2. Thời gian: 19h00 – 20h30 ngày 03/04/
PHỤ LỤC 6: TÓM TẮT THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG (NGƯỜI LỚN)
(Nghiên cứu: “Ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình trong cộng đồng người dân bị thiên tai”)
• Nhóm đối tượng là người lớn chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt
• Địa điểm thảo luận nhóm: Nhà cơ N.H.Y trưởng ban phụ nữ thơn Liên Nghĩa • Người thực hiện: Trần Thị Lụa
• Thư ký: N.H.Y
• Thời gian: 20h00 – 22h15
• Chủ đề thảo luận nhóm: Chia sẻ ảnh hưởng tâm lý đến người lớn trong cộng đồng người dân bị lũ lụt và các nguồn tài nguyên hỗ trợ của các cơ quan tổ chức đối với người dân bị lũ lụt ở thôn Liên Nghĩa
Những người tham gia thảo luận nhóm
STT Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp
1 B.T. S. 51 Cán bộ dân số thôn 2 Đ. T. T. 47 Nông nghiệp 3 N. T. L. 58 Cán bộ về hưu 4 N. T. L. 43 Nông nghiệp 5 L. T. T. 58 Nông nghiệp 6 P. T. T. 37 Nông nghiệp
Sơ đồ thảo luận nhóm:
L: Cháu xin giới thiệu cháu là Lụa, hiện cháu đang là sinh viên năm cuối Khoa Xã
hội học và Công tác xã hội, trường Đại học Đà Lạt. Cháu đang thực hiện đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng tâm lý đên trẻ và gia đình trong cộng đồng người dân bị thiên tai ở thôn Liên Nghĩa. Cháu rất quan tâm đến tâm lý của nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em nằm trong vùng bị lũ lụt. Cháu mới xuống, cháu định tổ chức một buổi thảo luận nhóm mời các cơ tham gia nhưng hôm nay cháu được biết qua cơ Lý cháu ở cùng là tối nay có buổi họp phụ nữ xóm nên cháu đến cùng và xin các cô
1 5 2 Y 6 4 3 L
dành thời gian để chia sẻ cho cháu biết về tâm lý của các cô trong và sau khi lũ lụt cũng như chia sẻ về các nguồn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức đối với người dân bị lũ lụt trong thôn này. Cháu xin cam kết là những thơng tin các cơ chia sẻ chỉ nhằm mục đích phục vụ cho đề tài khóa luận tốt nghiệp, ngồi ra những thơng tin này khơng nhằm phục vụ mục đích nào khác. Cô Yến sẽ giúp cháu làm thư ký, ghi chép lại những thông tin của buổi trị chuyện này ạ. Các cơ ngồi đây trong cùng một thơn một xóm nên cũng đã biết về nhau. Nhưng cháu thì biết các cơ qua các buổi phát phiếu thu thập thơng tin bữa trước. Để buổi trị chuyện được thân mật hơn, các cơ có thể tự giới thiệu cho cháu biết một số thơng tin chung về bản thân mình như cơ tên gì, năm nay bao nhiêu tuổi, gia đình sống ở đây bao nhiêu năm được không ạ? Bắt đầu từ cô Lý ạ.
3: Cơ thì Lụa biết rồi, cơ tên Lý năm nay 58 tuổi, nghỉ hưu ở nhà. L: Hiện nay cơ có làm thêm việc gì khơng ạ?
3: Cơ thì ở nhà ni mấy con bị, trồng điều được thu rồi nên ở nhà thu điều và trồng lúa.
L: Nhà cô sống ở đây lâu chưa ạ?
3: Cô sống ở đây từ năm 1984 đến bây giờ, sống trong vùng lụt nhưng chẳng muốn chuyển đi đâu vì sống đâu âu đó rồi.
L: Thế cịn cơ ạ?
4: Tôi là Lâm năm nay 43 tuổi, ở nhà làm vườn, rảnh thì đi cạo điều ở xưởng. Nhà trồng ít điều mà lụt suốt nên nó khơng lớn được mà thu năm nào cũng dặm mà khơng ăn thua gì.
