Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây mía

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 64 - 65)

4.2.2.1. Nảy mầm

- Thời kỳ nảy mầm tính từ khi đặt hom trồng cho tới lục mầm mía nảy thành cây con. - Giai đoạn này hom mía hô hấp mạnh. Dưới tác dụng của men, đường saccaro, protein được phân giải thành glucoza, axit amin cung cấp cho sự hoạt động của mầm rễ.

- Yêu cầu kỹ thuật đối với thời kỳ này là tỷ lệ nẩy mầm cao, sức nẩy mầm nhanh, đều. - Các yếu tố ảnh hưởng đến nảy mầm là: Chất lượng hom giống, độ ẩm đất, nhiệt độ, kỹ thuật trồng.

4.2.2.2. Thời kỳ cây con

- Bắt đầu từ khi cây có là thật thứ nhất cho đến khi phần lớn số cây trong ruộng mía có 5 lá thật.

- Rễ cây bắt đầu phát triển khi cây con có 2 lá thật.

4.2.2.3. Thời kỳ đẻ nhánh (đâm chồi)

- Khi cây mía có 6-7 lá thật, các mầm ở gốc nằm ở dưới mặt đất nẩy thành nhánh. - Từ thân mẹ đẻ ra nhánh cấp 1, từ nhánh cấp 1 đẻ ra nhánh cấp 2 và tiếp tục phát triển thành bụi mía.

- Đây là thời kỳ quan trọng quyết định số cây hữu hiệu khi thu hoạch.

- Thời gian đẻ nhánh thường kéo dài từ 3-4 tháng thùy theo giống, thời vụ trồng, kỹ thuật chăm sóc.

4.2.2.4. Thời kỳ vươn cao (vươn lóng)

- Cuối thời kỳ đẻ nhánh, cây mía bước vào thời kỳ làm lóng, vươn cao. * Đặc trưng:

- Ngọn phát triển, số lá tăng thêm và đổi mới không ngừng. - Rễ phát triển mạnh.

- Thân vươn cao nhanh, đường kính thân tăng mạnh. - Chất khô tích lũy nhanh

* Thời kỳ vươn cao của mía chịu ảnh hưởng của các yếu tố giống, nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và các biện pháp kỹ thuật….

4.2.2.5. Thời kỳ chín công nghiệp và trỗ cờ

- Chín công nghiệp là khi hàm lượng đường trong cây mía đạt mức thích hợp để thu hoạch ép đường.

- Thời kỳ chín công nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống, thời thiết, khí hậu và các biện pháp kỹ thuật.

- Ở nước ta mía thường trỗ cờ từ tháng 10 (miền nam) đến thánh 12 (miền bắc). - Khi mía trỗ cờ, thân ngừng sinh trưởng, tỷ lệ đường giảm, tỷ lệ sơ tăng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 64 - 65)