Trong khi lũ lụt xảy ra

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 43 - 46)

Trong khi lũ lụt xảy ra, khả năng ứng phó về mặt tinh thần của người lớn ở các mức độ khác nhau. Xem biểu đồ 4.4

Biểu đồ 4.4: Khả năng ứng phó về mặt tinh thần của người lớn

Thơng qua biểu đồ 4.4 cho ta thấy được khả năng ứng phó của người lớn trong khi lũ lụt xảy ra là kém chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo chú L.V.M 50 tuổi “Nhiều lúc tơi khơng biết làm gì, mấy ơng trong xóm rủ uống rượu cho qua ngày, đâu phải mình tơi mà mấy ơng trong xóm cũng như tơi thơi vì lúc lũ tới khơng ai làm được gì, ngủ thì khơng ngủ được”. Một ý kiến khác, cô P.T.T 50 tuổi chia sẻ “Trong khi lũ lụt xảy ra, cô thấy mình chỉ muốn đi khỏi thơn này vì năm nào cũng lụt trồng được cây nào thì lũ cuốn đi hết, năm nào cũng trồng lại nên cô cảm thấy chán nản lắm”.

Trong điều tra về khả năng ứng phó của người lớn trong khi lũ lụt xảy ra thì người lớn ứng phó bằng các cách như ngủ nhiều hơn ngày thường, chia sẻ với người khác về mặt tinh thần, coi như khơng có chuyện gì xảy ra và uống rượu nhiều hơn. Tỉ lệ của các cách ứng phó thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Cách ứng phó về mặt tinh thần của người lớn

Ngủ nhiều hơn ngày thường 1 3.3

Chia sẻ với người khác về mặt tinh thần 8 26.7

Coi như khơng có chuyện gì xảy ra 3 10.0

Uống rượu nhiều hơn 7 23.3

Ý kiến khác 11 36.7

Tổng cộng 30 100

Quan sát bảng 4.5 ta thấy khả năng ứng phó bằng cách chia sẻ với người khác về mặt tinh thần chiếm tỉ lệ cao và ngủ nhiều hơn ngày thường chiếm tỉ lệ thấp nhất. Như vậy một số người lớn ứng phó mang tính tích cực như chia sẻ với người khác về mặt tinh thần nhưng một số khác lại uống rượu nhiều hơn để vượt qua lũ lụt. Cô N.T.L 58 tuổi “Trong lúc lũ xảy ra mấy người phụ nữ chúng tơi hay nói chuyện với

nhau, động viên nhau, nhà ai có xuồng thì đi đến nhà mấy bà bị ngập để giúp chuyển đồ, an ủi nhau cịn mấy ơng thì chỉ chơi cờ cho qua thời gian”.

Một ý kiến của người dân, nữ 40 tuổi “Trong lúc lũ lụt xảy ra tôi chỉ muốn

khơng nghĩ tới nó thơi nhưng trong đầu cứ xuất hiện đợt lũ dâng lên cao làm cho tôi đau đầu, những lúc như thế tôi chỉ muốn chuyển đi nơi khác làm ăn không muốn ở đây nữa”. Ý kiến của ông Đ.V.C 75 tuổi “Tôi già rồi biết chuyển đi đâu, lũ tới tôi và bà vợ chỉ ở nhà chứ không đi đâu như vậy thành quen nên bây giờ hết lũ tơi và bà ấy ít đi sang hàng xóm chơi lắm”.

Đó là những cách mà người lớn ứng phó về mặt tinh thần như chia sẻ với người khác, muốn chuyển đi nơi khác làm ăn hay chỉ ở nhà trong lúc lũ lụt xảy ra.

4.4.2.2 Sau khi lũ lụt xảy ra

Người lớn khơng chỉ ứng phó về mặt tinh thần trong khi lũ lụt xảy ra mà cả sau khi đó để họ có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Sau khi lũ lụt xảy ra, tinh thần của người lớn chưa được ổn định vì họ vừa phải đối mặt với trận lũ làm thiệt hại rất lớn về vật chất như ruộng đất, cây cối, vật nuôi…. Đợt điều tra cho thấy sau khi lũ lụt xảy ra khả năng ứng phó về mặt tinh thần là kém. Xem biểu đồ 4.5

Qua biểu đồ 4.5 ta thấy khả năng ứng phó về mặt tinh thần của người lớn sau khi lũ lụt xảy ra ở mức kém chiếm tỉ lệ cao nhất.

