Kỹ thuật Khai thác mía

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 69 - 74)

4.4.5.1. Kỹ thuật khai thác mía

Thu hoạch đúng thời gian chín của mía là tốt nhất (khoảng 11-12 tháng tuổi).

+ Quan sát thân mía trở nên bóng sậm, ít phấn, lá khô nhiều. Đo độ ngọt ở gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được.

+ Dùng dao thật bén chặt sát gốc tất cả các cây để sau ruộng tái sinh đều hơn.

+ Thu hoạch tốt nhất khi cây mía đạt độ chín công nghiệp, có hàm lượng đường đo được ở phần gốc và phần ngọn là gần tương đương và phải đảm bảo các chỉ tiêu: độ Brix >20%, độ Pol >19%, Rs<0,5%, AP>87%, ECS (chữ đường)>11. Nên thu hoạch các ruộng mía cần trồng mới lại trước các ruộng mía lưu gốc. Không thu hoạch mía trong các ngày rét đậm, trời mưa to, đất còn ẩm ướt.

+ Thu mía theo đặc tính giống: giống chín sớm phải thu hoạch trước, giống chín muộn thu sau bằng cách chặt thủ công hoặc thu bằng máy. Thu đến đâu chuyển nhanh về nhà máy trong ngày.

4.4.5.2. Kỹ thuật xử lý và chăm sóc mía gốc

a. Vai trò của mía gốc

Mía gốc là mía mọc lên từ những mầm ở gốc sau khi thu hoạch vụ trước. Lợi ích của mía gốc như sau:

- Giảm khoảng 30% chi phí so với mía trồng mới từ hom.

- Mía gốc chín sớm, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động được sớm, nâng cao tỷ lệ đường đầu vụ.

- Mía gốc sinh trưởng trên cơ sở của bộ rễ cũ và số lượng mầm từ gốc nhiều, mầm to hơn mầm mọc từ hom, nên có tiềm năng lớn.

- Năng suất mía gốc năm thứ nhất thường cao hơn mía tơ.

b. Kỹ thuật xử lý mía gốc

Sau khi thu hoạch mía tơ trong vòng một tuần cần:

- Thu dọn lá khô, băm ngắn để mục làm phân bón cho mía.

- Dùng cuốc bạt thấp gốc mía, dùng máy hoặc trâu bò cày phá luống làm cho đất quanh luống tơi xốp, giữ ẩm tạo điều kiện cho mầm nảy sớm.

- Cày xới giữa hai hàng mía, phơi ải đất vài ngày đến một tuần, cày rạch hai bên hàng mía, bón phân, lấp đất (bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, 50% phân kali và đạm). Các khâu chăm sóc tiếp theo như đối với mía tơ.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:

[1]. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính (1999). Giáo trình Cây công nghiệp, NXB Nông Nghiệp.

[2]. Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1996). Giáo trình cây công nghiêp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

D) CÂU HỎI ÔN TẬP:

1. Tại sao ngọn của cây mía lại ngọt nhất? 2. Nêu kỹ thuật bón phân cho mía?

3. Nêu kỹ thuật xử lý và chăm sóc mía gốc? 4. Yêu cầu sinh thái của cây mía ?

5. Anh (chị) hãy nêu nhu cầu dinh dưỡng của cây mía và các triệu chứng thiếu đạm, lân, kali ở cây mía?

PHẦN III THỰC HÀNH

Bài 1: Quan sát đặc điểm thực vật học của một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

Số tiết: 02

A) MỤC TIÊU:

Sau khi thực hành xong viên cần hiểu được:

- Về kiến thức: Đặc điểm thực vật học của một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.

- Về kỹ năng: Nhận biết đặc điểm thực vật học một số giống cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

- Về thái độ: Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, nghiên cứu, đồng thời sáng tạo trong học tập và tiếp thu những tri thức mới.

B) NỘI DUNG: 1. Địa điểm

Phòng thí nghiệm bộ môn Trồng trọt, TT thực nghiệm trường Đại học Hùng Vương

2. Đối tượng, vật liệu

- Thân, cành, lá, rễ, hoa và quả của một số cây công nghiệp ngắn ngày. - Thân, cành, lá, rễ, hoa và quả của một số cây công nghiệp dài ngày.

3. Nội dung thực hiện

- Quan sát đặc điểm thực vật học của một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. - Vẽ lại cấu tạo một số bộ phận điển hình của từng loại cây thí nghiệm.

4. Yêu cầu

- 5 sinh viên/nhóm

5. Đánh giá kết quả thực hành

- Viết báo cáo thực hành nhóm

Bài 2: Kỹ thuật chế biến một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

Số tiết: 02

A) MỤC TIÊU:

Sau khi thực hành xong viên cần hiểu được:

- Về kiến thức: Kỹ thuật chế biến một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.

- Về kỹ năng: Thao tác chế biến sản phẩm một số cây công nghiệp

- Về thái độ: Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, nghiên cứu, đồng thời sáng tạo trong học tập và tiếp thu những tri thức mới.

B) NỘI DUNG: 1. Địa điểm

Phòng thí nghiệm bộ môn Trồng trọt, TT thực nghiệm trường Đại học Hùng Vương

- Bộ phân thu hoạch của các cây công nghiệp ngắn ngày. - Bộ phân thu hoạch của các cây công nghiệp dài ngày.

