Nội dung phỏng vấn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 80 - 84)

L: Thưa chú, lần trước cháu đã trao đổi với chú về ảnh hưởng tâm lý của trẻ và

người lớn trong và sau khi bị lũ lụt xảy ra thông qua bảng hỏi, lần này cháu muốn chú tiếp tục chia sẻ với cháu về nguồn hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân từ thiện trong và sau khi lũ lụt xảy ra.

Đ: Cháu xuống làm việc mấy lần rồi mà vẫn chưa đủ thông tin àh, đi xuống suốt vậy bao giờ mới xong được.

L: Dạ vâng ạ, bữa trước cháu mới làm bảng thu thập thơng tin chứ chưa có hỏi sâu

ai hay thảo luận nhóm, lần này cháu xuống là để phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm về ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và người lớn và cháu muốn biết rõ hơn về nguồn hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể cho trẻ và người lớn nơi đây.

Đ: Ừ, ở thơn này được ưu tiên vì lũ lụt xảy ra nặng nhất, thường thì ở thành phố Sài Gịn có chùa Bảo Tạng hay về huyện cho quà, chùa ở huyện Cát Tiên như chùa Vạn Phước cũng hay cho quà lắm khi mà thôn bị lũ lụt.

L: Dạ, vậy hình thức họ hỗ trợ cho thơn như thế nào ạ? Chú có thể nói rõ hơn được

khơng ạ?

Đ: Chùa thì họ cho chủ yếu là gạo, mỗi hộ được 10 kg gạo, 1 gói bột ngọt, lương khơ, xì dầu, tương ớt chay. Các sư chỉ cho quà như vậy chứ không cho tiền mặt, từ năm 1999 đến nay tôi chưa thấy chùa cho tiền mặt, chỉ thấy cho q vậy thơi.

Đ: Có năm thì họ cho hết mọi người bị ảnh hưởng của lũ lụt, có năm thì cho một số hộ có ảnh hưởng nặng và thuộc diện hộ nghèo, năm vừa rồi thì cho các hộ nhưng được ít hơn vì phải chia ra nhiều phần.

L: Hình thức qun góp chủ yếu bằng cách nào vậy chú?

Đ: Các sư xuống gặp huyện hỏi về xã nào bị ảnh hưởng thì họ tới gặp xã đưa quà cho xã phát chứ chẳng bao giờ họ đi vào từng thơn huống gì là người dân. Các ơng trong xã lại thông báo cho từng thôn trưởng lên họp rồi thơn trưởng về thơng báo cho thơn bình xét được ai vì q ít nên khơng đủ tất cả trong thơn, tôi thấy mấy ông ở xã cũng ăn ghê lắm như họ cho sách viết cho những em vùng lũ thì mấy ơng lấy về cho con viết luôn.

L: Dạ, cháu chỉ tìm hiểu về các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, đồn thể cho trẻ và

gia đình trong vùng lũ chứ cháu khơng tìm hiểu về việc chính quyền phân phát ít hay nhiều, có ăn hối lộ hay khơng chú ạ. Ngồi cho gạo, bột ngọt… cho người lớn thì trẻ em được những gì ạ.

Đ: Ơi trời, làm gì mà họ chú ý tới trẻ con, họ cho vậy là may lắm rồi. Đợt vừa rồi có người trong thơn ý kiến là tại sao khơng cho trẻ con cái gì như sữa hay đường vì nó đâu ăn được cơm và mì tơm đâu. Trong lúc lụt xảy ra, mấy hộ có mấy đứa nhỏ mới sinh và mấy hộ có trẻ được 1 – 2 tuổi là khổ nhất vì nó đang trong thời kỳ uống sữa chưa ăn cơm mà không nơi nào cho sữa hay đường đâu.

L: Ngồi chùa ra, thì các cơ quan trong thơn hỗ trợ trẻ và gia đình trong khi bị lũ

lụt như thế nào ạ?

Đ: Các nhà từ thiện họ khơng vào trong đây đâu vì xa q, đi lại bằng xuồng nên ít thấy cá nhân hỗ trợ cịn trong xã thì có Hội chữ thập đỏ, Hội thanh niên, Hội phụ nữ, huyện cũng vậy nhưng huyện chưa bao giờ giúp đỡ đâu chỉ có tỉnh hay trên trung ương cho thơi.

