YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY MÍA

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 65 - 68)

4.3.1. Nhiệt độ

Cây mía có nguồn gốc nhiệt đới, nên nhu cầu về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ bình quân thích hợp từ 25-260C.

- Mía có thể nảy mầm được ở nhiệt độ thấp 130C, nhiệt độ thích hợp nhất từ 30-320C. - Yêu cầu nhiệt độ ở thời kỳ cây con cao hơn nảy mầm, tối thiểu trên 150C.

- Nhiệt độ thấp nhất cho đẻ nhánh là 200C, thích hợp nhất là 300C. - Nếu nhiệt độ dưới 120C thì sinh trưởng phát triển của mía bị đình trệ.

4.3.2. Ánh sáng

- Mía là cây trồng C4, nhậy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. - Số giờ có nắng tối thiểu trong năm là 1200 giờ, tốt nhất là 2000 giờ.

- Ánh sáng là yếu tố tác động mạnh nhất tới đẻ nhánh của mía. Cường độ ánh sáng càng mạnh, mía đẻ nhánh càng khỏe.

4.3.3. Nước

- Mía là cây cần nhiều nước, nhưng sợ úng nước.

- Mía yêu cầu lượng mưa hữu hiệu trong năm là 1500mm tức tổng số lượng mưa phải từ 2000 - 2500mm, phân bố đều quanh năm.

4.3.4. Đất đai

* Tiêu chuẩn đất trồng mía tốt như sau:

- Đất có nguồn gốc núi lửa hoặc phù xa mới. - Đất thịt, thịt pha cát, kết cấu tới xốp. giữ nước tốt. - Tầng dầy 0,7-0,8m, dầy hơn càng tốt.

- Mực nước ngầm từ 1,5-2m. - Độ pH từ 6-8

- Hàm lượng chất hữu cơ, dữ trự N và các nguyên tố khoáng dễ tan cao. Không nhiều muối độc, không thiếu vi lượng.

- Địa hình bằng phẳng, không có đá ngầm, đá lồi đầu, độ dốc tối đa 7%.

4.3.5. Dinh dưỡng

 N: từ 80 đến 180kg, cá biệt đến 280kg (đạm nguyên chất).

 K2O: từ 200 đến 270kg; cá biệt đến 330kg (kali nguyên chất).

 P2O5: từ 80 đến 170kg, cá biệt đến 170kg (lân nguyên chất).

+ Trong thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vơn cao, mía yêu cầu nhiều nhất là kali rồi mới đến lân, sau cùng là đạm.

+ Trong thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự N-P-K. - Bón đạm sớm làm cho mía đẻ nhánh sớm, só nhánh hữu hiệu tăng.

4.4. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT 4.4.1. Chọn giống mía

Nên chọn các giống mía có tiềm năng năng suất cao, hàm lượng đường cao, chịu thâm canh, khả năng tái sinh tốt. Các tỉnh phía Bắc nên trồng các giống: ROC10, ROC 16, ROC 23, VN85- 1859, My55-14, QĐ15; các tỉnh phía Nam nên trồng các giống: K84-200, VN84-1437, R570...

4.4.2. Kỹ thuật trồng

4.4.2.1. Chuẩn bị đất trồng mía

- Mía là cây trồng nhiều năm, nhưng có thể để gốc nhiều năm. - Làm đất trồng mía gồm 2 bước: cày bừa và làm rãnh trồng.

* Yêu cầu kỹ thuật như sau: Cày sâu, bừa kỹ, tơi xốp, giữ ẩm, sạch cỏ, bằng phẳng. - Cày sâu: Cày sâu làm cho lớp đất canh tác dày thêm, cải thiện lý tính đất, làm cho đất tơi xốp, có cấu tượng, đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật trong đất, tăng chất dinh dưỡng dể tiêu, tạo điều kiện cho rễ ăn sâu và rộng. Cày sâu 40-50cm, tiến hành cày 2-3 lần.

- Thời gian từ làm đất đến trồng khoảng 45-60 ngày để cho đất có thời gian ải. - Rãnh trồng mía sâu 25cm, đáy rãnh có một lớp đất xốp 5-10cm.

- Ở các chân đất thấp, phải làm luống rộng 4-7cm, cao 20-30cm, giữa 2 luống có rãnh rộng 50-60cm để thoát nước.

4.4.2.2. Thời vụ trồng mía:

- Vụ cuối mùa mưa: trồng từ tháng 11-12

+ Thời gian sinh trưởng mía dài, cho năng suất cao và khắc phục nhược điểm mía trỗ cờ. + Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn sau.