Theo cô Đ.T.T 58 tuổi “Mặc dù hết lũ rồi nước đã rút đi rồi nhưng tôi vẫn

thấy tinh thần của mình khơng được như lúc bình thường, có những lúc bị đau đầu vì suy nghĩ về lũ lụt, khơng chỉ riêng tơi đâu mà cả mấy bà ở trong xóm này cũng vậy”.

Sau lũ lụt xảy ra người lớn cảm thấy gia đình mình bị mất mát quá lớn về tài sản cũng như mặt tinh thần nên tâm lý không được thoải mái. Chị M.T.T 37 tuổi cho biết “Sau lũ chị chỉ muốn chuyển đi nơi khác thơi vì thấy mình ở đây năm nào

cũng lụt, xong lụt bao nhiêu là bệnh tật do nguồn nước không sạch và muỗi bọ nhiều quanh nhà, cả nhà đều muốn đi nơi khác ở nhưng bán đất ở đây thì khơng ai mua, em đến đây em biết rồi đấy dân bỏ đi hết nên có mấy chục hộ, có những lúc chị nghĩ lụt xong là chuyển đi ngay chứ không sống ở đây chết vì lo tới lụt vì chính mình thấy là mình khơng vượt qua được dù đã hết lũ”.

Như vậy mỗi người đều tự tìm cho mình cách ứng phó về mặt tinh thần sau khi lũ lụt xảy ra. Dữ liệu điều tra cho thấy trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Cách thức ứng phó về mặt tinh thần của người lớn

Cách ứng phó Số người Tỉ lệ

Cố gắng quên đi lũ lụt 23 76.7

Đi chơi nhà bà con nơi khác 3 10.0

Khơng nói chuyện với mọi người xung quanh 1 3.3

Ngủ nhiều hơn 0 0.0

Cách khác 3 10.0

Tổng cộng 30 100

Bảng 4.6 cho thấy cách ứng phó là cố gắng quên đi lũ lụt chiếm tỉ lệ cao nhất và cách khơng nói chuyện với mọi người xung quanh chiếm tỉ lệ thấp nhất. Ngồi ra thì người lớn cịn ứng phó bằng những cách khác nhau là chơi bạc với mấy ơng hàng xóm, uống rượu nhiều hơn ngày thường thậm chí một số ý kiến cho rằng hút ma túy. Đó cũng là một trong những cách ứng phó nhưng mang tính tiêu cực. Cô P.T.T 50 tuổi chia sẻ “Sống chung với lũ thì hết lũ rồi khơng qn thì cũng phải cố

gắng mà quên nó để làm ăn chứ cứ nghĩ tới nó thì khơng ai muốn làm gì đâu, hết lũ rồi thì coi như khơng có nó xảy ra để cho đầu óc thoải mái”.

Ý kiến của ơng Đ.V.T 41 tuổi cho biết “Nếu như ở đây gần cửa khẩu có

thuốc phiện thì chúng tơi cũng hút thuốc phiện vì trong lúc lũ lụt khơng biết làm gì, người thì buồn bực, khó chịu muốn có cái gì để làm cho cơ thể khỏe hơn và thoải mái”.

Các cách ứng phó như vậy khơng mang tính bền vững như cố gắng quên đi lũ lụt, chơi cờ bạc thậm chí là nghiện ma túy. Bản thân họ phải ứng phó mà khơng có sự trợ giúp nào về mặt tinh thần vì vậy mỗi người chọn cho mình cách ứng phó khác nhau có thể là tích cực hay tiêu cực nhưng thơng qua nghiên cứu này cho thấy khả năng ứng phó trong và sau khi lũ lụt xảy ra mang tính tiêu cực.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w