L: Thế gia đình cơ gốc ở đây hay nơi khác đến ạ.
4: Gốc gì nơi này, cơ q ở Vĩnh Phúc vào sau nhà cơ Lý, năm 1999 cả gia đình vào đây, định chuyển đi nơi khác mấy lần nhưng bán đất không ai mua nên cứ phải ở đất quanh năm bị lụt này.
L: Dạ (cười), mời chị?
6: Chị là Tuyết, có lẽ là người trẻ tuổi nhất trong số các cô ngồi đây, hôm nay bất ngờ quá, chị đâu có nghĩ đi họp lại gặp em và nói chuyện như này. Chị khơng biết nói gì đâu vì học thấp hơn em mà.
L: Cười, dạ em định tổ chức một buổi thảo luận mời chị và các cô tham gia nhưng
cô trong buổi họp phụ nữ để chia sẻ về chủ đề em đã nói ở trên. Chị biết gì thì chị nói chứ khơng phải trình độ cao hay thấp mới nói được đâu ạ. Chị có thể giới thiệu thêm về chị được khơng ạ?
6: Ừ, chị năm nay 37 tuổi, ở nhà làm ruộng thôi. Chị quê nơi khác lấy chồng ở đây, sống được 10 năm rồi.
L: Dạ, thế cịn cơ?
2: Cô tên Thu, năm nay 47 tuổi, quê ở Ninh Bình vào đây lâu rồi từ năm 1980 khi chưa sinh đứa lớn cơ.
L: Cơ làm nghề gì ạ?
2: Ở đây chỉ có nơng nghiệp chứ có nghề gì đâu, hết màu vụ thì đi cạo điều lấy mấy đồng tiêu pha, chú làm thơn trưởng thơn này cháu cũng biết rồi cịn gì.
L: Dạ, vâng cháu cũng đã gặp chú mấy lần hỏi về lũ lụt xảy ra ở thôn. Mời cô? 5: Cô tên Tám, vì nhà có tám chị em nên mẹ đặt tên Tám, cô bằng tuổi với cô Lý 58 tuổi, quê cô ở Hà Nam Ninh cũ nay là Nam Định, hồi cô vào là đi theo kinh tế mới năm 1986. Họ cho vào vùng này đấy, mấy năm đó thì khơng bị lụt đến năm 1999 mới bị lụt, đấy là lần đầu tiên bị lụt.
L: Dạ, thế bây giờ cơ làm gì ạ? 5: Cơ làm ruộng mà.
L: Dạ, cịn cơ?
1: Cơ là Sanh, mày biết cơ rồi cịn gì, cơ làm bên dân số thơn, năm nay cơ 51 tuổi, làm ở thôn và kiêm làm bên dân số xã ln, đi suốt thơi khơng có thời gian ở nhà. Cô ở đây cũng được 20 năm rồi đấy, từ năm 1990 đến nay.
L: Cháu cảm ơn các cô và chị. Bây giờ các cơ, chị có thể chia sẻ về ảnh hưởng tâm
lý đến bản thân mình như thế nào trong khi lũ lụt xảy ra không ạ? Cô Lý, cơ có thể cho cháu biết tâm trạng của cơ trong lúc lũ lụt xảy ra khơng ạ?
3: Nói thật với cháu là trong lúc lũ lụt xảy ra không riêng gì cơ mà ai cũng khơng ăn khơng ngủ được. Lụt mà sút đi mấy kg, lo lắng đến nỗi mà thức trắng đêm, nước thì cứ dâng vào nhà, khơng tài nào mà chợp mắt được lo thóc bị ướt hết bị nước sông Đồng Nai lên đột ngột đâu ai chuẩn bị được cái gì, nhà có làm gác thì lúc đó cả nhà chạy lên trên gác thơi, coi như mọi thứ ở dưới ướt hết, đứng ở trên mà đau lịng nhưng biết làm sao.
3: Ngay lúc đó bị nước vào đột ngột, người cảm thấy khó thở, ngột ngạt lắm như kiểu hồi hộp không tả được, không ngủ được mà ăn uống không đảm bảo nên sút cân nhanh lắm trong vòng nửa tháng bị nước lơn sút đến 4kg đấy.