L: Chú có thể nói rõ các tổ chức này hỗ trợ cho đối tượng cụ thể nào trong thơn? Đ: Mấy hội này họ góp tiền của cá nhân và trích từ quỹ của xã vào phân phát quà cho chúng tôi. Ủy ban nhân dân cho một hộ là 10 kg gạo, 1 gói bột ngọt, mấy cuốn sách cho các em nhưng đi nhận là một hộ về phải chia cho 1 hộ nữa vì q ít mà người đơng, chẳng được là mấy chờ vào mấy hỗ trợ này có mà chết đói. Xã cho tất cả các hộ nhưng ưu tiên hộ nghèo hơn. Hội Thanh niên xã khơng cho gì, mấy bọn trẻ đó giúp kiểu khác vì là tình nguyện mà, trong khi lũ lụt xảy ra, nó đưa xuồng vào

tận nơi đưa các em đi học đấy, nếu nhà người dân nào có lúa chở đi sát thì nó đưa ra ngồi giúp, lúc nước lên lớn thanh niên cịn giúp chở cả gà, lợn sang bên đồi để tránh lụt.

L: Vậy thì chú ơi sau khi lũ lụt xảy ra, thì các tổ chức này có tiếp tục hỗ trợ thơn

Liên Nghĩa khơng ạ?

Đ: Sau khi lũ lụt chùa họ khơng hỗ trợ gì nữa mà tồn là tỉnh và xã thơi. L: Vậy thì tỉnh và xã hỗ trợ những gì ạ?

Đ: Năm 2008, trung ương quan tâm lắm cho mỗi nhà 40 kg gạo, nhà nào có con em đi học cho 4 quyển vở, 2 cái bút, cịn xã thì cho giống cây trồng như điều, lúa để làm lại vì lũ cuốn đi hết. Năm 2009 thì cho cây giống cũng được mà cơ nhìn ra ngồi thấy có cây nào lên được đâu, chưa lớn thì lụt tới lại chết, cứ cho thế nhưng dân ở đây trồng đâu có được đâu.

L: Ngồi sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức từ thiện về vật chất cịn về mặt tinh

thần thì dân ở đây được hỗ trợ như thế nào ạ?

Đ: Tôi thấy chùa không bao giờ thăm hỏi từng thôn hay người dân đâu, tỉnh và huyện càng khơng chỉ có xã cử mấy bà bên phụ nữ vào thăm hỏi xem dân có bị lụt nặng khơng, động viên mấy câu rồi về mà. Chủ yếu là chúng tôi tự giúp đỡ nhau thơi, có nhà bị nặng thì mấy người trong thơn tới giúp và động viên nhất là nhà neo đơn khó khăn.

L: Theo chú thì sự trợ giúp này có đáp ứng được nhu cầu cần giúp đỡ của trẻ và

người lớn nơi đây khơng ạ?

Đ: Nói chung thì mấy cơ quan hỗ trợ cũng giúp được người dân nơi đây có cơm ăn, thốt được đợt lũ lụt.

L: Vậy thì sự hỗ trợ đáp ứng nhu cầu cho người dân trong và sau khi lũ lụt ở mức

độ nào ạ?

Đ: Nói thật với cháu là các cơ quan cũng hỗ trợ nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dân lúc đó đâu. Cho được vài kg gạo chỉ cứu đói trước mắt, cịn về lâu dài thì khó lắm cho được vài cây trồng nhưng không hướng dẫn cách trồng trong vùng lụt như thế nào nên năm nào cũng cho cây mà có trồng được cái gì đâu.

L: Chú đánh giá như thế nào về sự trợ giúp của các tổ chức, cơ quan này đối với

Đ: Về mặt lợi thì các tổ chức này cũng đáp ứng được phần nào cho người dân nơi đây về cơm ăn, cho cây giống để trồng, xã cũng có động viên bà con cố gắng khắc phục lũ lụt, về mặt chưa làm được là các cơ quan chỉ hỗ trợ trước mắt còn lâu dài thì khơng có, về mặt tinh thần thì hầu như các tổ chức như chùa hay trung ương không xuống trực tiếp gặp người dân hay động viên gì cả.

L: Dạ, cháu cảm ơn chú đã cung cấp cho cháu những thơng tin hữu ích, cháu rất

mong muốn được tiếp tục trao đổi với chú nữa ạ.

Đ: Ừ, nếu có gì chưa rõ cháu gặp chú nói tiếp được mà.

PHỤ LỤC 5: TÓM TẮT BUỔI PHỎNG VẤN SÂU (TRẺ EM)1. Thông tin chung 1. Thông tin chung

Người phỏng vấn

- Sinh viên: Trần Thị Lụa - Tuổi: 22 - Giới tính: Nữ Người trả lời - Em: Đỗ Thị C. - Tuổi: 15 - Giới tính: Nữ - Nghề nghiệp: Học sinh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w