ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 41 - 74)

2.2.1. Phân loại, đặc điểm của các giống

2.2.1.1. Cà phê chè

- Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (danh pháp khoa học là: Coffea arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam.

- Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000- 1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt.

- Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.

Cà phê chè có các chủng loại như: Typica, bourbon, moka, mundunovo, caturra, catuai, catimor….

* Giống cà phê chè Catimor

- Nguồn gốc, xuất xứ: Do trung tâm nghiên cứu bệnh rỉ sắt của Bồ Đào Nha tạo ra. - Đặc điểm thực vật: Catimor là giống thấp cây, tán bé và rộng, lóng đốt ngắn, chiều dài cành cơ bản từ 0,8-1,2m; chiều dài lóng đốt từ 3-4cm, góc hợp giữa than chính và cành cơ bản nhỏ hơn 800. Quả chín có màu đỏ, số quả trên đốt trung bình từ 20-40 quả, trọng lượng 100 hạt từ 12-15g, tỷ lệ tươi/nhân dao động từ 4,5-7,5; lá màu xanh sáng hoặc đậm, hình bầu dục, dài từ 11-15cm, rộng 4,5-7,5cm, mép lá hơi gợn sóng, khả năng ra cành thứ cấp rất nhiều. Đây là giống có khả năng kháng cao với bệnh gỉ sắt.

* Giống cà phê chè 17 ACB

- Nguồn gốc, xuất xứ: Là giống đưa từ Cuba vào Việt Nam năm 1974 bằng cành giâm và được trồng ở Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả nhiệt đới Phủ Quỳ - Nghệ An.

- Đặc điểm thực vật: Đây là giống có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao, sinh trưởng khỏe, phẩm chất thơm ngon, năng suất cao, chiều dài cành cấp 2 từ 1-1,5m, phiến lá dầy, tán rộng 1,8-2,0m, giống 17 ACB sau khi trồng 31 tháng có 28-31 cặp cành cơ bản, chịu hạn, chịu rét tốt, chịu phân bón và thâm canh cao.

* Giống cà phê chè Caturra

- Nguồn gốc, xuất xứ: Từ Brazil và một biến dị của cà phê chè Bourbon, sau đó được Viện Campinas của Brazil nhân ra và thuần chủng.

- Đặc điểm thực vật: Đây là giống cà phê sinh trưởng khỏe, năng suất cao trong điều kiện thâm canh tốt có thể cho từ 2-3 tấn cà phê nhân/ha. Cà phê Caturra thấp cây, to khỏe, tán hẹp, thấp gọn, phân cành thấp, cành mọc sít nhau, cành thứ cấp nhiều, đốt trên cành khít nhau, lá hình bầu, phiến lá dày, lá non màu sáng xanh, lá trưởng thành màu xanh đậm.

Caturra có hai dòng: Dòng cho quả vàng và dòng cho quả đỏ.

* Giống cà phê chè Mundonovo

- Nguồn gốc, xuất xứ:Được chọn lọc ở Brazil năm 1958 và du nhập vào nước ta.

- Đặc điểm thực vật: Đây là giống sinh trưởng khỏe, tan to rộng và sản lượng cao. Năng suất có thể lên tới 6 tấn nhân/ha.

* Giống Bourbon

- Nguồn gốc, xuất xứ: Từ vùng biển xích đạo Châu Phi, là giống cà phê chè được chọn tạo từ giống Typica

- Đặc điểm thực vật: Phân cành thưa, các đốt trên cành dài, cây cao, tán lá hơi thưa, đọt lá màu xanh nhạt, phiến lá ngắn mỏng, năng suất không cao nhưng hương vị được xếp vào loại hảo hạng. Chịu nắng tốt hơn Typica, tán cây hình nón, hoa nhiều, quả bé, nhân nhỏ, hạt dạng cầu, quả chin có nhân đỏ hoặc vàng.

* Giống Typica

- Nguồn gốc, xuất xứ: Được trồng phổ biến ở Brazil, các nước Trung Mỹ và đã được du nhập vào nước ta.

- Đặc điểm thực vật: Lá non có màu tím hơi vàng, lá nhỏ, thon dài, đuôi lá dài và nhọn, mép lá ít gợn sóng, cành cơ bản buông rủ xuống dưới. Bộ tán trung bình, nhiều cành tăm, rủ, lóng đốt dài. Số hoa và số quả trên đốt ít. Năng suất thấp, quả to, hạt lớn, hương vị thơm ngon nổi tiếng. Quả chin có màu đỏ. Typica thích hợp với vùng mát, cường độ ánh sáng yếu, chịu hạn và rét kém, mẫn cảm với bệnh gỉ sắt, phấn hồng và đốm mắt cua.

* Giống Catuai

- Nguồn gốc, xuất xứ: Là giống được lai tạo giữa giống cà phê Caturra và Mondonovo. - Đặc điểm thực vật: Cây thấp, tán bé, lóng đốt ngắn, ngoại hình giống như Caturra, khả năng phân cành thứ cấp nhiều, thích hợp với trồng mật độ dày, đòi hỏi thâm canh cao, chịu hạn tốt, thích hợp với vùng có độ cao thấp, ánh sáng dồi dào, mẫn cảm với bệnh gỉ sắt, khô cành và quả

2.2.1.2. Cà phê vối

- Cà phê vối (danh pháp khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d'Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.

- Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.

-Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.

- Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn.

2.2.1.3. Cà phê mít

Cà phê mít hay cà phê Liberia (Danh pháp khoa học: Coffea liberica, đồng nghĩa Coffea excelsa). Là một trong 3 loại chính của họ cà phê.

* Đặc điểm phân biệt

- Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn các loại cà phê khác là cà phê vối, cà phê mít. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít là vì vậy. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh, tuy nhiên do năng suất kém, chất lượng không cao (Có vị chua) nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích.

- Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum

- Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà vối, cà chè khi rang xay để tạo hương vị.

2.2.2. Đặc tính sinh trưởng, phát triển

2.2.2.1. Bộ rễ

- Bộ rễ cây cà phê bao gồm rễ cọc, rễ chính, rễ phụ và rễ tơ. Trong năm đầu các rễ này đều phát triển và đạt tới độ sâu 25-30cm, trong năm thứ hai các loại rễ này tiếp tục phát triển

và đạt tới độ sâu 30-40cm, năm thứ ba rễ cọc đã ăn sâu tới 50-60cm. Các rễ làm nhiệm vụ hút nước, dinh dưỡng. Cà phê kinh doanh bộ rễ có thể hút nước ở độ sâu 3,5m.

- Rễ tơ nằm ở lớp đất mặt từ 0-20cm. Nhiệm vụ chính của nó là hút nước và các chất dinh dưỡng khoáng.

2.2.2.2. Thân, cành

* Thân chính

Thân chính của cây cà phê có nhiều đốt thân, trên mỗi đốt có một cặp lá. Trên mỗi nách lá có nhiều chồi ngủ. Một chồi trên cùng phát triển thành cành cơ bản, tất cả cành phía dưới phát triển thành chồi vượt.

* Cành ngang

Cành ngang cơ bản mọc ra từ hai phía của thân chính, trên cành ngang hình thành các đốt cành (đốt và lóng đốt). Ở mỗi đốt cành có 2 lá đối xứng. Tại mỗi nách lá có 5 chồi. Và trên mỗi chồi hình thành 4 nụ hoa và sẽ cho 4 quả sau này. Trong năm đầu tiên cành phát triển và hình thành các cặp lá. Trong năm thứ hai trên những đốt đã có lá sẽ cho quả và cành cứ tiếp tục sinh trưởng để hình thành những đốt mới (đốt dự trữ).

2.2.2.3. Hoa, quả, hạt

- Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa..

- Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.

2.2.3. Yêu cầu về điều kiện sinh thái

2.2.3.1. Nhiệt độ

- Cây cà phê có khả năng tồn tại, sinh trưởng phát triển trong biên độ nhiệt khá rộng từ 5-320C. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau.

- Nhiệt độ giảm xuống dưới 00C làm thui cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương muối. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê.

2.2.3.2. Nước

- Lượng mưa đối với cây cà phê chè thường từ 1.300-1.900mm/năm, còn đối với cà phê vối cần từ 1.300-2.500mm-năm.

- Nếu lượng mưa được phân bố tương đối đều trong năm, có một mùa khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê.

2.2.3.3. Ánh sáng

Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ làm cho cây bị kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống dốc nhanh, ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hòa sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định.

2.2.3.4. Đất đai

- Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là loại đất lý tưởng nhất, yêu cầu có tầng đất dày từ 70cm trở lên, thoát nước tốt.

2.3. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT 2.3.1. Giống cà phê 2.3.1. Giống cà phê

2.3.1.1. Chọn lọc giống

- Sử dụng các loại giống đã được nhà nước công nhận do cơ sở được phân công sản xuất cung cấp giống.

- Tiêu chuẩn vườn chọn làm vườn giống, cây chọn làm giống, quả giống đã được Bộ Nông nghiệp ban hành theo tiêu chuẩn cấp ngành. Nguyên tắc chung là sử dụng các vườn tốt có năng suất cao, cây tốt và quả tốt để chế biến làm giống.

2.3.1.2. Chế biến và bảo quản hạt giống

- Chọn quả giống đã chín hoàn toàn để hái đem về chế biến trong vòng 24 giờ. Trong khi chờ đợi cần rải mỏng dày từ 8 - 10 cm. Sau khi xát tươi đem ủ từ 10 - 12 giờ rồi đem đãi thật sạch nhớt. Khi phơi cần rải mỏng từ 2 - 3 cm, ở trong bóng mát, thoáng gió, hoặc nắng nhẹ.

- Thường xuyên đảo từ 1 - 2 giờ một lần để hạt giống khô đều, ít nứt nẻ. Khi độ ẩm ở trong hạt còn từ 20 - 30%, trung bình 25%, cắn hạt thấy còn dẻo là đã đủ độ ẩm để cung cấp làm giống.