3. Nội dung thực hiện

Chế biến sản phẩm một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.

4. Yêu cầu

- 5 sinh viên/nhóm

5. Đánh giá kết quả thực hành

- Viết báo cáo thực hành nhóm

Bài 3: Đánh giá chất lượng thành phẩm của một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

Số tiết: 02

A) MỤC TIÊU:

Sau khi thực hành xong viên cần hiểu được:

- Về kiến thức: Đánh giá chất lượng thành phẩm của một số cây công nghiệp và nhận biết những sản phẩm chất lượng cao.

- Về kỹ năng: Thành thục các thao tác trong quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm của một số cây công nghiệp.

- Về thái độ: Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, nghiên cứu, đồng thời sáng tạo trong học tập và tiếp thu những tri thức mới.

B) NỘI DUNG: 1. Địa điểm

Phòng thí nghiệm bộ môn Trồng trọt

2. Đối tượng, vật liệu

- Sản phẩm của các cây công nghiệp ngắn ngày. - Sản phẩm của các cây công nghiệp dài ngày.

3. Nội dung thực hiện

Đánh giá chất lượng thành phẩm của một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

4. Yêu cầu

- 5 sinh viên/nhóm

5. Đánh giá kết quả thực hành

- Viết báo cáo thực hành nhóm

Bài 4: Quan sát hình thái sâu bệnh hại, từ đó nhận biết một số sâu bệnh hại chính trên các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

Số tiết: 02

A) MỤC TIÊU:

Sau khi thực hành xong viên cần hiểu được:

- Về kiến thức: Hiểu và biết được hình thái sâu bệnh hại chính trên một số cây công nghiệp và từ đó đưa ra được các biện pháp phòng trừ.

- Về kỹ năng: nhận biết một số sâu bệnh hại chính trên các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

- Về thái độ: Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, nghiên cứu, đồng thời sáng tạo trong học tập và tiếp thu những tri thức mới.

B) NỘI DUNG: 1. Địa điểm

Phòng thí nghiệm bộ môn Trồng trọt, TT thực nghiệm trường Đại học Hùng Vương

2. Đối tượng, vật liệu

- Các bộ phận bị hại của các cây công nghiệp ngắn ngày. - Các bộ phận bị hại của các cây công nghiệp dài ngày.

3. Nội dung thực hiện

- Quan sát hình thái sâu bệnh hại trên các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. - Nhận biết một số sâu bệnh hại chính trên các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. - Vẽ hình ảnh mẫu sâu bệnh hại.

4. Yêu cầu

- 5 sinh viên/nhóm

5. Đánh giá kết quả thực hành

- Viết báo cáo thực hành nhóm

Bài 5: Kỹ thuật trồng, chăm sóc một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

Số tiết: 02

A) MỤC TIÊU:

Sau khi thực hành xong viên cần hiểu được:

- Về kiến thức: Kỹ thuật trồng, chăm sóc một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

- Về kỹ năng: Thực hiện thuần thục các khâu từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

- Về thái độ: Sinh viên cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, nghiên cứu, đồng thời sáng tạo trong học tập và tiếp thu những tri thức mới.

B) NỘI DUNG: 1. Địa điểm

Trung tâm thực nghiệm trường Đại học Hùng Vương

2. Đối tượng, vật liệu

- Quy trình trồng, chăm sóc một số cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày

3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện các khâu từ trồng, chăm sóc và thu hoạch.

4. Yêu cầu

- 5 sinh viên/nhóm

5. Đánh giá kết quả thực hành

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính (1999). Giáo trình Cây công nghiệp, NXB Nông Nghiệp.

2. Ngô Thế Dân (chủ biên), Trần Đình Long (1999). Cây Đậu tương. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Ngô Thế Dân (chủ biên),Trần Đình Long (2000). Kỹ thuật trồng lạc đạt năng suất cao.

NXB Nông nghiệp.

4. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn (1979). Giáo trình cây lạc. NXB Nông nghiệp

5. Nguyễn Danh Đông (1982) Trồng Đậu tương. NXB Nông Nghiệp

6. Lê Văn Đức (2003). Báo cáo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân Mg đến năng suất, chất lượng giống PH1. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT tháng 10/2004.

7. Lê Quang Hưng (1999). Kỹ thuật trồng và thu hoạch cà phê xuất khẩu. NXB Giáo dục.

8. Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1996). Giáo trình cây công nghiêp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Đỗ Văn Ngọc, Trịnh Văn Loan (2008). Các biến đổi hóa sinh trong quá trình chế biến và bảo quản chè. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2008.

10.Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1979). Cây chè Việt Nam. NXB Nông nghiệp 1979.

11.Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000). Giáo trình cây chè dùng cho sau đại học. NXB Nông nghiệp 2000.

12.Lê Tất Khương và cộng sự (1999). Giáo trình cây chè. NXB Nông nghiệp 1999.

13.Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (2006). Giáo trình Sinh lý thực vật. NXB Nông nghiệp 2006.

14.Phạm Văn Thiều (2000) Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm cây đậu tương. NXB Nông Nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w