4: Cơ thì khơng đau đầu nhưng hay bị tức ngực vì lo lắng quá, tinh thần khơng được thoải mái gì cả. Lo vì cây cối mất hết, có những lúc phát khóc vì thấy gà, lợn chết vì ngập nước và chết.
L: Cịn chị Tuyết thấy tâm trạng mình như thế nào?
6: Chị chỉ thấy mình sút cân thơi vì lũ lụt chị lo cho ông xã nhà chị là cứ dựa vào lũ lụt chơi cờ, bạc hay uống rượu. Nói thì bảo biết làm gì ngồi uống rượu, chơi cờ. L:
Còn sau khi lũ lụt xảy ra, tinh thần của cô Tám như thế nào ạ?
5: Sau khi lũ đi hết thì lo mà làm ăn chứ bây giờ biết làm sao được, nhưng đêm ngủ tơi hay giật mình và mơ lắm, hình như đợt lũ lụt qua đi rồi nhưng vẫn còn ám ảnh L: Dạ, vâng ạ, cịn theo cơ Thu thì sao ạ? Cơ cảm thấy tâm trạng của mình như thế
nào sau khi lũ lụt xảy ra ạ?
2: Cơ thì sức khỏe khơng có gì thay đổi mấy nhưng hết lũ mà cô vẫn cứ lo lắng khó nói lắm vì nghĩ mình có cố gắng làm thì năm sau cũng bị lũ cuốn đi hết, con cái học hành thì khơng đi học đều, chúng nó cũng muốn nghỉ học ln.
L: Dạ, vậy thì trong thơn khi bị lụt thì các cơ quan, tổ chức nào hỗ trợ cho dân ạ?
Cơ Sanh có ý kiến gì ạ?
1: Cô làm bên dân số cô biết là năm vừa rồi được chùa Vạn Phước ở huyện Cát Tiên về cho quà là 10kg gạo, 1 gói bột ngọt, 1 hộp tương ớt, chùa Bảo Tạng ở thành phố Hồ Chí Minh về cho quà, cán bộ thôn như cô và chú Đẹp thôn trưởng ra xã họp rồi về thơng báo cho dân để bình xét cho các hộ vì q ít.
3: Mấy năm trước và nằm vừa rồi (2009) chùa Linh Sơn ở Đà Lạt cũng cho mấy suất quà mà nhưng đem ra bình bầu ghê q nên thơn mình được 1 hộ là chú Lâm vì neo đơn.
L: Dạ, vậy thì các chùa này hỗ trợ cho thơn có bị trùng lặp trong việc phát quà hỗ
trợ cho người bị lũ lụt khơng ạ?
3: Có chứ, đó là mấy năm trước thơi vì thơn trưởng khơng làm rõ, có nhà được nhận q từ hai chùa, có nhà thì khơng được suất nào cả.
4: Cô thấy chùa ở thành phố thì họ cho đều mọi người nhưng chùa Vạn Phước ở huyện này thì họ vẫn cho người dân bị lụt nhưng họ ưu tiên cho những người hay đi chùa hơn dù họ không nằm trong vùng lụt như ở xóm bên kia mà hơm trước cháu sang chứ như cơ ít đi thì họ đâu cho gì.
L: Dạ, vậy thì họ giúp đỡ người dân trong thơn thơng qua hình thức nào ạ? Ví dụ
như là tiền mặt hay vật chất ạ.
6: Chị ở đây lâu rồi, không thấy chùa họ cho tiền gì cả, có năm họ cho quần áo, có năm họ cho gạo. Mà cho quần áo thì về tay mấy ơng ở xã họ nhặt quần áo nào đẹp họ lấy cịn xấu thì họ đưa cho mình.
L: Buổi thảo luận này cháu khơng đánh giá về việc chính quyền có lấy bớt q và
các thứ vật chất khác của dân hay không? Cháu chỉ quan tâm là người dân trong thôn Liên Nghĩa nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức nào và sự hỗ trợ của các tổ chức có đáp ứng được nhu cầu lúc đó khơng?
