. Các biện pháp cải tạo nương chè xuống cấp * Cải thiện tính chất lý hóa đất chè

- Giữ ẩm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng của đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động.

- Ép xanh cành lá già sau đốn

- Tủ, tưới nước giữ ẩm vào thời gian cuối năm và đầu năm.

* Dùng biện pháp đốn tạo tán

Đối với những nương chè cao tuổi, trên tán có nhiều cành tăm hương, nhiều u mấu, cần đốn đau để thay tán mới.

- Đốn cách mặt đất 40-50cm, các biện pháp kèm theo là: bón phân chuồng trước khi đốn, hái tạo tán và bón N-P-K sau đốn

- Loại chè này nên 2 năm đốn 1 lần.

* Thực hiện tốt biện pháp hái nuôi tán: hái chừa nhiều lá là biện pháp có hiệu quả nhằm cải tạo hồi phục nương chè.

- Vụ xuân: hái chừa 3-4 lá hoặc bỏ không thu hái 1,2 lứa đầu.

- Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa. Đối với các giống chè phân cành nhiều, mật độ cành lớn, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động.

* Cải tiến công nghệ chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:

[1]. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính (1999). Giáo trình Cây công nghiệp, NXB Nông Nghiệp.

[2]. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1979). Cây chè Việt Nam. NXB Nông nghiệp 1979. [3]. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000). Giáo trình cây chè dùng cho sau đại học. NXB Nông nghiệp 2000.

D) CÂU HỎI ÔN TẬP, CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: * Câu hỏi ôn tập:

1. Kỹ thuật trồng chè cành ra ruộng sản xuất?

2. Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của nương chè? Biện pháp hạn chế và cải tạo nương chè xuống cấp.

3. Anh (chị) hãy phân tích cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè? 4. Anh (chị) hãy phân tích quá trình sinh trưởng sinh thực ở cây chè

5. Biện pháp ngăn ngừa cỏ dại và kỹ thuật trừ cỏ bằng phương pháp cơ giới?

6.Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật hái chè giai đoạn chè kiến thiết cơ bản và yêu cầu của kỹ thuật hái?

7. Tiêu chuẩn của một giống chè tốt và các phương pháp chon tạo giống chè?

* Chủ đề thảo luận:

1. Triển vọng phát triển cây chè của nước ta.

Chương 2 CÂY CÀ PHÊ

Số tiết: 06 (Lý thuyết: 05 tiết; bài tập, thảo luận: 01 tiết)

A) MỤC TIÊU:

Sau khi học xong viên cần hiểu và biết được:

- Về kiến thức: Giá trị kinh tế, lịch sử phát triển, nguồn gốc phân loại cũng như quy trình kỹ thuật trồng, chế biến cà phê.

- Về kỹ năng: Nhận biết một số giống cà phê trong sản xuất, quy trình trồng cà phê theo hướng xuất khẩu.

- Về thái độ: Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, nghiên cứu, đồng thời sáng tạo trong học tập và tiếp thu những tri thức mới.

B) NỘI DUNG:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w