- Vụ đầu mùa mưa: trồng từ tháng 4-5

+ Đất đủ ẩm, mía sinh trưởng và phát triển thuận lợi giai đoạn sau. + Nhược điểm mía bị hạn giai đoạn đầu.

+ Mía thường trỗ cờ, nên chọn giống ít hoặc không trỗ cờ.

4.4.2.3. Trồng mía

a. Chuẩn bị hom giống

* Phải chọn hom tốt đạt các chỉ tiêu sau:

+ Mỗi hom có 3 mắt mầm, mầm không quá dài. + Hom đạt độ lớn cần thiết (tùy theo giống)

+ Hom không mang mầm mống sâu bệnh quan trọng, không lẫn giống, sây sát hoặc quá già (nên chọn ruộng mía giống 6-7 tháng tuổi).

+ Hom chuẩn bị xong đem trồng ngay là tốt nhất. Chỉ xử lý hoặc ngâm ủ trong trường hợp sau: + Một số giống mía nẩy mầm chậm.

* Cách xử lý hom giống:

+ Ngâm trong nước sạch hoặc vôi 1% từ 8-24 giờ. + Hoặc ngâm 5-15 phút một trong các dung dịch sau: o Sunfat đồng 1%: 1kg phèn xanh/100 lít nước o Rovral 2-4%: 200-400gr/100 lít nước

o Benlat 2-4%: 200-400gr/100 lít nước

* Lượng hom giống:

Tùy thuộc vào khoảng cách trồng: Khoảng cách hàng dưới 1 m: 38.000 hom

b. Khoảng cách hàng và độ sâu trồng

* Khoảng cách hàng tùy thuộc vào điều kiện đất đai và chế độ canh tác:

- Khoảng cách hàng từ 0,8-1m: cho vùng trồng mía-lúa hay mía một vụ. - Khoảng cách hàng từ 1-1,2m: cho vùng trồng mía chuyên canh.

* Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15-20 cm, rãnh rộng 20-30 cm. Khoảng cách hàng 1-1,2m: 34.000-36.000 hom

c. Đặt hom:

Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom để giữ ẩm cho mầm và rễ phát triển.

Đối với nền đất khô đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó không để phơi hom. Đất lấp có độ dày khoảng 3-5 cm để cố định hom và giữ ẩm

4.4.3. Kỹ thuật bón phân

4.4.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng

- Mía là cây có nhu cầu cao về đạm và kali.

- Một vụ mía có năng suất 100 tấn/ha, míalấy đi từ đất 200 kg N + 85 kg P2O5 + 420 kg K2O. - Theo Viện nông hóa thổ nhưỡng, lượng dinh dưỡng lấy đi trên 1 ha mía trong 1 năm là 170 kg N + 80 kg P2O5 + 270 kg K2O (370 kg urea, 485 kg supe lân, 450 kg KCl).

4.4.3.2. Kỹ thuật bón phân

- Ðể đạt năng suất cao và giữ được gốc nhiều năm, với mía tơ cần bón lót cho mỗi ha từ 1 - 1,5 tấn vôi bột trước khi làm đất lần cuối và 20 - 30 tấn phân hữu cơ khi trồng.

- Phân hữu cơ bón vào rãnh sau khi rạch hàng, lấp một lớp đất mỏng 3 - 5 cm rồi đặt hom. Với mía gốc bón 20 - 30 tấn phân hữu cơ/ha, bón vào rãnh sát hàng mía sau khi cày lật và vùi lấp phân lại.

- Bón lót vào rãnh ngay khi trồng (với mía tơ) hoặc bón ngay sau khi đốn (mía gốc có tưới), hoặc bón vào đầu mùa mưa (mía gốc không tưới

- Bón thúc lần 1 khi mía kết thúc nảy mầm, bắt đầu đẻ nhánh tức khoảng 35 - 40 ngày sau trồng (với mía tơ) hoặc sau khi bón phân đợt đầu 35 - 40 ngày (với mía gốc).

- Tuy nhiên với mía trồng vụ 2 (cuối mùa mưa) ở những vùng không có tưới thì không thể bón thúc lần 1 trong mùa khô mà phải chuyển sang bón vào đầu mùa mưa năm sau.

Bón thúc lần 2 khi mía bắt đầu vươn cao tức khoảng từ 35 - 40 ngày sau lần thúc 1

Liều lượng phân bón cho mía

Đất phèn 120-160 80-120 120-160 Đất phù sa 120-180 60-80 100-150 Đất đỏ vàng 150-200 80-100 150-200 Trong đó: - Bón lót: 1/3 đạm + 2/3 lân + 1/2 kali - Bón thúc 1: 1/3 đạm + 1/3 lân

- Bón thúc 3: 1/3 đạm + 1/2 kali còn lại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w