L: Ngồi sự hỗ trợ của chùa, thì các cơ quan, đồn thể tổ chức khác có hỗ trợ cho thơn khơng ạ?
5: Có chứ, ở xã, huyện và tỉnh, có năm có cả ở trung ương nữa mà. L: Cơ có thể nói rõ hơn về sự hỗ trợ của các tổ chức này khơng ạ?
5: Ở xã là có các hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, đồn thanh niên giúp thơn này, cơ thấy mấy đứa thanh niên năng động lắm, trong lúc lũ lụt mấy đứa tới mang xuồng đưa mấy em nhỏ đi học, nếu ai cần mua, bán gì thì nó chở ra ngồi xóm Quảng Ngãi cho. Trong xã mấy cô phụ nữ cũng xuống thôn động viên người dân, q thì ít vì xã phải tự bỏ tiền quỹ ra mua quà nên họ cho ít, một hộ 3kg gạo, mấy gói mì tơm cịn ở huyện thì khơng thấy hỗ trợ mấy trong lúc lũ lụt.
3: À mà trường cháu cũng cho thôn này quà đấy, năm nào lụt trường cũng gửi quà cho mà, năm 2008 trường quyên góp quần áo cho cả người lớn và trẻ con đấy, phát quần áo ở hội trường xã Quảng Ngãi thì phải. Năm vừa rồi trường Đại học Đà Lạt cho 10 phần q trong đó thơn mình được 3 rồi cịn gì cịn hơn là khơng có.
L: Thế các cá nhân từ thiện không hỗ trợ cho dân ạ?
6: Chị ở đây không lâu bằng các cô nên chị khơng biết được, mấy năm chị ở đây thì khơng thấy cá nhân nào cho tiền hay quà đâu.
3: Năm nào chùa hay xã, huyện đều cho vở viết, bút bi. Mỗi em tiêu chuẩn được 2 hay 3 cuốn vở và 2 cái bút dù gia đình có đơng con đi học vẫn được như nhau. L: Ngồi sự hỗ trợ về vật chất, thì các cơ quan, tổ chức đã hỗ trợ về mặt tinh thần
như thế nào?
1: Cơ thấy ở xã có mấy người đến thăm nhất là gia đình có hồn cảnh khó khăn và người già thì họ đến động viên, an ủi cịn các chùa thì khơng bao giờ vào tới xã huống chi là từng người dân, họ chỉ gặp lãnh đạo huyện thôi, rồi huyện thông báo cho xã lên nhận q.
L: Theo các cơ và chị thì sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có đáp ứng nhu cầu về
vật chất và tinh thần của người dân trong lúc bị lũ lụt không ạ?
5: Theo cơ thì cơ thấy, mấy tổ chức đó cũng giúp được cho dân có cơm ăn, trẻ có vở viết, sau lũ lụt thì họ cho cây giống để trồng nhưng các tổ chức chỉ giúp được phần nào thôi cịn chủ yếu là do mình làm thơi. Nếu cứ trơng chờ vào mấy hỗ trợ này có mà chết đói.
3: Tinh thần làm gì có chủ yếu là mấy chị em tự giúp đỡ nhau như nhà nào thiếu gạo thì cho vay thơi, động viên mấy nhà khó khăn cho con đi học chứ mong gì nhà nước động viên.
L: Mặc dù thời gian thảo luận cịn ít nhưng chúng ta đã chia sẻ với nhau về ảnh
hưởng tâm lý đến người lớn trong và sau khi bị lũ lụt ở thôn Liên Nghĩa và chia sẻ sự hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể đối với người dân nơi đây giúp cho cháu hiểu hơn về tâm lý của bà con trong vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt cũng như sự hỗ trợ của các đoàn thể đã giúp được một phần nhu cầu của bà con. Vậy sau những gì vừa trao đổi, có cơ nào thắc mắc gì khơng ạ? Cháu xin cảm ơn các cô và chị đã chia sẻ những thông tin quý báu với cháu ạ. Chúc các cô và chị ngủ ngon.