ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY MÍA

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 63 - 64)

4.2.1. Đặc điểm sinh học của cây mía

4.2.1.1. Rễ mía

- Có 2 loại rễ chính:

+ Rễ hom (rễ sơ sinh): Mọc từ đai rễ của hom giống, bé, phân cành nhiều, màu trắng hoặc vàng nhạt.A

+ Rễ cây, rễ thứ sinh (rễ vĩnh cửu): Mọc từ nốt rễ của những đốt ở phía gốc cây con.

4.2.1.2. Thân mía

- Nhiệm vụ: Mang lá, vận chuyển nước và thức ăn trong đất tới các lá ở phía trên. - Thân mía gồm nhiều đốt và lóng. Các lóng ở phía gốc rât bé và ngắn.

- Phần ngọn hàm lượng mía đường thấp không có giá trị ép đường. - Được sử dụng để làm giống (nhiều mầm).

- Lóng mía: Có hình dạng khác nhau tùy giống: Hình ống, hình thót bụng, hình chóp cụt, chóp cụt ngược, hình cong…

- Màu sắc lóng: vàng, xanh, tím, đỏ hoặc sọc dưa tím xen lẫn vàng.

- Trên vỏ thường có lớp sáp bao bọc. Sap nhiều, ít, vòng sáp rộng, hẹp thay đổi theo giống.

4.2.1.3. Lá mía

- Lá gồm bẹ, phiến lá và gối lá.

- Số lá thay đổi tùy giống, trong thời kỳ vươn cao mạnh cây mía có khoảng 10 lá xanh. - Diện tích lá lớn nhỏ tùy theo giống, trung bình 0,05m2.

4.2.1.4. Hoa và hạt mía

- Hoa mía còn gọi là bông cờ, phân nhánh nhiều, gồm trục chính và các cành cấp 1, cấp 2, cuống hoa và hoa.

- Bông cờ mang 8000-15000 hoa.

- Hoa mọc thành đôi, lưỡng tính, có 4-5 vỏ trấu, 3 nhị đực, bầu hoa.

* Hạt mía: hạt mia thuộc loại quả dính trông như một chiếc vấy khô hình thoi, nhẵn, rất bé (dài 1,5mm, rộng 0,5mm, trọng lượng 0,15 - 0,25mg).

- Hạt chưa chín có màu trắng, lúc chín chuyến sang màu vàng hoặc nâu sẫm.

- Hạt mía có tỷ lệ kết hạt va nảy mầm thấp, sức sống ngắn, khi thu hoặc xong cần gieo ngay.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w