Trong và sau khi lũ lụt xảy ra, trẻ ứng phó về mặt tinh thần bằng nhiều cách khác nhau để trở lại cuộc sống bình thường.
4.4.4.1 Trong khi lũ lụt xảy ra
Đợt điều tra cho thấy trẻ ứng phó về mặt tinh thần ở các mức độ khác nhau. Xem biểu đồ 4.8
Biểu đồ 4.8: Khả năng ứng phó về mặt tinh thần của trẻ Biểu hiện
Qua biểu đồ 4.8 cho thấy khả năng ứng phó về mặt tinh thần của trẻ trong khi lũ lụt xảy ra ở mức kém chiếm tỉ lệ cao nhất. Em P.T.T 14 tuổi “Khi bị lũ lụt em
nghỉ gần một tháng vì khơng đi học được, lúc đầu em cũng tự làm bài tập nhưng sau đó em quên mất và dần dần em lười học hơn trước”. Ý kiến của em M.V.A 10
tuổi “Em chỉ thấy mình khóc vì nước dâng mạnh làm cả nhà sợ chứ đâu mình em
đâu” hay em B.V. H 10 tuổi chia sẻ “Em chỉ thấy lúc đó em nóng nực trong người và em sợ nước nữa nên em hay tức với bố mẹ”.
Trẻ ứng phó về mặt tinh thần bằng nhiều cách thức khác nhau trong khi lũ lụt xảy ra. Các cách ứng phó trong khi lũ kụt xảy ra thể hiện rất rõ trong bảng 4.11.
Bảng 4.11: Cách trẻ ứng phó trong khi lũ lụt xảy ra
Cách ứng phó Số trẻ Tỉ lệ
Trẻ khóc nhiều hơn 15 50.0
Trẻ hay đánh nhau với người khác 5 16.7
Trẻ không muốn đi học 9 30.0
Trẻ ngủ nhiều để quên đi lũ lụt 1 3.3
Tổng cộng 30 100
Bảng 4.11 cho thấy khả năng ứng phó bằng cách trẻ khóc nhiều hơn chiếm tỉ lệ lớn nhất và trẻ ngủ nhiều để quên đi lũ lụt chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Ý kiến của em P.T.T 14 tuổi “Trong khi lũ lụt xảy ra, em khơng ngủ được vì
sợ nước dâng cao, bố mẹ và anh chị em thì lo chuyển đồ đạc lên trên gác. Những lúc sợ như vậy em đều nói với bố mẹ và chị gái. Chị không biết chứ chị gái của em hay động viên em lắm những ngày sau bố mẹ phải vào núi ngủ trơng bị, gà, lợn nhà chỉ có mấy chị em ngủ ai cũng lo nước dâng lên cao nhưng mà mình cứ nói chuyện với chị là quên đi và ngủ được thôi”.
Em N.T.C 15 tuổi chia sẻ “Nhưng lũ tới khơng có chỗ học với lại sợ nước
dâng lên nên em không học bài và làm bài tập gì cả, lâu khơng học bài sau học lại em không nhớ như trước, học bài thuộc rồi nhưng cô gọi lên bảng em lại không nhớ nữa, cơ phạt em viết 100 lần bài đó, về nhà nhờ cái Hoa và cái Chung viết hộ, bị nhiều lần phạt em chán học, hơm khơng phạt thì cơ ghi vào sổ đầu bài đầu tuần lên cột cờ đứng. Em muốn bỏ học nhưng bố em không cho bắt phải học ít nhất là hết cấp hai. Về nhà em chỉ khóc vì khơng muốn đi học nữa”.
Bản thân trẻ khơng có sự trợ giúp về mặt tinh thần, trẻ khơng nhận ra được sự ứng phó của mình là tiêu cực hay tích cực mà chỉ thấy cách bỏ học làm cho trẻ thấy thoải mái hay khóc nhiều hơn để đỡ sợ. Những cách trên đều mang tính tiêu cực và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của trẻ.
4.4.4.2Sau khi lũ lụt xảy ra
Đợt điều tra cho thấy sau khi lũ lụt xảy ra, khả năng ứng phó về mặt tinh thần của trẻ là kém. Các cách trẻ ứng phó để vượt qua đợt lũ lụt được thể hiện rõ trong bảng 4.12. Bảng 4.12: Các cách mà trẻ ứng phó về mặt tinh thần Hầu như khơng diễn ra Thỉnh thoảng Thường xun Rất thường xun Khơng nói chuyện với
người xung quanh 93.3 0.0 6.7 0.0
Cáu gắt với người xung
quanh 56.7 3.3 40.0 0.0
Đánh nhau với trẻ khác 30.0 20.0 30.0 20.0
Bỏ học 3.3 10.0 56.7 30.0
Quan sát bảng 4.12 ta thấy khả năng ứng phó bằng cách bỏ học chiếm tỉ lệ cao nhất và khơng nói chuyện với người xung quanh là thấp nhất. Điều này cho thấy cách ứng phó về mặt tinh thần của trẻ mang tính tiêu cực nhiều hơn.
Ý kiến của Đ.T.C 15 tuổi “Sau khi lũ lụt xảy ra, em chỉ muốn lũ lụt quay lại
để không phải đi học thơi chị ạ vì đến lớp sợ lắm khơng học bài thầy lại cho viết bản kiểm điểm và phạt viết 100 lần”. Trẻ khơng thể tự mình ứng phó một cách tích
cực mà nghĩ tới bỏ học là cách tốt nhất.
Em N.T.C 15 tuổi chia sẻ “Em muốn bỏ học, mấy đứa em học cùng lớp hay bị
cô giáo chửi nên bọn em hay bàn là học xong lớp 9 vào Sài Gịn làm cơng nhân. Còn sau khi hết lụt em hay sang nhà cái Chung và cái Hoa chơi, mấy đứa nói
Các cách ứng phó
chuyện với nhau thơi chị ạ”. Cơ Đ.T.T 47 tuổi “Nhà có 4 đứa bỏ học sớm hết vì lụt khơng theo kịp trên lớp nên chúng bỏ cịn mỗi con út là đi học mà đúp lên đúp xuống. Khơng biết năm nay có lên nổi lớp khơng. Lụt xong nó cũng khơng muốn đi học ln”.
Như vậy đợt điều tra, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy sau khi lũ lụt xảy ra trẻ ứng phó mang tính tiêu cực là bỏ học và cáu gắt với người khác.