- Thời gian bảo quản không nên quá hai tháng. Hạt giống càng để lâu càng mất sức nẩy mầm. Trong khi bảo quản cần rải hạt giống có độ dày từ 5 - 7 cm, hàng ngày có cào đảo để chống hiện tượng hạt giống bị thối mốc.

2.3.1.3. Xử lý hạt giống

- Hòa với nước vôi theo tỷ lệ: 0,5 kg vôi bột tốt trong 20 lít nước (2,5%) sau đó chỉ gạn lấy phần nước vôi trong đem đun nóng 60oC rồi cho hạt giống vào ngâm từ 20 - 24 giờ (hạt quá khô có thể ngâm 26 giờ). Sau đó đem đãi thật kỹ cho hết lớp nhớt bám ở vỏ hạt bằng nước lã sạch tùy theo số lượng hạt giống nhiều hay ít mà có hai các ủ sau đây:

+ Ủ hạt giống trong luống chìm: Chiều rộng luống từ 1 - 12 m, chiều sâu luống từ 0,6 - 0,8 m, cho các lớp nguyên liệu sau đây kể từ đáy luống trở lên:

* Lớp lá cây phân xanh tươi: 20 - 25 cm. * Phân chuồng độn rác chưa hoai: 20 - 25 cm. * Lớp vôi bột mỏng: 0,5kg/m2. * Lớp rơm rạ sạch: 10 cm. * Lớp bao tải sạch.

* Lớp hạt giống: giai đoạn đầu dày 10 - 15 cm, giai đoạn sau khi nẩy mầm chỉ dày 5 - 7 cm. * Lớp bao tải sạch đậy phủ lên trên lớp hạt giống.

* Lớp rơm, cỏ khô, sạch đậy kín trên mặt luống dày 20 - 30 cm, có thể kết lại thành tấm liếp phủ kín trên mặt luống (để giữ nhiệt).

+ Ủ hạt giống trong thúng: Nếu lượng hạt giống chỉ có một vài cân thì sau khi làm xong phải xử lý hạt giống sẽ đem ủ ở trong thúng.

2.3.2.Chọn đất thiết kế lô trồng

- Vườn cà phê phải thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Đảm bảo cho việc bảo vệ đất, chống xói mòn.

+ Đảm bảo cho vấn đề cơ giới hóa trong các khâu cày, bừa, chăm sóc, phát cỏ, vận chuyển, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh và cỏ dại.

+ Đảm bảo cho việc thâm canh tăng năng suất, hạn chế những yếu tố bất thuận của tự nhiên như: gió, rét, nóng, hạn...

- Tùy theo địa hình của đất đai bằng phẳng hay dốc mà thiết kế vườn cây thành từng khoảnh rộng từ 16 - 20 hecta. Chiều dài của khoảnh phải song song với đường đồng mức chủ đạo. Mỗi khoảnh được chia thành từng lô, mỗi lô rộng 1 hecta (200 x 50 m) chiều dài hàng cà phê trong một lô là 50 m, chiều dài hàng cà phê trong một khoảnh từ 400 - 500 m, chung quanh các khoảnh có các đai rừng và đường vận chuyển.

2.3.4. Kỹ thuật nhân giống

2.3.4.1. Kỹ thuật gieo hạt

Hạt đặt sâu từ 1 - 1,5 cm so với mặt đất, đặt hạt nằm úp (phía mặt phẳng của hạt nằm phía dưới, phía mặt khum cong ở phía trên).

2.3.4.2. Chăm sóc cây con trong vườn ươm

- Tưới nước: Cây con trong vườn ươm cần phải được tưới nước đầy đủ theo nguyên tắc: cây còn nhỏ thì tưới ít nhưng tưới nhiều lần. Cây đã lớn tưới lượng nước nhiều và ít lần, không để cho cây bị hạn thiếu nước trong thời kỳ vườn ương, yêu cầu tưới nước cụ thể như sau:

Bảng 2: Nhu cầu nước của cây con trong vườn ươm cà phê Tháng tuổi Giai đoạn sinh trưởng

của cây con

Chu kỳ tưới (ngày)

lượng nước tưới (lít/m2/lần)

Tháng thứ 1 Nẩy mầm, đội mũ 1 - 2 2

Tháng thứ 2 Lá sò 2 - 3 3

Tháng 3 – 4 1 - 3 cặp lá 3 - 4 4 - 5

Tháng 5 – 6 4 cặp lá trở lên 4 - 5 6 - 7

- Phân vô cơ: theo tỷ lệ N:P bằng 2/1 tính theo phân nguyên chất pha loãng với nồng độ 0,1 - 0,15% khi cây có từ 1 - 2 cặp lá thật, khi cây con đã có từ 3 cặp lá trở lên thì phun ở nồng độ 0,2 - 0,3%

- Phân hữu cơ: Dùng các loại phân chuồng tốt, phân bắc hoai, khô dầu, xác mắm, lá cây phân xanh, đậu đỗ ngâm trong bể, khi tưới thúc cần pha loãng tùy theo khối lượng phân đem ngâm ban đầu.

2.3.4.3. Điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây con

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 41 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w